Translate

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu

Theo DCV Online

Phạm Cao Dương


Trước hiểm họa mất nước một lần nữa: Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu


Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết một bài về việc người Tàu tịch thu sách của ta. Vì bài viết quá ngắn và vì tôi không chỉ rõ các nguồn tài liệu nên sau đó nhiều người thắc mắc. Trong số những vị này, có người là độc giả thuần túy, có người là sinh viên cũ của tôi và cũng có người là học giả có uy tín và rất khả kính. Tác giả Trần Văn Tích là một trong các học giả uy tín và rất khả kính này. Trần tác giả đã bỏ công viết hẳn một bài đăng với nhan đề “Chuyện Người Tàu Lấy Sách Của Ta” trên Khởi Hành số 92, tháng 6 năm 2004 sau đó và gián tiếp đặt câu hỏi với tôi. Vốn ngưỡng mộ tác giả từ lâu nhờ đọc các công trình khảo cứu của ông, đồng thời lại có dịp gặp ông dù chỉ thoáng qua khi ông tới thăm Quận Cam và Viện Việt học sau đó nên tôi thấy cần phải viết bài này để được làm quen với ông, đồng thời giải đáp đôi chút những thắc mắc của các độc giả mà tôi đã nhận được. Gốc gác của bài viết này là như vậy. Nhưng năm 2004 khác với năm 2012. Năm 2004 hiểm họa xâm lăng nước ta của người Tàu chưa lộ rõ và chưa thật sự nguy hiểm như trong năm 2011 và bây giờ là năm 2012. Cập nhật hóa và phổ biến những gì tôi thấy được cho bạn bè nói riêng và cho tuổi trẻ Việt Nam nói chung là một điều tôi thấy nên làm mặc dầu tôi vẫn muốn kiếm thêm tài liệu để viết thêm nhiều nữa.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Trung Quốc đấu dịu với Philippines sau khi để báo chí đe dọa

Theo RFI

Tầu sân bay Mỹ USS Carl Vinson trong vịnh Manila ngày 15/05/2011
Tầu sân bay Mỹ USS Carl Vinson trong vịnh Manila ngày 15/05/2011
REUTERS/Romeo Ranoco

Tú Anh
Chính phủ Trung Quốc kêu gọi « nỗ lực xây dựng hòa bình » trong khu vực Biển Đông sau khi Manila mời gọi Hoa Kỳ đưa thêm quân vào Philippines. Vào lúc báo chí Nhà nước đe dọa trừng phạt những quốc gia Đông Nam Á « dựa vào Hoa Kỳ làm đối trọng với Trung Quốc », phát ngôn viên bộ Ngoại giao chọn thái độ chừng mực.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Đảng ôm cái phao cựa quậy

Theo Dân Làm Báo

Lê Hải Lăng (danlambao) Nông dân Vươn mới vươn lên. Tay chân côn đồ rủ nhau một băng vừa cưỡng chiếm ăn cướp, vừa ủi cho tan nát cái nhà mảnh đất. Ông Dũng đòi vươn ra biển lớn. Ngư dân Thanh Hoá, Lý Sơn chưa ra khỏi đất liền bị bọn thảo khấu Tàu chơi đòn ngang ngược bắt bớ tra tấn lại đòi tiền chuộc, có khi lại giết cho chết để hăm dọa kẻ khác. Thủ thụật đối phó của tập đoàn Ba Đình dùng cái loa người phát ngôn chống “cằm” cho có lệ. Đem công an đi trấn áp dân lành. Để quân đội thi nhau làm kinh tế cá nhân gia đình mà không lo việc bảo vệ biển đảo.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Lễ hội Quang Trung đại phá quân Thanh

2012-01-26
Mồng năm Tết hằng năm là ngày kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa, tưởng nhớ Vua Quang Trung, vị anh hùng Việt Nam đã đánh bại quân Thanh vào tết Kỷ Dậu 1789.
Source baobinhdinh.com
Tái hiện hình ảnh Vua Quang Trung cưỡi voi vào thành Thăng Long sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Manila - Washington đàm phán về khả năng tăng cường lực lượng Mỹ tại Philippines

