Translate

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Trung Quốc đồng ý bắt tay với Đài Loan bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Theo RFI


Cờ Trung Quốc cắm trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa (REUTERS)
Cờ Trung Quốc cắm trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa (REUTERS)

Trọng Nghĩa
Chỉ hơn một tuần lễ sau khi được các “học giả” Trung Quốc và Đài Loan khuyến nghị là hai bên nên hợp sức bảo vệ chủ quyền Trung Quốc trên vùng Biển Đông, chính quyền Bắc Kinh vào hôm nay, 31/10/2012 đã bắn tin cho biết hoàn toàn tán đồng ý kiến này.

Theo phát ngôn viên cơ quan đặc trách Đài Loan của Trung Quốc, người ở cả hai bên eo biển Đài Loan (tức là Trung Hoa Lục địa và Đài Loan) có nhiệm vụ bảo tồn chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông. 

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Nhạc sĩ Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù giam


2012-10-30
Bốn năm tù giam hai năm quản chế đối với Việt Khang, sáu năm tù giam hai năm quản chế đối với Trần Vũ Anh Bình, là phán quyết từ phiên xử hôm nay tại Tòa Án Nhân Dân TPHCM.
AFP
Tòa Án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh chụp trước đây.

Bản án quá nặng

Phiên tòa hôm nay, xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang - Ngô Văn Trí và sĩ Trần Vũ Anh Bình - Hoàng Nhật Thông, kết thúc vào lúc 12 giờ 30 phút trưa. Luật sư Trần Vũ Hải, biện hộ cho nhạc sĩ Việt Khang, tác giả hai bài hát Anh Là Ai và Việt Nam Tôi Đâu, dẫn tới việc bị bắt giữ và bị cáo buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự có thể khiến anh bị 20 năm tù giam, báo cho biết:

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Thêm một cuộc đọ sức


Hôm 24 tháng 5 vừa qua, tôi có đọc trên trang pro&contra một đoạn văn ngắn – hơi buồn – của nhà văn Phạm Thị Hoài viết cho (và viết về “cuộc đọ sức” của) Người Buôn Gió, cùng những người đồng cảnh:
“Đó là một cuộc đọ sức giữa hai đối thủ hoàn toàn không cân xứng: bên này là một nhà nước đầy quyền lực, sức mạnh và sẵn sàng nghiền nát bất kể ai và bất kể điều gì nó không ưng ý; bên kia là một con người bình thường, một cá nhân vô danh nhỏ bé.
Cuộc đọ sức không diễn ra ở lĩnh vực thường được gọi là chính trị. Bạn, cá nhân nhỏ bé kia chưa bao giờ là một nhà chính trị, lại càng không là một kẻ âm mưu, một kẻ chống phá nhà nước. Suốt cuộc đọ sức, bạn ở vị trí phòng thủ, không muốn gì hơn là được giữ những gì mà bạn coi là tính cách của mình, cuộc đời của mình và danh dự cá nhân của mình, dù hay hay dở.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

TỰ DO "CON CẸC" !

« Học giả » Đài Loan và Trung Quốc kêu gọi hai bên hợp lực khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông

Theo RFI


Đảo Ba Bình / Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ (nguồn: unc.edu)
Đảo Ba Bình / Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ (nguồn: unc.edu)

Trọng Nghĩa
Theo nhật báo Đài Loan Taipei Times, vào hôm nay, 28/10/2012, một nhóm học giả Đài Loan và Trung Quốc lại vừa khuyến cáo chính phủ của họ tăng cường hợp tác để quản lý tốt vấn đề Biển Đông, mà cả hai bên đều tranh giành chủ quyền cùng với 4 láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Thế hệ của các liệt nữ

Theo Blog Nguyễn Tường Thụy


Cho đến ngày hôm nay, sau hơn một tuần mất tích, Cô gái Phương Uyên được công an cho biết bị bắt vì điều luật "2 còng số 8" của nhà nước VN, ghi là "tuyên truyền chống nhà nước". Cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy đã viết bài phân biệt rạch ròi về việc "Tuyên truyền chống giặc Tàu không phải là tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN".

