Translate

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Ai tư vãn

Ngọc Hân công chúa

Lê Ngọc Hân (1770-1799)
Bà là con vua Lê Hiển Tông và bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền. Bà xinh đẹp, thông minh, giỏi thơ văn. Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc để phù Lê diệt Trịnh. Ngọc Hân vâng lời cha mà sánh duyên với Nguyễn Huệ và theo ông về Thuận Hóa. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng Hậu. Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Năm 1792, Quang Trung Hoàng Đế đột ngột băng hà. Bà viết Tế Vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi lòng đau khổ và tiếc thương chồng.

Vua Quang Trung vị anh hùng dân tộc

Đặng Đức Bích
1. Vinh Danh Anh Hùng Dân Tộc
Người Pháp tự hào về Napoléon Bonaparte. Ông là một thiên tài quân sự, đã chinh phục một phần lớn lãnh thổ Âu Châu, nhưng cuối cùng thất bại trận Waterloo tại nước Bỉ.
Dân tộc Pháp luôn luôn tôn kính ông. Du khách đến Paris thấy ở đầu đại lộ Champs Elisée, gần nhà thờ Đức Bà cổ kính, gần dòng sông Seine thơ mộng, Khải Hoàn Môn được xây dựng, một công trình kiến trúc Văn Hóa Hùng Sử Pháp, để tưởng nhớ Napoléon Bonaparte, với những chiến thắng vẻ vang liên tiếp đã làm rạng danh trang sử Pháp.

Biểu tình chống Trung Quốc: Đâu là sự thật?

2011-06-06
Nhiều người dân ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn cùng đứng lên biểu tình ở hai đầu đất nước phản đối Trung Quốc hôm 5/6 vừa qua.
Photo couresy of danlambao
Các bậc nhân sĩ trí thức cũng biểu tình ôn hòa đòi công lý và hòa bình trên biển Đông
Tin tức này được nhiều hãng thông tấn quốc tế và cộng đồng mạng loan tải trên mạng Tuy nhiên, TTXVN cùng ngày, lại có bài viết nói rằng phương tiện truyền thông nước ngoài loan tin về “các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” là sai sự thật. Để có câu trả lời xác đáng, chúng tôi phỏng vấn một số người dân tại Việt Nam.
Bản tin của TTXVN tối hôm 5/6 cho rằng trên thực tế chỉ có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua đại sự quán Trung Quốc ở HN và Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở TP. HCM trong ngày hôm đó.

Trần Bình Nam:Trận chiến tranh 1979 giữa Trung quốc và Việt Nam

Theo NguoiViet Boston

vietnamchinawar
Lời giới thiệu: Chương 13 trong cuốn “On China” tiến sĩ Kissinger vừa cho xuất bản, dành nói về trận chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung quốc tháng 2/1979 với nhan đề
Touching the Tiger’s Buttock The third Vietnam War” (Trận chiến tranh Việt Nam thứ 3: Sờ Đít Cọp). Ông Kissinger đã mang đến cho chương này những thông tin và lý giải chưa bao giờ được nói tới. Theo tiến sĩ Kissinger cuộc chiến đã có những hậu quả thay đổi bàn cờ thế giới và là lý do gián tiếp đưa đến sự sụp đổ của Nga hơn 10 năm sau đó.
Cuộc đấu trí giữa Trung quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết đang được tái diễn và lần này giữa Trung quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam. Cao điểm là việc Trung quốc công khai ngăn chận việc dò tìm dầu của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ngày 26/5/2011.
Cái khác là vào năm 1979, Việt Nam công khai xem Trung quốc là kẻ thù và Trung quốc đang lo tìm cách phá kế hoạch thôn tính thế giới của Xô viết. Hiện nay trên nguyên tắc Việt Nam là đồng minh với Trung quốc, và Hoa Kỳ là nước đang lo tìm cách ngăn chận ý đồ bá chủ của Trung quốc.
Đối với Việt Nam, dù mầu sắc quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam lúc đó và lúc này có khác nhau, sự lo lắng của người cầm quyền tại Việt Nam vẫn là mối lo móng vuốt của Trung quốc.
Còn nữa, vào thập niên 1970 tuy thất bại tại Việt Nam Hoa Kỳ vẫn còn đủ mạnh để lèo lái thế giới, và Nga chỉ phô trương nhưng thực chất yếu. Hiện nay Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn, ngân sách thâm thủng, nợ nần chồng chất, kinh tế suy thoái không biết còn có khả năng lãnh đạo thế giới tự do không. Và Trung quốc đang mạnh và quyết tâm trở thành đệ nhất siêu cường.
Vì vậy, cái khó của Việt Nam lại càng khó hơn. Nhưng trong thời nào nhân dân Việt Nam cũng nhất quyết không chịu Bắc thuộc.
Xin mời quý bạn xem phần lược thuật chương 13 cuốn “On China”. Nguyên văn bản Anh ngữ đính kèm sau bài lược thuật.