Translate
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
We have a Dream...
Mục Sư Martin Luther King, người đấu tranh cho nhân quyền nổi tiếng của Hoa Kỳ đã có một câu nói nổi tiếng không những tại Hoa Kỳ mà còn ở khắp nơi trên thế giới: "I have a dream" - Tôi có mộtgiấc mơ. Vâng, ước mơ của nhà đấu tranh cho nhân quyền của Hoa Kỳ nay đã trở thành hiện thực. Có thể rằng vấn đề nhân quyền tại Hoa Kỳ đối với nhiều người dân Mỹ vẫn còn nhiều điểm mà họ chưa hài lòng, nhưng chỉ riêng với bản thân tôi là một người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã từng chịu nhiều cảnh đọa đày khi còn sống trong nước với Cộng Sản Việt Nam, sang đến Hoa Kỳ được hít thở không khí tự do, được hưởng nhiều nhiều quyền mà khi còn ở trong nước hoàn toàn không được hưởng, và đã được nhập tịch Hoa Kỳ đã mười mấy năm nay, được bầu cử một cách công bằng và dân chủ, tôi cảm thấy là đã quá thừa thãi đối với tôi, một người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Cũng từ điểm này, nhìn về quê hương yêu dấu mà đồng bào ruột thịt của tôi vẫn còn nhiều đọa đày, vẫn còn nhiều bất công, tôi cũng có một giấc mơ – I have a dream.
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
Khi người Việt cùng chung tiếng nói
Trong một thời gian quá dài của lịch sử Việt Nam, sự ngăn cách và chia rẽ giữa người Việt ba miền Nam Trung Bắc tồn tại và kéo dài quá lâu. Đây là hậu quả của việc phân chia ba miền từ thời nước ta còn chịu sự cai trị của thực dân Pháp. Thế nhưng sau khi Hiệp định Genève ra đời năm 1954, việc phân chia ra hai miền: miền Bắc thuộc khối Cộng Sản và miền Nam thuộc khối tự do đã đưa việc phân biệt Bắc Nam vào một bước ngoặt mới. Nếu trước đây vấn đề phân biệt ba miền của thực dân Pháp cố tình áp đặt nhưng người dân Việt Nam ở cả ba miền vẫn không bị ảnh hưởng, vẫn là tình dân tộc nghĩa đồng bào thì đến giai đoạn phân chia hai miền Bắc Nam với lằn ranh Quốc Cộng thì hậu quả vẫn còn cứ kéo dài triền miên. Sau này, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Cộng Sản đã chiếm hoàn toàn miền Nam, khi mà một bộ phận không nhỏ người Việt phải rời bỏ quê hương để lánh nạn Cộng Sản thì sự phân chia lại có thêm một cái mới nữa: người Việt hải ngoại và người Việt trong nước.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Nhân quyền không là cái bánh vẽ.
Nói về “bánh vẽ” thì chúng ta không thể nào không nghĩ đến chiếc “bánh vẽ” to tổ bố mà ông tổ Cộng Sản là Karl Marx cũng như Lenine đã vẽ nên. Đó chính là “thiên đường Cộng Sản”, cái thiên đường mộng tưởng đã đẩy biết bao nhiêu thế hệ của loài người vào con đường cụt. Chính vì sớm nhận ra đây là điều không tưởng mà người sinh viên Mikhaiin Gorbachov của Liên Xô khi đang du học ở ngoại quốc đã ấp ủ một hoài bão: sau khi trở về nước bằng mọi cách phải tạo nên vây cánh, phải leo lên đến nấc thang quyền lực cao nhất của đảng Cộng Sản Liên Xô để từ đó Mikhaiin Gorbachov có thể làm tan rả đảng Cộng Sản Liên Xô. Điều mà ông ta ấp ủ đã thực hiện được. Liên Xô và cả những nước Cộng Sản Đông Âu đã không còn Cộng Sản cai trị và trở nên những quốc gia dân chủ tự do và Mikhaiin Gorbachov đã trở thành vĩ nhân của nhân loại.
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
Hiểm họa khôn lường.
Nhiều lúc ngồi ngẩm nghĩ về nhà cầm quyền Trung Cộng lại thấy sao mà lòng tham lam của chúng nó vô cùng tận hầu như là không có đáy. Này nhé, cứ thử nhìn quanh bốn phương tám hướng của cái nước Trung Cộng, nhìn từ đất liền ra đến đại dương ta không khỏi giật mình khi chúng giương đông kích tây, chỗ nào chúng cũng muốn tranh giành lãnh thổ, chỗ nào chúng cũng muốn bành trướng, cũng muốn thò bàn tay bẩn thỉu của chúng vào cả.
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013
Chúng ta không thể khoanh tay ngồi nhìn.
Sau một thời gian dài bao cấp, đất nước Việt Nam Cộng Sản trở nên kiệt quệ, đời sống của người dân càng ngày càng trở nên khốn khổ. Cuộc cách mạng tại Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu bùng nổ làm tan rã thành trì Cộng Sản. Một mảng lớn Cộng Sản thế giới đã rả bành tô. Để cứu vãn tình hình, Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam đã xóa bỏ bao cấp, đưa nền kinh tế thị trường vào trong vấn đề sản xuất và kinh doanh. Từ dạo ấy đến nay, đời sống người dân của Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam đã có tăng trưởng rõ rệt. Cùng với sự tăng trưởng đó, những kỹ thuật mới cũng được du nhập. Người dân được tiếp cận với internet, cell phone cùng những kỹ thuật tân kỳ nhất. Những trang mạng xã hội, những blog đã trở nên quen thuộc hơn. Những blogger, facebooker ở tại Việt Nam cũng càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Những vấn đầ mà lâu nay Cộng Sản Việt Nam đã bưng bít nay đã dần dần hé lộ một cách rõ ràng và minh bạch. Người dân Việt đã dần dần nhận ra những điều mới lạ mà trước đây khi bị khép kín trong bức màn tre họ đã hoàn toàn mù tịt. Và sau khi nhìn ra thế giới bên ngoài, những sự thật cũng như bộ mặt thật của nhà cầm quyền hiện ra rõ mồn một.
Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013
Ân tình.
Người dân miền Nam Việt Nam không thể nào và không bao giờ quên những ân tình mà người lính Việt Nam Cộng Hòa đã mang đến khi đất nước đang trong cơn nghiêng ngửa, khi lửa đạn giặc thù mỗi ngày mỗi tàn phá mảnh đất của tự do. Biết bao nhiêu người con yêu nước Việt phải hy sinh mạng sống của mình, bỏ một phần thân thể nơi chiến trường để bảo vệ tự do, chống lại giặc thù Cộng Sản càng ngày càng tăng cường sức ép lên chiến trường miền Nam hòng nhuộm đỏ miền Nam và Đông Nam Á để tiến tới thế giới đại đồng như lời của tên cán bộ quốc tế Cộng Sản Hồ Chí Minh từng tuyên bố.
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
Khúc ruột (thừa) ngàn dặm.
Hiện tại, vào thời điểm này cũng như trước đây, tôi rất “ghét” chữ “Việt kiều”. Xin lỗi những ai cùng cảnh ngộ, nghĩa là đang sống ở nước ngoài đang thích gọi mình là “Việt kiều” hay kêu hơn một chút “khúc ruột (thừa ) ngàn dặm”. Tôi thì chẳng ưa gì những chữ này, cứ gọi tôi là “người Mỹ gốc Việt” tôi lại thích hơn. Nếu bạn đang sống ở nước Anh và có quốc tịch Anh, bạn là người Anh gốc Việt. Nếu bạn đang sống ở Pháp và có quốc tịch Pháp, bạn là người Pháp gốc Việt. Nếu bạn đang sống ở Úc và có quốc tịch Úc, bạn là người Úc gốc Việt. Nếu bạn đang sống ở nước X nào đó và có quốc tịch X thì bạn là người X gốc Việt. Chỉ vậy thôi. Bạn và tôi chẳng thể nào là “Việt kiều” hay là “khúc ruột (thừa) ngàn dặm” của Cộng Sản Việt Nam.
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013
Nghị định 72 và cư dân mạng Việt Nam.
Đầu tháng 8 năm 2013, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ra nghị định 72. Nghị định 72 này của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ban hành nhằm kiểm soát người dân trong việc sử dụng internet cũng như những trang blog cá nhân, các trang facebook. Sau khi nghị định 72 này ban hành, những người sử dụng internet ở Việt Nam đã đồng loạt phản đối. Bản tuyên bố chung của những người sử dụng internet ở Việt Nam mang tên: “Tuyên bố nghị định số 72/2013/NĐ-CP vi phạm hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia .” Hiện tại đã có hàng trăm người ký tên vào bản phản đối này.
Theo bản tuyên bố này, nghị định 72 chứa đựng những nội dung sai trái cũng như những việc làm một cách tùy tiện, đi ngược lại hiến pháp của Cộng Sản Việt Nam đã ban hành. Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người thường xuyên sử dụng internet, hiện đang sống ở Hà Nội và có ký tên vào bản phản đối này:
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013
TÌNH NGƯỜI.
Tôi đã gặp khá nhiều phạm nhân người Việt đang thụ án hoặc đang chờ xử án trong những trại giam tại Czech. Có những người làm tôi nhớ vì hoàn cảnh đã đẩy họ vào con đường tội lỗi nhưng có một câu chuyện đã để tôi nhớ mãi vì lòng nhân đạo của những người đại diện nhà nước về pháp luật.
Người đàn ông Việt Nam đó ít hơn tôi gần chục tuổi và đang trong trại tạm giam để chờ ngày xử án và theo mức độ phạm tội nghiêm trọng mà anh ta đã phạm phải thì chắc chắn sẽ chịu khung án từ 8 – 10 năm tù. Ở Czech, theo qui định thì các nạn nhân được phép 2 tuần một lần được đón người thân của mình vào thăm trong vòng 90 phút và mỗi lần nhiều nhất 4 người phạm nhân được ghi trong phiếu mời theo nguyện vọng của mình. Phiếu mời đó do trại giam cấp khi phạm nhân yêu cầu chứ không việc gì phải mua như ở Việt Nam. Người được mời không nhất thiết phải là người thân trong gia đình mà có thể là bạn bè, đồng nghiệp cũ, ... Điều duy nhất là phải có tên trong giấy mời đó. Trong thời gian thi hành án thì không còn cần tên người cụ thể nữa. Thời gian đầu, cứ hai tuần một lần là người vợ đều đặn vào thăm chồng nhưng bẵng đi một thời thì dù chồng vẫn đều đặn gửi giấy mời về nhưng không thấy vợ vào thăm mà chỉ viết thư. Mọi người thân khi vào gặp chỉ nói là cô ấy đang ốm nên khi nào khỏe sẽ vào. Trong một lần vào làm việc ở trại giam thì người đàn ông đó có nhờ tôi tìm hiểu tình hình cụ thể. Khi đến nhà họ thì tôi mới biết rằng trong một lần đang bán hàng thì tự dưng thấy mỏi mệt hơn những lúc thường nên chị mới vào bệnh viện khám và được bác sĩ cho biết là chị đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo nhưng do không phát hiện sớm nên nó đã ở gian đoạn cuối và bác sĩ tính rằng chị còn có thể sống nhiều nhất 6 – 7 tháng. Một phần do hoảng loạn tinh thần, một phần không muốn cho chồng biết nên chị không dám vào thăm nữa. Sau khi xem những kết quả xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý thì tôi đã trực tiếp gọi điện cho bác sĩ và biết rằng sự thật đúng như chi đã kể cho tôi. Vì có cậu em vợ người Czech là luật sư nên tôi đã trao đổi với cậu ta về khả năng xin tại ngoại cho người chồng và được cậu ta hướng dẫn cách viết đơn cho hợp lý cùng kèm theo