Theo RFI

Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011.
Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011.
REUTERS/U.S. Navy

Trọng Nghĩa
Vài giờ sau tiết lộ của nhật báo Mỹ The Washington Post, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines vào hôm nay (26/01/2012) đã xác nhận là Manila và Washington đang thảo luận về khả năng Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự ở quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, phía Philippines đã giảm nhẹ tầm mức quan trọng của sự kiện này khi cho rằng đó chỉ là những cuộc « đối thoại quốc phòng chiến lược » bình thường.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Bạo lực lan khắp các vùng tự trị của người Tây Tạng

Theo RFI

Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn cấp can thiệp để chấm dứt bạo động (REUTERS)
Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn cấp can thiệp để chấm dứt bạo động (REUTERS)

Anh Vũ
Đụng độ giữa người biểu tình và chính quyền bước sang ngày thứ ba và tiếp tục lan rộng trong các vùng tự trị của người Tây Tạng tại miền tây nam Trung Quốc. Có thêm ít nhất một người biểu tình bị công an bắn chết. Trong khi đó chính phủ Tây Tạng lưu vong kêu gọi quốc tế can thiệp để chấm dứt bạo lực.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!



Qua năm mới Dương Lịch đã được ba tuần, nhưng cũng như mỗi người Việt, Tết cổ truyền theo Âm Lịch là cái mốc mang đến cho tôi đúng ý nghĩa của năm mới nhiều hơn.
Tôi viết bài cuối cùng trong năm, như một tâm sự chia sẻ cùng bạn hữu gần xa. Không nhắm tới chủ đề cụ thể nào.
Cái thưở mong Tết về để được nghỉ đi học, mặc quần áo mới, ăn bánh chưng và người lớn mừng tuổi (lì xì) chẳng bao giờ phôi pha theo thời gian. Bởi vì, quy luật “làm con rồi tới làm cha, đến lúc về già thì lại làm ông” xoay vòng. Trong ba ngày Tết, khi làm bổn phận người lớn với lũ nhỏ tôi luôn hồi tưởng lại ký ức thiếu thời.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Trung Quốc: xứ sở lắm tương phản

Renee Montagne và Steve Inskeep thực hiện
Sơn Dương chuyển ngữ
“…Tôi thật sự tin tưởng có sức mạnh của người dân, và có nỗi bất mãn ngày càng gay gắt của dân chúng đối với các hoạt động của chính quyền, đối với nạn tham nhũng…”
Lời Tòa Soạn eThongLuan: Nhân khi đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, ông Gary Locke, về thăm Hoa Thịnh Đốn, đài phát thanh National Public Radio tại Hoa Thịnh Đốn đã phỏng vấn ông về tình hình ở Trung Quốc trên mọi mặt. Điều làm người ta ngạc nhiên là sự thẳng thừng của ông đại sứ khi nói về mặt vi phạm nhân quyền, các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày hiện nay tại Trung Quốc. Quan trọng hơn nữa khi ông đại sứ tỏ ra tin tưởng vào sức mạnh của người dân Trung Quốc, và sự bất mãn ngày càng dâng cao trong xã hội đã khiến cho tình hình Trung Quốc hiện nay được ông đại sứ mô tả như là ‘rất mong manh’. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài phỏng vấn ông Gary Locke do phóng viên Steve Inskeep của đài NPR thực hiện vào ngày thứ Tư 18/1/ 2012 vừa qua.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Trung Quốc cảnh cáo Việt Nam không được dựa vào Mỹ trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Theo RFI

Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 12/2011 (REUTERS)
Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 12/2011 (REUTERS)

Thanh Phương
Hãng tin Kyodo của Nhật Bản trích dẫn các nguồn tin từ Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay, 21/01/2012, cho biết là Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh cáo nói trên trong chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam vào tháng trước.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Tính phi pháp của tấm bản đồ đường lưỡi bò