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Châu Phi cảnh giác trước quan hệ bất lợi với Trung Quốc

Theo RFI


 
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu trong buổi khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC) lần thứ 5 tại Đại sảnh đường Nhân dân, Bắc Kinh ngày 19/07/2012.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu trong buổi khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC) lần thứ 5 tại Đại sảnh đường Nhân dân, Bắc Kinh ngày 19/07/2012.
REUTERS/Jason Lee
Tú Anh
Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi tăng mức kỷ lục, 89% trong vòng hai năm và với 80,5 tỉ đôla trong 5 tháng đầu năm 2012, theo số liệu của Bắc Kinh. Do nhu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, Trung Quốc gia tăng đầu tư khai thác tài nguyên châu Phi và xuất khẩu hàng giá rẽ tràn ngập châu lục này như thị trường thuộc địa. Châu Phi đã lên tiếng cảnh giác.
 
Trung Quốc là một cường quốc yêu chuộng hòa bình hay một đế quốc xâm lược bằng chiến thuật tằm ăn dâu ? Vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc sửa soạn thay thế hệ lãnh đạo trong bối cảnh Bắc Kinh tranh giành chủ quyền biển đảo với các quốc gia láng giềng, câu hỏi này đã trở thành thời sự nóng bỏng.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Phạm Hoàng Quân - Về địa danh Vạn Lý Trường Sa


Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân 
gửi cho BBCVietnamese.com
Gần đây Thư viện Đại Học Oxford Anh quốc (Bodleian Library) công bố bản kỹ thuật số một địa đồ cổ Trung Hoa với tiêu đề “The Selden Map of China”, phỏng định được thực hiện trong thời Minh (1368-1644), nội dung mang tính chất địa đồ hàng hải, phạm vi thể hiện gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và khu vực Đông Nam Á.
Địa đồ kích thước 100 x 150 cm, vẽ màu trên giấy. Về nguồn gốc, địa đồ nguyên thuộc sở hữu của luật sư người Anh John Selden (1584-1654), thể theo di nguyện của ông, gia đình đã tặng nó cho Thư viện Đại học Oxford vào năm 1659, từ đó được cất giữ đến nay.
Bề mặt địa đồ này không ghi tiêu đề, nhưng theo bản “Báo cáo tổng kết về cuộc điều tra tại một số thư viện Anh Quốc” của Trương Chí Thanh và Triệu Đại Oánh - cán bộ Phòng Cổ tịch Thư viện Quốc gia Trung Quốc - hồi tháng 5 năm 2008 thì địa đồ này được gọi là “Thiên hạ hải đạo toàn đồ/World Searoad Complete Map”.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức?

Theo RFI


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
REUTERS


Chế độ độc đảng lãnh đạo và tính chất “cùng hội cùng thuyền” đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế thủ tướng. Có thể tóm tắt như vậy các nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, để trả lời cho câu hỏi nêu trên.

Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày họp kín, bế mạc ngày 16/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Trí thức Việt Nam, thôi đừng than khóc Hãy nhập cuộc!

Theo Báo Tổ Quốc


Không biết là có quá chủ quan không khi tôi cho rằng "trí thức Việt Nam" không nên tiếp tục chỉ trích hay phê phán chính quyền cộng sản nữa. Lý do: đã quá thừa thãi. Chế độ này đang đi vào ngõ cụt mà họ không thể nào tự mình thay đổi, hay tìm được lối ra. Việc chỉ trích chế độ hãy để cho những người dân cùng khổ, như dân oan mất đất, những người có thân nhân bị công an đánh chết…
Trí thức Việt Nam hãy dành thời gian và ưu tư cho việc trước mắt quan trọng hơn, đó là làm thế nào để có thể gây sức ép lên chính quyền và buộc nó thay đổi về hướng tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

“Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”