bản sao bệnh lý và nhận xét của bác sĩ chuyên môn. Thật ra sau khi ký tên vào lá đơn đó để gửi đi thì chị cũng như tôi không tin vào khả năng tòa sẽ đồng ý cho tại ngoại. Điều thứ nhất là trường hợp đó rất hiếm đối với người nước ngoài bởi một lý do là trước đây, khi khả năng đó còn thì đại đa số người nước ngoài “biến mất”, chấp nhận mất số tiền thế chấp, dù không ít chút nào đã phải nộp tòa trước khi được tại ngoại. Điều thứ hai là gia đình chị không có khả năng để có số tiền lớn như vậy. Suốt cả thời gian này người phụ nữ đó sống trong tâm trạng phấp phỏng vì dù muốn tin rằng điều kỳ diệu đó sẽ xảy ra nhưng trong thâm tâm chắc chị cũng tính đến khả năng đơn của chị sẽ bị bác bỏ. “Člověče, div se – Người ơi, hãy ngạc nhiên đi”. Ba tuần sau khi gửi thư thì chị được luật sư bào chữa cho chồng mình gọi điện báo là tòa án chấp nhận đơn thỉnh nguyện và chồng sẽ được tòa cho tại ngoại trong vòng 1 – 2 ngày tới. Cùng lúc đó, chị cũng trực tiếp nhận được thông báo của tòa gửi qua theo đường bưu điện. Chắc mọi người có thể hình dung người phụ nữ ấy hạnh phúc đến mức nào. Vì phải hơn hai tháng nữa vụ án mới được xử nên tòa đã cho phép người chồng được tại ngoại mà không phải bỏ ra một xu nào để thế chấp ngoài bản cam kết là sẽ có mặt trong phiên xử án. Nhờ lòng nhân đạo của tòa án mà hai người đó đã có thêm một thời gian được ở bên nhau và đến lúc lúc đó ngườichồng mới thật sự ân hận về tội lỗi của mình.
Người đàn ông Việt Nam đó ít hơn tôi gần chục tuổi và đang trong trại tạm giam để chờ ngày xử án và theo mức độ phạm tội nghiêm trọng mà anh ta đã phạm phải thì chắc chắn sẽ chịu khung án từ 8 – 10 năm tù. Ở Czech, theo qui định thì các nạn nhân được phép 2 tuần một lần được đón người thân của mình vào thăm trong vòng 90 phút và mỗi lần nhiều nhất 4 người phạm nhân được ghi trong phiếu mời theo nguyện vọng của mình. Phiếu mời đó do trại giam cấp khi phạm nhân yêu cầu chứ không việc gì phải mua như ở Việt Nam. Người được mời không nhất thiết phải là người thân trong gia đình mà có thể là bạn bè, đồng nghiệp cũ, ... Điều duy nhất là phải có tên trong giấy mời đó. Trong thời gian thi hành án thì không còn cần tên người cụ thể nữa. Thời gian đầu, cứ hai tuần một lần là người vợ đều đặn vào thăm chồng nhưng bẵng đi một thời thì dù chồng vẫn đều đặn gửi giấy mời về nhưng không thấy vợ vào thăm mà chỉ viết thư. Mọi người thân khi vào gặp chỉ nói là cô ấy đang ốm nên khi nào khỏe sẽ vào. Trong một lần vào làm việc ở trại giam thì người đàn ông đó có nhờ tôi tìm hiểu tình hình cụ thể. Khi đến nhà họ thì tôi mới biết rằng trong một lần đang bán hàng thì tự dưng thấy mỏi mệt hơn những lúc thường nên chị mới vào bệnh viện khám và được bác sĩ cho biết là chị đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo nhưng do không phát hiện sớm nên nó đã ở gian đoạn cuối và bác sĩ tính rằng chị còn có thể sống nhiều nhất 6 – 7 tháng. Một phần do hoảng loạn tinh thần, một phần không muốn cho chồng biết nên chị không dám vào thăm nữa. Sau khi xem những kết quả xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý thì tôi đã trực tiếp gọi điện cho bác sĩ và biết rằng sự thật đúng như chi đã kể cho tôi. Vì có cậu em vợ người Czech là luật sư nên tôi đã trao đổi với cậu ta về khả năng xin tại ngoại cho người chồng và được cậu ta hướng dẫn cách viết đơn cho hợp lý cùng kèm theo bản sao bệnh lý và nhận xét của bác sĩ chuyên môn. Thật ra sau khi ký tên vào lá đơn đó để gửi đi thì chị cũng như tôi không tin vào khả năng tòa sẽ đồng ý cho tại ngoại. Điều thứ nhất là trường hợp đó rất hiếm đối với người nước ngoài bởi một lý do là trước đây, khi khả năng đó còn thì đại đa số người nước ngoài “biến mất”, chấp nhận mất số tiền thế chấp, dù không ít chút nào đã phải nộp tòa trước khi được tại ngoại. Điều thứ hai là gia đình chị không có khả năng để có số tiền lớn như vậy. Suốt cả thời gian này người phụ nữ đó sống trong tâm trạng phấp phỏng vì dù muốn tin rằng điều kỳ diệu đó sẽ xảy ra nhưng trong thâm tâm chắc chị cũng tính đến khả năng đơn của chị sẽ bị bác bỏ. “Člověče, div se – Người ơi, hãy ngạc nhiên đi”. Ba tuần sau khi gửi thư thì chị được luật sư bào chữa cho chồng mình gọi điện báo là tòa án chấp nhận đơn thỉnh nguyện và chồng sẽ được tòa cho tại ngoại trong vòng 1 – 2 ngày tới. Cùng lúc đó, chị cũng trực tiếp nhận được thông báo của tòa gửi qua theo đường bưu điện. Chắc mọi người có thể hình dung người phụ nữ ấy hạnh phúc đến mức nào. Vì phải hơn hai tháng nữa vụ án mới được xử nên tòa đã cho phép người chồng được tại ngoại mà không phải bỏ ra một xu nào để thế chấp ngoài bản cam kết là sẽ có mặt trong phiên xử án. Nhờ lòng nhân đạo của tòa án mà hai người đó đã có thêm một thời gian được ở bên nhau và đến lúc lúc đó ngườichồng mới thật sự ân hận về tội lỗi của mình.