2012-01-18
Cách đây không lâu một bài báo của Xizhe Peng có tựa “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” đăng trên tạp chí Science vào ngày 29/7/2011, kèm theo các bản đồ Trung Quốc có vẽ đường lưỡi bò phi pháp.
RFA screen capture
Bài báo của Xizhe Peng có tựa “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” đăng trên tạp chí Science (bản online)

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Chiến lược Biển Đông của Mỹ : Từ phương tiện đến cứu cánh

Theo RFI

Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ trên chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài xa là tuần dương hạm USS Cowpens, trong chuyến thăm hữu nghị các nước tại vùng Biển Đông. Ảnh chụp ngày 3/9/2010.
Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ trên chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài xa là tuần dương hạm USS Cowpens, trong chuyến thăm hữu nghị các nước tại vùng Biển Đông. Ảnh chụp ngày 3/9/2010.
Reuters
Tú Anh
Vào lúc công luận thế giới tập trung vào tình hình eo biển Ormuz thì lần lược chính phủ Obama và giới chuyên gia chiến lược đưa ra những sách lược liên quan đến điểm nóng tại châu Á Thái Bình Dương. Bản phúc trình của Trung tâm nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ thúc giục gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở Biển Đông và giúp Đông Nam Á bảo vệ độc lập.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

ĐỪNG QUÊN NỖI ĐAU HOÀNG SA

Theo blog Nguyễn Tường Thụy

ĐỪNG QUÊN NỖI ĐAU HOÀNG SA

Ảnh: Ngụy Văn Thà và Hạm đội Nhật Tảo HQ10 =>>
Ngày này 38 năm về trước, quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lược.
Tính theo lịch âm, hôm đó là ngày 27 tháng Chạp năm Quý Sửu. Chỉ còn 3 ngày nữa thì sang Tết Nguyên đán Giáp Dần.
74 chiến sĩ Hoàng Sa anh dũng hy sinh nhưng không giữ được đảo.
Năm đó, 74 gia đình không có tết. Chỉ có những vành khăn tang, nỗi đau và nỗi uất hận.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Những sự kiện ảnh hưởng đến hồ sơ Biển Đông

2012-01-17
Trong lúc Biển Đông vẫn thu hút sự chú ý của khu vực Thái Bình Dương, dư luận cho rằng một số sự kiện có thể ảnh hưởng đến tình hình tại đây trong thời gian tới. Qùynh Chi tường trình trong phần sau.
AFP
Các quốc gia thuộc khối ASEAN

Không quốc gia nào có quyền thống trị biển Đông

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Ký ức Hoàng Sa dần dần được tái hiện

Theo RFI

Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974.
Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974.
Thanh Phương
Cách đây gần đúng 38 năm, ngày 19/01/1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc ấy thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra ác liệt. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chống trả anh dũng, nhưng vì tương quan lực lượng bất lợi, nên cuối cùng đã không bảo vệ được quần đảo này.

Tết của người Việt tỵ nạn chính trị tại Thái Lan

2012-01-15
Trong những ngày Tết dù sống ở đâu thì người Việt có mặt khắp nơi trên thế giới vẫn cố gắng tổ chức những nghi thức truyền thống để khẳng định căn cước của mình.
Song tại Thái Lan, cộng đồng người Việt tỵ nạn chính trị lại không giống như vậy, hoàn cảnh sống ở đây phản ánh những thân phận đầy khốn khó trong cuộc sống, vào những ngày giáp Tết Nguyên Đán này, những nỗi niềm khi xa quê hương lại đang nổi cộm lên, thông tín viên Nhân Khánh có bài ghi nhận sau.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Hoàng Ngọc Diêu – Tôi không hề bị quê hương từ chối