Cấm chụp hình cảnh sát giao thông.
Mới đây, bộ công an Cộng Sản Việt Nam vừa ra nghị định cấm mọi người từ người dân cho đến phóng viên trong nước không được quay phim hoặc chụp hình những người cảnh sát giao thông đang làm phận sự ở ngoài đường phố. Sở dĩ có nghị định này là cũng bởi vì khi làm công tác ngoài đường phố, những người cảnh sát giao thông này đã có những việc làm nhũng lạm, ăn tiền đút lót của những người lái xe vi phạm hoặc vô cớ chận bắt đòi tiền “mãi lộ”. Để giữ “bộ mặt” của mình và để tránh những hình ảnh bẩn thỉu này bị phát tán cho nên bộ công an Cộng Sản Việt Nam mới ra quy định này. Xét về mặt hiến pháp và luật pháp của Cộng Sản Việt Nam thì rõ ràng cái nghị định quái gỡ này của bộ công an Cộng Sản Việt Nam là vi hiến.
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013
Tùy tiện đánh người.
Những ngày gần đây, facebooker Bùi Thị Minh Hằng liên tục đưa ra những hình ảnh chị đã bị những tên côn đồ theo dõi và thậm chí tìm cách hành hung ở Sài Gòn, Vũng Tàu và Bà Rịa. Khoan hãy vội nói lũ côn đồ này thuộc thành phần nào như là công an...nhưng chỉ nghĩ đến việc một người công dân Việt Nam bị hành hung mà không có sự bảo vệ của luật pháp, như vậy luật pháp của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để ở đâu? Chưa bao giờ có chuyện một công dân của một quốc gia bị hành hung mà không có sự bảo vệ của luật pháp của quốc gia ấy. Chuyện này chỉ riêng duy nhất có ở cái xứ sở của Cộng Sản Việt Nam mà thôi.
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013
Cần phải xóa bỏ sự nhập nhằng.
Từ sau năm 1954 đến nay, Cộng Sản Việt Nam đã ra sức tuyên truyền, nhồi sọ cũng như “đánh đồng” giữa Tổ Quốc Việt Nam và xã hội chủ nghĩa. Những câu khẩu hiệu như: Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; yêu Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thường được ra rả trong mọi thời điểm. Sự gắn liền Tổ Quốc Việt Nam với xã hội chủ nghĩa hoặc yêu Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nhập nhằng đánh lận con đen bởi lẽ giữa Tổ Quốc Việt Nam và xã hội chủ nghĩa là thuộc hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhau. Người Việt Nam có bổn phận phải yêu Tổ Quốc, có bổn phận phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam bởi nếu không yêu Tổ Quốc, phản bội Tổ Quốc thì đây rõ ràng là kẻ phản quốc. Thế nhưng yêu Tổ Quốc Việt Nam không có nghĩa là phải yêu chủ nghĩa xã hội. Trước năm 1945, Tổ Quốc Việt Nam đâu có chủ nghĩa xã hội vẫn phát triển bình thường, không có chủ nghĩa xã hội mỗi lần giặc Tàu tràn sang xâm chiếm Tổ Quốc thì mọi người dân Việt nhất tề đứng lên họp cùng nhau gìn giữ bờ cõi giang sơn, đánh cho giặc tan tác. Biết bao nhiêu vị anh hùng dân tộc đã viết nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...đâu có phải là người Cộng Sản. Mà người dân Việt thuở đó cũng không phải là người Cộng Sản, sau khi đánh tan giặc thì lại trở về với mảnh ruộng, mảnh vườn cày sâu cuốc bẫm. Vậy thì hà cớ gì phải gán ghép Tổ Quốc Việt Nam với xã hội chủ nghĩa. Sự gán ghép này thực chất hết sức khiên cưỡng, không đúng đắn và đi ngược lại truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013
Thanh trừng nội bộ.
Lịch sử của nước Trung Cộng hay nước Liên Xô cũ là lịch sử hết sức kinh hoàng về chuyện thanh trừng nội bộ. Những người mới ngày hôm qua cùng dòng giống với nhau, cùng ôm hôn nhau thắm thiết, cùng luôn mồm gọi nhau là “đồng chí” thiết thân thì ngày hôm sau đã bị loại ra khỏi “cuộc chơi” và bị lãnh những bản án nặng nề và vô số cái chết không thể nào đếm xuể. Ngay tại thời điểm này, tại Trung Cộng đang sắp sửa diễn lại “vở tuồng thanh trừng” này. Vụ án Cốc Khai Lai sắp sửa mở ra cùng lúc với vụ án Bạc Hy Lai sẽ mở ra vào ngày 22 tháng 8 tới đây.
Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013
“Phá xiềng” và “đảng dân chủ xã hội cuội”.