Phạm Thị Hoài thực hiện
Phạm Thị Hoài: Chào anh Hoàng Ngọc Diêu, anh vừa được biết mình là một persona non grata với quê hương?
Hoàng Ngọc Diêu: Thưa chị, tôi vừa hoàn tất một cuộc du hành kéo dài 22 giờ đồng hồ. Trong đó có gần 9 giờ bay từ Sydney về sân bay Tân Sơn Nhất, gần 5 giờ bị giữ ở sân bay Tân Sơn Nhất và gần 9 giờ đồng hồ để bay ngược lại Sydney. Sự việc bắt đầu từ lúc 11 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 1 và kết thúc vào 9 giờ 30 sáng ngày 12 tháng 1 năm 2012. Tôi về Việt Nam lần này là để tham gia diễn thuyết một đề tài kỹ thuật chuyên ngành trong hội thảo kỹ thuật “Tetcon 2012” ở Trung tâm Thông tin Hợp tác Quốc tế Thông tấn tại TP.HCM ngày 13 tháng 1 năm 2012. Đây là một cuộc hội thảo hợp pháp, đã được Sở Thông tin Văn hoá và Ủy ban Nhân dân TPHCM cho phép. Tôi dự định sau đó sẽ tranh thủ thì giờ để ra Nha Trang thăm gia đình trong chuyến đi chớp nhoáng chỉ gói ghém trong 5 ngày này. Thế mà chuyến đi đành phải kết thúc bất ngờ ngay khi tôi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, và tôi đành phải quay về Úc với tâm trạng của một người “lưu vong chính thức”.
Phạm Thị Hoài: Lần về thăm Việt Nam gần đây nhất của anh là cuối năm 2009, đầu năm 2010. Điều gì đã xảy ra trong vòng 2 năm này?

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

ASEAN-Trung Quốc : cuộc họp ba ngày về Biển Đông

Theo RFI

Biển Đông: ASEAN - Trung Quốc họp từ 13/1 đến 15/1/2012 (DR)
Biển Đông: ASEAN - Trung Quốc họp từ 13/1 đến 15/1/2012 (DR)

Thanh Hà
Tại Bắc Kinh, quan chức cấp cao 10 nước thành viên Hiệp hội ASEAN và Trung Quốc khai mạc hội nghị từ ngày 13/1 đến 15/1/2012. Mục tiêu đề ra là xem xét việc thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Hội nghị diễn ra vài ngày sau khi Manila lại tố cáo Bắc Kinh xâm nhập lãnh hải Philippines.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Quốc phòng Mỹ chuyển hướng, đồng minh có lo âu?

Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama vừa công bố chiến lược quốc phòng mới vào tuần trước, cắt giảm gần 500 tỉ đô la trong ngân sách quốc phòng, nhưng ông mạnh mẽ xác định rằng vẫn duy trì sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trên khắp thế giới.
dod.com phto
Tổng thống Hoa Kỳ công bố chiến lược mới

Làm sao có thể duy trì được như vậy khi ngân sách cắt giảm kéo theo cắt giảm quân số, trang bị, có thể cả huấn luyện, thao dượt, và giảm đi sự hiện diện quân sự trên hầu khắp thế giới?

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

HRW kêu gọi châu Âu thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền

Theo RFI


Đức Tâm
Ngày mai, 12/01/2012, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu sẽ tiến hành vòng đối thoại đầu tiên, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác và Đối tác, được ký kết năm 2010. Nhân dịp này, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu gây sức ép để Việt Nam cải thiện về mặt nhân quyền.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Từ “Phạm Văn Đồng” tới “Thành Đô”, hai công hàm bán nước

Theo Dân Làm Báo


Trần Trung Đạo (danlambao) - Về hình thức “công hàm Phạm Văn Đồng” chẳng khác gì một công án thiền, chỉ 121 chữ với nội dung đơn giản nhưng làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực, phân tích, bàn thảo và làm ngưng chảy dòng nhận thức của mọi người mỗi khi nhắc đến. Huyền bí hơn nữa, “công hàm” là một tài liệu có thật và là cây gai trong mắt của những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, nhưng trong bao nhiêu lần “xác định chủ quyền Việt Nam trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa” giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không hề nhắc đến, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Sự im lặng phải có lý do, bởi vì nếu chỉ là vấn đề biển đảo, lãnh đạo đảng đã giải thích từ lâu rồi đâu cần đợi ai nhắc nhở.

Trước khi bàn đến “công hàm” mới, phải nhắc lại vài chuyện về “công hàm” cũ. 

Ngày ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Quốc ra tuyên bố hai điểm, điểm thứ nhất có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa. Đáp lại lời tuyên bố này, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng CSVN đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai một công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.” 

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Trung Quốc chỉ trích chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tại châu Á

Theo RFI

Tàu sân bay USS George Washington ngoài khơi Hồng Kông, sau chuyến ghé thăm Trung Quốc 5 ngày. Ảnh ghi ngày 14/11/2011.
Tàu sân bay USS George Washington ngoài khơi Hồng Kông, sau chuyến ghé thăm Trung Quốc 5 ngày. Ảnh ghi ngày 14/11/2011.
REUTERS/U.S. Navy

Anh Vũ
Ngày hôm nay, 9/1/2012, Bắc Kinh đã lên tiếng phản ứng về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ nhấn mạnh đến việc tăng cường hiện diện tại Á châu. Theo Bắc Kinh, các cáo buộc đưa ra trong chiến lược của Mỹ không có cơ sở và nhằm chống lại Trung Quốc.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Bão táp trên Biển Đông

Theo Bauxite Việt Nam
(Đừng nghe những gì Trung Quốc nói,
hãy nhìn những gì Trung Quốc làm)
Trần Bình Nam
Biển Đông đã dậy sóng trong nhiều năm qua. Nhưng năm 2011 vừa qua sóng gió đã trở thành bão táp. Năm 2012 báo hiệu cơn bão sẽ hung hãn hơn. Việt Nam cần chuẩn bị lấy tấn chịu những áp lực của Trung Quốc trên Biển Đông.
Từ tháng 7/2010, sau khi bà ngoại trưởng Hillary Clinton công bố chính sách xem sự tự do lưu thông trên Biển Đông là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã tỏ ra bất bình và bắt đầu áp dụng mọi biện pháp để áp đặt quyền ưu tiên của mình trên Biển Đông.
Trước hết, Trung Quốc thi hành chặt chẽ lệnh ngưng đánh cá mỗi năm. Thứ hai là dùng lực lượng Hải gíam kiểm tra mọi hoạt động kinh tế trong vùng bản đồ hình chữ U để chứng tỏ chủ quyền của mình đối với vùng biển và hải đảo trong đó. Hai sự việc này tạo căng thẳng với Việt Nam, và gió mạnh trong những năm trước trở thành bão tố.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ chính thức chuyển trọng tâm về châu Á

Theo RFI

Tổng thống Obama  tại Lầu Năm Gốc ngày 05/01/2012
Tổng thống Obama tại Lầu Năm Gốc ngày 05/01/2012
Reuters

Trọng Nghĩa
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 05/01/2012 đã đến Lầu Năm Góc để công bố chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ. Hướng chủ đạo của chiến lược này là tinh giản lực lượng để duy trì được uy lực của quân đội Mỹ trên thế giới, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị giảm bớt. Trọng tâm chiến lược cũng chuyển qua Châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Trung Quốc: Vấn đề nằm ở thể chế

Theo Dân Làm Báo

Daniel Blumenthal (Foreign Policy) * Ðồng Sa Băng (danlambao) chuyển ngữ - Đồng ý với Daniel Patrick Moynihan, khi đề cập đến Trung Quốc - với quan niệm cấp tiến trong bảo thủ thì thể chế mới là vấn đề đáng nói nhất. Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc - Mỹ không phải là vấn đề “chủ nghĩa tư bản quốc doanh” sẽ đánh bại “chủ nghĩa tư bản dân chủ” hay không. Trung Quốc không có một nền kinh tế xuất khẩu và mô hình chính trị. Không một ở các quốc gia Ả Rập hay bất cứ nơi nào khác nhào ra đường để đòi chính quyền của họ theo đường lối “Đồng thuận Bắc Kinh – Beijing Consensus”. Những nước này cần có một chính quyền đại diện dân, chứ không cần một chính quyền độc trị. Chính những người dân Trung Quốc không ưa gì mô hình Trung Quốc. Sự nổi dậy hằng ngày chống đối sự hủ hóa và vô luật pháp tại Trung Quốc tự nó nói lên điều đó. 