Những ai đã từng sống ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 hẳn đều biết được “hai khuôn mặt khả ố” của Hồ Ngọc Nhuận và Lê Hiếu Đằng. Khỏi cần nói dông dài, Hồ Ngọc Nhuận là một dân biểu thời Việt Nam Cộng Hòa và Lê Hiếu Đằng là thuộc nhóm sinh viên Sài Gòn hoạt động nằm vùng cho Cộng Sản Việt Nam cùng với những tên sinh viên như Huỳnh Tấn Mẫm, Tôn Thất Lập… đã phá nát hậu phương yên bình để dẫn đến việc đất nước Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay Cộng Sản vào ngày đen tối 30 tháng 4 năm 1975. Phải nói thẳng đây là những tên “ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản”.
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013
Khoan hãy vội vui mừng.
Việc Nguyễn Phương Uyên được hưởng án treo và Đinh Nguyên Kha được giảm án tù được mọi người vui mừng đón nhận và được nói đến rất là nhiều. Đây là niềm vui chung của những người Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại bất kể chính kiến nào cũng cảm thấy vui và hài lòng. Sau thời gian lắng đọng để mọi việc trở nên bình thường, chúng ta nhìn thấy gì từ sự việc giảm án của tòa án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam?
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013
Sự đồng thuận của Aesan và việc học miễn phí tại Việt Nam.
Trong cuộc họp Asean vừa diễn ra tại Thái Lan, các nước thành viên Asean đã có một sự đồng thuận về bản quy tắc ứng xử tại Biển Đông gọi tắt là COC. Đây là một quá trình nỗ lực của những thành viên của Asean mà nước trích cực nhất phải kể đến là Philippine. Theo như hãng tin AFP của Pháp dẫn lời của phát ngôn viên bộ ngoại giao Thái Lan cho biết rằng tuy bản quy tắc ứng xử Biển Đông được sự đồng thuận của tất cả các thành viên Asean, nhưng các cuộc đàm phán còn phải tính đến sự đồng lòng của các nước. Điều này mang ý nghĩa là dẫu cho bản quy tắc ứng xử tại Biển Đông được sự thông qua của các nước thành viên Asean, thế nhưng vấn đề mấu chốt nữa vẫn còn ở thái độ của Trung Cộng có tích cực trong vấn đề này hay không. Chúng ta cũng không quên rằng Trung Cộng luôn luôn là nước không chịu họp đa phương cùng các nước của Asean có tranh chấp biển Đông với Trung Cộng mà chỉ muốn họp song phương với từng nước một. Cho nên, dù rằng Asean có sự đồng thuận nhưng chưa chắc là Trung Cộng đã thật sự muốn hợp tác cùng Asean trong việc thỏa thuận bản quy tắc ứng xử tại biển Đông của Asean. Cuộc họp của Asean ở Hua Hin, Thái Lan lần này cũng là cuộc họp chuẩn bị cho cuộc họp ngoại trưởng Asean và Trung Cộng tại Bắc Kinh từ ngày 28 tháng 8 đến 30 tháng 8. Và đây cũng là cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị thưởng đỉnh lần thứ 16 giữa Asean và Trung Cộng sẽ diễn ra tại Brunei vào tháng 10.
Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013
Nếu mai này
Nếu mai này Phương Uyên hay Nguyên Kha làm tổng thống
Của nước Việt Nam dân chủ tự do
Tôi sẽ trở về thăm đất mẹ quê cha
Thăm lại bà con họ hàng thân thuộc
Tôi sẽ đi từ Nam ra Bắc
Thăm Hà Thành chiếc nôi văn hóa Việt Nam
Thăm vùng đất từ giấc mơ Lý Thái Tổ
Mảnh đất rồng bay nay có thể bay lên
Vươn lên cao trên bầu trời lồng lộng
Từ độc lập , tự do, dân chủ sáng ngời
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013
Mỹ – Philippine đàm phán cho vấn đề tăng quân số Hoa Kỳ tại Philippine.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, Mỹ đã có căn cứ quân sự quan trọng và thuộc vào hàng “lớn” trong số những căn cứ quân sự trên thế giới. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, những tưởng là đã được “yên thân”, Philippine đã nằng nặc đòi Hoa Kỳ rút quân khỏi vịnh Subic, chấm dứt một thời gian dài đã hiện diện tại căn cứ quân sự quan trọng ở quốc gia này. Hoa Kỳ cũng thuận rút lui thế nhưng trong lòng chắc cũng không mấy hài lòng về việc này.
Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013
Ấn Độ, khắc tinh mới của con quái thú Trung Cộng.
Ngày 12 tháng 8 năm 2013, Ấn Độ đã hạ thủy thành công chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do chính Ấn Độ thiết kế và chế tạo. So với chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Cộng là “đồ phế thải” mua lại từ Ukraina, chiếc hàng không mẫu hạm này của Ấn Độ “mới toanh” được sản xuất bởi một đội ngũ khoa học gia hùng hậu của Ấn Độ. Như vậy, sau khi hạ thủy chiếc tàu ngầm nguyên tử, lần này chiếc hàng không mẫu hạm INS Vilkrant cũng được xuất xưởng. Như vậy, Ấn Độ đã gia nhập vào lực lượng những nước có khả năng sản xuất và chế tạo hàng không mẫu hạm, khác hẳn với Trung Cộng tân trang “hàng cũ” của thiên hạ.
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013
Vượt biên mãi mãi là nỗi đau của người dân Việt.