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hàng rào hữu hiệu nhất ngăn chặn bành trướng Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam

Theo danchimviet.info


Trước ngày bế mạc Hội nghị APEC 2010 họp ở Nhật Bản cách đây một năm, tổng thống Mỹ Obama đề nghị với lãnh đạo 4 nước: Brunei, Singapore, Chili, New-Zealand đã ký năm 2005 Hiệp ước Pacific four closer Economic Parneship (P4) là sau Hội nghị APEC năm 2011 họp ở Honolulu (Hawaii), Mỹ sẽ mời thêm 5 nước nữa là Malaysia,Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản cùng Mỹ mở các cuộc đàm phán để thay thế P4 bằng một hiệp định thương mại tự do đa phương toàn diện gọi là Tha ước Đi tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Parnership Agrement), viết tắt là TPP. Đề nghị của Obama được lãnh đạo 9 nước tán thành.
Như ước định, Thỏa ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Mỹ và 9 nước kể trên ký ngày 12-11-2011. Trong tương lai sẽ có thêm chữ ký của Canada và Mexique. Đại Hàn, Đài Loan, Philippin cũng ngỏ ý muốn tham gia. Hiện tại 9 nước thành viên và Mỹ vẫn tiếp  tục những cuộc đàm phán để hoàn tất TPP trong một thời gian càng sớm càng hay.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Chính khách Nhật Bản thăm đảo Senkaku/Điếu Ngư : Bắc Kinh phản đối

Theo RFI

Một chiếc tàu chở một nhóm người từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan rời Hồng Kông ngày 03/01/ 2012, trực chỉ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Một chiếc tàu chở một nhóm người từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan rời Hồng Kông ngày 03/01/ 2012, trực chỉ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm giữa Nhật Bản và Trung Quốc
REUTERS/Bobby Yip

Mai Vân
Bốn người Nhật, trong đó có cả ủy viên hội đồng thành phố Ishigaki, miền Nam Nhật Bản, đã đến thăm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào hôm nay, 03/01/2012, và ở lại đấy trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Hành động với mục tiêu khằng định chủ quyền nói trên đã tạo nên căng thẳng. Trung Quốc và Đài Loan đều lên tiếng phản đối, cho rằng nhóm đảo đó thuộc chủ quyền của họ.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Phải chăng “6 sao” trên lá cờ Trung Quốc là có dụng ý?

Theo Bauxite Việt Nam
Nguyễn Trọng Vĩnh
image Về việc thiếu nhi Việt Nam vẫy cờ Trung Quốc “6 sao” khi đón Phó Chủ tịch Tập Cận Bình trước Phủ Chủ tịch Việt Nam ngày 21-12-2011 đã được nhiều người phê phán, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã thông báo “đây là sai sót mang tính kỹ thuật”, phía Việt Nam thì nói là “sai sót nghiêm trọng của Vụ Lễ tân”, đã nghiêm túc kiểm điểm và xử lý kỷ luật các cán bộ liên quan. Cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Tường thì cho: “Đây là sự dốt về lễ tân, thiếu chuẩn mực, thiếu cẩn thận, có thể gây hậu quả vô cùng xấu”. Tôi thì cho rằng, đây không phải là “sai sót kỹ thuật” cũng không phải “dốt nát về lễ tân”, cũng không phải “sơ suất nhất thời”, cũng không phải là ngẫu nhiên chỉ một lần mà lá “cờ 6 sao” đã xuất hiện trong buổi truyền hình của VTV1 khi đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Bắc Kinh ngày 11-10-2011.