Sau tháng tư năm 1975 , với những chính sách CSVN đã áp dụng tại miền Nam Việt Nam, người dân miền Nam đã không chịu đựng nỗi, số lượng người Việt ở miền Nam trước đây đã hít thở không khí tự do và dân chủ đã ùn ùn bỏ nước ra đi. Có thể nói rằng vào thời điểm này, phong trào vượt biên để tìm lối thoát khỏi những áp bức bất công đã rầm rộ nổi lên. Người người vượt biên, nhà nhà vượt biên. Theo thống kê, hàng triệu người đã bỏ mình giữa đại dương vì đói khát, bệnh tật cũng như là hải tặc. Mặc dù biết rằng ra đi là sẽ có thể chết, thế nhưng số lượng người tìm kiếm đường dây để vượt biên vẫn không thuyên giảm. Sau một thời gian, tất cả những nước thứ ba không còn muốn thu nhận những người Việt tỵ nạn nữa, các trại tỵ nạn ở Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine đóng cửa thì phong trào vượt biên mới ngưng.
Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
Phòng chống tham nhũng hay thanh trừng nội bộ.
Bản tin từ BBC tiếng Việt cho biết theo báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Việt Nam cho hay Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà cũng là trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng hôm 6 tháng 8 đã ký quyết định “thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra truy tố xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm”, hết trích.
Nhìn một cách tổng quát, chúng ta thấy rõ một điều là trong thời điểm hiện nay, mặc dù Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng thực chất mọi quyền hành không nằm trong tay của y mà lại nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng. Thời gian trước đây, Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là trưởng ban chỉ đao phòng chống tham nhũng trong nhiều năm nhưng đã bị loại bỏ chức vụ này vào năm ngoái và thay thế bằng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng do chính Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban. Đây cũng là một đòn cân não của Nguyễn Phú Trọng nhằm làm giảm bớt một số quyền hành của Nguyễn Tấn Dũng. Thật tế mà nói, Nguyễn Phú Trọng cũng chưa có đủ vây cánh để có thể làm giảm ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng. Một bằng chứng rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng “kéo” Nguyễn Bá Thanh đang làm thành ủy thành phố Đà Nẵng ra Hà Nội để có thể đưa vào làm ủy viên trung ương đảng tạo nên vây cánh cho mình, thế nhưng trong cuộc họp đại hội đảng vừa qua, Nguyễn Bá Thanh đã bị ra rìa và trở thành “người hùng cô đơn” giữa đô thành Hà Nội. Rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng đã không đủ bản lãnh để có thể khống chế Nguyễn Tấn Dũng, một tay sành sõi và nắm nhiều nhân lực cũng như vật lực.
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013
Nhân quyền và vũ khí.
Hiện tại, nền quốc phòng của Cộng Sản Việt Nam đa số vũ khí được cung cấp từ nước Nga. Có thể nói Nga là bạn hàng quan trọng của Việt Nam về tất cả các loại vũ khí. Những hợp đồng trong thời gian gần đây giữa Nga và Cộng Sản Việt Nam là những loại tàu ngầm hạng kilo mà Nga sắp chuẩn bị giao cho Việt Nam.
Hiện nay trên thế giới chỉ duy nhất Hoa Kỳ là có thể sản xuất được những vũ khí hiện đại nhất mà tất cả các nước trên thế giới đều “mơ ước” được Hoa Kỳ cung cấp để phòng thủ. Không phải là có tiền bỏ ra là có thể được Hoa Kỳ bán vũ khí. Thông thường, khi bán vũ khí cho bất cứ quốc gia nào ngoại trừ những đồng minh thân cận, Hoa Kỳ đều gạn lọc rất kỹ. Chỉ có những quốc gia đạt được một số “tiêu chuẩn” mà Hoa Kỳ đề ra thì mới được Hoa Kỳ bán vũ khí. Cho nên để được Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cũng không phải là dễ dàng.
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013
Lò thuốc súng chuẩn bị “bùng nổ”.
Theo hãng tin Reuters, ngoại trưởng Trung Cộng là Vương Nghị tuyên bố tại Hà Nội ngày 4 tháng 8 năm 2013 rằng Trung Cộng sẽ “không vội vã ký vào bản tuyên bố ứng xử Biển Đông với Asean. Họ Vương còn nói thêm: “Có những quốc gia hy vọng rằng bản quy tắc ứng xử CoC có thể được ký kết cấp tốc, những nước này đang trông đợi những gì không thực tế”, hết trích từ RFA.
Như vậy, Trung Cộng trước tiên đã “bắn tiếng” với Asean rằng Trung Cộng đang “từ từ” vả không vội vã trong việc ký kết Bản quy tắc ứng xử CoC tức là Trung Cộng đã tự khẳng định rằng chúng sẽ không tham gia “trò chơi đa phương” với Asean mà chúng chỉ ký “thỏa hiệp song phương” với từng nước một. Đây là “đòn vỗ mặt” của Trung Cộng với Philippine khi Philippine kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế về việc Trung Cộng đã có những hành xử tham lam tại Biển Đông cũng như đối với nhà cầm quyền Việt Nam khi Việt Nam tuyên bố về luật quốc tế. Sự “cù dây cù mài” của Trung Cộng là một bằng chứng cho ta thấy chúng vẫn giữ nguyên vẹn suy nghĩ của chúng về đường lưỡi bò chín đoạn tại vùng biển Đông mặc cho các nước trong khu vực lên tiếng phản đối.
Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013
Hợp tác Nhật – Việt: một bước tiến mới.
Theo tin BBC Tiếng Việt, trong trang tiếng Việt NHK của đài Nhật đã có tường thuật chi tiết cuộc họp giữa Bộ trưởng Phòng Vệ Nhật Bản và thứ trưởng quốc phòng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. Hai bên đã bày tỏ sự quan ngại về tình hình căng thẳng ở vùng biển Nhật Bản và biển Đông, về tình hình Trung Cộng đã làm gia tăng sự căng thẳng trong hai khu vực này.
Bộ trưởng bộ phòng vệ Nhật Bản đã tỏ ra lo ngại về việc một tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị một tàu của Trung Cộng bắn làm cho tàu đánh cá này bị hư hại năng. Trong khi đó, Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng CSVN cũng lên tiếng về việc đã nhiều lần tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu của Trung Cộng bắn làm thiệt hại nặng nề đến phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam.
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013
Những câu nói đáng để suy ngẫm
Có một bạn trẻ gởi một cái link một bài báo của tác giả Lức Thê của tờ Dân Làm Báo với tựa đề: “Những câu nói đáng để suy ngẫm”. Thấy tựa đề và nội dung hay, tôi xin phép tác giả copy để gởi cho bạn bè đọc cho vui, còn mình hôm nay “nghỉ giải lao” một hôm.
Những câu nói đáng để suy ngẫm!
Lức Thê (Danlambao) - Ông bà xưa dạy rằng: "Cóc chết để da – người ta chết để tiếng", "Miệng nhà quan có gang có thép". Tôi đã sưu tầm một ít “lời vàng thước ngọc” của các quan cộng sản và một số nhận định của các chính khách nổi tiếng để bà con trong thôn ngẫm ngợi.
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013
Nghị định 72 là cái chi chi.
Trong thời gian gần đây, ở trong nước Việt Nam, những người sử dụng trang facebook càng ngày càng nhiểu thêm. Hầu như tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang...đều có rất nhiều người tham gia facebook, mở những account và có những nhận định cá nhân về nhân quyền, về tự do, dân chủ và đặc biệt nhất là đa số đã “xoáy sâu” vào vấn đề nhạy cảm nhất: những hành động đốn mạt của Trung Cộng đối với biển Đông cũng như là vấn đề nhân quyền, quyền tự do và dân chủ cho người dân Việt. Bất chấp vô vàn công an mạng được tung ra tràn lan trên hệ thống internet kết nối toàn cầu, những người sử dụng facebook tại Việt Nam vẫn có những bài viết độc đáo, những comment như là những nhạo báng đường lối và chính sách của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Đây là tiền đề để CSVN đưa ra nghị quyết 72 nhằm làm giảm thiểu những sự chống đối ngấm ngầm của người Việt ở trong nước.
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013
Chính sách ngoại giao đa phương và vấn đề nhân quyền.
Trong thời gian gần đây, nhìn về đất nước Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dường như đang thiên về chính sách ngoại giao đa phương để tìm kiếm một trạng thái “cân bằng” giữa Trung Cộng và các nước phương Tây. Điều này rõ ràng cho ta thấy nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã có một bước đi tương đối khôn ngoan trong sách lược bang giao quốc tế nhằm tìm kiếm một sự đối trọng trên “đòn cân” Trung Cộng và các nước phương Tây.
Trong tháng trước, sau khi chủ tịch nước CSVN sang thăm Trung Cộng thì liền sau đó họ Trương lại sang thăm Hoa Kỳ. Mặc dù chuyến viếng thăm Hoa Kỳ không đạt được những kết quả như mong đợi, thế nhưng CSVN đã hé mở cho các nước phương Tây thấy một niềm tin dù nhỏ nhoi nhưng vẫn là có: sự tin tưởng vào thể chế dân chủ tự do. Không phải là ngẫu nhiên mà CSVN đã cho một cán bộ viện kiểm sát Nghệ An đến gặp blogger Điếu Cày để dẫn đến việc nhà báo tự do này đã ngưng tuyệt thực, đem lại niềm vui cho bạn bè cũng như những người Việt ở trong nước và trên khắp thế giới hằng quan tâm đến việc tuyệt thực của ông. Việc người cán bộ viện kiểm sát Nghệ An đến thỏa mãn những yêu cầu của blogger Điếu Cày cho ta thấy cũng có một nguyên nhân sâu xa nào đó đưa đến hành động này.
Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013
Từ “tham vọng” đến “hiện thực” qua “game online”.
Với vấn đề mưu chiếm quần đảo Senkaku của Nhật Bản, Trung Cộng đã tiến thêm một bước mới trong “ước mơ cháy bỏng” này. Theo tin từ BBC tiếng Việt, Trung Cộng vừa phát hành game online với trò chơi mới: “Tái chiếm Điếu Ngư” cho phép dân chơi game của Trung Cộng có thể tham gia trò chơi này làm nhiệm vụ trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Cộng cùng nhau tiến chiếm đảo Senkaku của Nhật Bản mà Trung Cộng gọi là đảo Điếu Ngư.
Đây chỉ là một trò chơi, một “game online”, thế nhưng việc cho phát hành trò chơi này phải có sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Cộng cũng như của đảng Cộng Sản Tàu. Trò chơi này mang tất cả những mơ ước của đảng và nhà cầm quyền Trung Cộng muốn xâm chiếm đảo Senkaku. Chúng ta hãy hình dung thử ví dụ như Trung Cộng chiếm được đảo Senkaku của Nhật Bản, một “hành lang biển” của Trung Cộng sẽ kéo dài và nối liền từ vùng biển Đông Bắc Á cho đến vùng biển Đông Nam Á. Hiện nay, bản đồ biển của Trung Cộng ở vùng này chỉ là “đường lưỡi bò chín đoạn”, thế nhưng nếu chúng chiếm được đảo Senkaku của Nhật Bản thì không còn là “lưỡi bò” nữa mà là “lưỡi quái vật” liếm trọn một vùng biển rộng lớn, vượt ngoài cả sự mơ ước của thủy tổ nhà Hán của chúng. Tham vọng này đã làm Trung Cộng trở nên điên cuồng và bằng mọi cách phải chiếm cho bằng được đảo Senkaku. Nếu chúng thành công trong việc chiếm Senkaku thì mục tiêu kế tiếp sẽ là Okinawa mà thôi. Bây giờ Trung Cộng đã sửa soạn những bằng chứng pháp lý giả mạo về chủ quyền của chúng tại Okinawa.
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013
Thằng bạn “bốn tốt, mười sáu chữ vàng” lại giở trò chơi đểu cáng.
Theo báo Dân Trí, một tờ báo của CSVN có bài báo tựa đề:
Hơn 600 triệu tiền giả bị chặn đứng trên đường từ TQ vào VN
(Dân trí) - Một trong những lô tiền giả lớn nhất từ trước đến nay lên tới hơn 600 triệu đồng vừa bị các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn phát hiện bắt giữ ngay tại cửa ngõ vùng biên. Đối tượng vận chuyển thừa nhận đưa tiền giả từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
Thằng bạn chơi kiểu này quá là khốn nạn, còn không mau “unfriend” với tên đểu cáng này cho xong.
Hơn 600 triệu tiền giả bị chặn đứng trên đường từ TQ vào VN
(Dân trí) - Một trong những lô tiền giả lớn nhất từ trước đến nay lên tới hơn 600 triệu đồng vừa bị các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn phát hiện bắt giữ ngay tại cửa ngõ vùng biên. Đối tượng vận chuyển thừa nhận đưa tiền giả từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
Thằng bạn chơi kiểu này quá là khốn nạn, còn không mau “unfriend” với tên đểu cáng này cho xong.
Tham vọng ngông cuồng.
Theo tin của đài RFI, ngày 2 tháng 8 năm 2013, lần đầu tiên các chiến hạm của Trung Cộng đã đi trọn một vòng quanh Nhật Bản từ Bắc xuống Nam, qua ngõ các eo biển của nước này. Việc làm này của nhà cầm quyền Trung Cộng đã thể hiện một tham vọng ngông cuồng muốn khống chế vùng biển Nhật Bản, leo thang sự khiêu khích và rất dễ làm bùng nổ một sự “cọ sát” nhau bằng vũ lực giữa chính quyền Nhật Bản và nhà cầm quyền Trung Cộng. Việc làm này của Trung Cộng đã được sự tán thưởng nhiệt liệt của các tờ báo của nước này, xem đây là một thành tích “vẻ vang” của hậu duệ Tần Thủy Hoàng, một bạo chúa khét tiếng tham lam và nhiều mưu mô xảo quyệt của nước Tàu ngày xưa.
Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013
Có nhiều tiến bộ.
Dường như sau chuyến sang thăm Hoa Kỳ của Trương Tấn Sang, Cộng Sản Việt Nam có nhiều chuyển biến mới tích cực hơn trong vấn đề hồ sơ Biển Đông. Mới đây là cuộc họp giữa hai ngoại trưởng Philippine và Việt Nam: Albert Del Rosario và Phạm Bình Minh. Hai bên đã cùng chung quan điểm với nhau về đối sách với Trung Cộng và đã cùng có tuyên bố chung là sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra cuộc họp Asean lần tới, trích dẫn từ RFI.
Trong vấn đề quốc nội, với áp lực của quốc tế, một phái đoàn của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã vào nhà tù ở Nghệ An tìm gặp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và hứa sẽ thỏa mãn những yêu cầu của ông. Và blogger Điếu Cày đã tuyên bố ngưng tuyệt thực. Đây là một chuyển biến mới rất đáng được khích lệ và hoan nghênh.
Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013
Thô bỉ
Họ chỉ là những người dân oan hiền hòa. Họ bị mất nhà cửa, ruộng vườn, mất cơ nghiệp tạo dựng nên bằng mồ hôi nước mắt. Những tài sản ấy đã bị một bọn cường hào mới, một bọn chỉ biết ngồi mát ăn bát vàng cướp đoạt tài sản của họ một cách trắng trợn. Và rồi khi trắng tay, họ đã trở thành dân oan không nhà, không cửa, sống vất vưởng nơi đầu đường xó chợ. Hôm rồi họ đã vào nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, một nơi chốn tôn nghiêm cầu nguyện để cầu mong sự bình an, và rồi họ đã bị hại.
Theo tin từ RFI, vào ngày 31 tháng 7 năm 2013, tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, một nhóm dân oan khoảng 30 người tới chân tượng Đức Mẹ để cầu nguyện thì bị một lũ côn đồ đông đảo tấn công. Nhiều người đã bị đánh đập, trong đó có một người bị thương nặng, hết trích.
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013
Đi hai tay không! Về hai tay không!!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 176 (01-08-2013)
Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang vừa dẫn đoàn đại biểu cấp cao khoảng 200 người sang Hoa Kỳ, để tăng cường bang giao với chính phủ Mỹ. Tham dự đoàn đặc biệt có Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Phạm Dũng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cùng 5 đại diện tôn giáo.
Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang vừa dẫn đoàn đại biểu cấp cao khoảng 200 người sang Hoa Kỳ, để tăng cường bang giao với chính phủ Mỹ. Tham dự đoàn đặc biệt có Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Phạm Dũng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cùng 5 đại diện tôn giáo.
Tòa án xứ lừa(2).
Trước khi phiên tòa phúc thẩm vụ anh em anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn diễn ra ở Hải Phòng, tôi đã có nhận định là phiên tòa phúc thẩm này cũng chẳng đem lại điều gì mới và cũng sẽ y án như phiên tòa sơ thẩm.
Đúng như sự dự đoán của tôi, tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên cáo trạng cũng như giữ nguyên bản án trước đó, mặc cho có sự kêu nài và lập luận đúng đắn của luật sư bào chữa Trần Vũ Hải. Vị luật sư này đã phát biểu: ““Bản án không thuyết phục,” ông Hải nói với BBC từ Hà Nội hôm 31/7, “Những gì chúng tôi nói ra và yêu cầu tranh luận thì đại diện Viện kiểm sát không tranh luận với chúng tôi.”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)