Theo Dân Làm Báo


Paulo Thành Nguyễn - Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung lên Sài Gòn trong tâm trạng hoang mang đi tìm tung tích của con gái. Trong lúc trao đổi với chúng tôi bà không cầm được nước mắt khi nhắc đến con mình, ở nhà nó hay dặn tui là không được mua hàng Trung Quốc, sợ tui quên nó còn ghi vào sổ các mã vạch để nhận biết hàng hóa Trung QuốcMấy hôm nay cứ cầm cuốn sổ lên là thấy nhớ nó quá. Bà ngoại nó đang nằm cấp cứu vì hở van tim, sợ bà lo tui chỉ nói là nó bận thi nên chưa về được. Giờ không biết phải tìm nó ở đâu”.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Người Mỹ đòi cứng rắn hơn với Trung Quốc


2012-10-19
49% người dân Mỹ cho rằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc quan trọng hơn là việc kiến tạo mối quan hệ bền chặt với xứ này. Đây là sự đảo ngược so với ý kiến công chúng Mỹ hồi tháng 3-2011, với 53% người Mỹ giành ưu tiên cho mối quan hệ tốt hơn.
marketplace.org photo
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Mitt Romney tại Ohio hứa sẽ cứng rắn với Trung Quốc
Quan điểm của công chúng Hoa Kỳ trở nên cứng rắn hơn vớ Trung Quốc, thể hiện trong  thời gian tiến đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 6 tháng 11 sắp tới.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Trung Quốc phô trương lực lượng với Nhật Bản trên biển Hoa Đông

Theo RFI


Một  tàu hải giám của Trung Quốc áp sát một tàu tuần duyên của Nhật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 24/09/2012.
Một tàu hải giám của Trung Quốc áp sát một tàu tuần duyên của Nhật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 24/09/2012.
Reuters

Trọng Nghĩa
Hôm nay, 19/10/2012, Bắc Kinh vào đã huy động một lực lượng hùng hậu tham gia cuộc tập trận kéo dài một ngày, ở khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi có tranh chấp chủ quyền với Tokyo trên biển Hoa Đông. Chỉ được loan báo công khai vào giờ chót, lúc buổi tối hôm qua, cuộc thao diễn quân sự này của Trung Quốc được cho là nhằm thị uy trước Nhật Bản, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Trông người mà nghĩ đến ta

Theo Bauxite VietNam

Thái Bình
Công cuộc chuẩn bị cho bầu cử tổng thống Mỹ đầu tháng 11/2012 đã đi vào giai đoạn cuối, ở một đất nước mà theo bà Doan – Phó Chủ tịch nước, là có nền dân chủ kém ta hàng trăm ngàn lần, ta hãy xem họ chọn nhân tài cho vị trí Tổng thống của họ.
Đầu tiên các đảng phải chọn người ra ứng cử, bước chuẩn bị này họ làm rất bài bản và chính xác, nếu không chọn được người xứng tầm có thực tài đưa ra tranh cử thì thất bại là chắc.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Thỉnh nguyện thư phản đối VN gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ


2012-10-16
Sau khi Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2013 – 2016, nhiều thỉnh nguyện thư kêu gọi LHQ không chấp thuận và điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
AFP PHOTO
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên xử ở Thừa Thiên Huế hôm 30-3-2007.

Kêu gọi 100.000 chữ ký

Trong vài ngày qua, có hai thỉnh nguyện thư nhận được khá nhiều sự hưởng ứng từ các trang thông tin điện tử và cộng đồng mạng. Một là thỉnh nguyện thư gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và các lãnh đạo thế giới kêu gọi ngăn chặn Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Hai là thỉnh nguyện thư “Triệu con tim, một tiếng nói” vận động cho nhân quyền Việt Nam do Đài truyền hình SBTN phát động cùng với sự tham gia của đảng Việt Tân và một số tổ chức nhân quyền khác. Mục tiêu về số lượng chữ ký của hai thỉnh nguyện thư trên lần lượt là 10.000 và 100.000 (từ hôm nay 15/10 đến hết ngày quốc tế nhân quyền 10/12/2012).

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Tạm hạ màn và "sự im lặng của bầy cừu"


Lê Diễn Đức
Vũ điệu của những con "khỉ đit đỏ" - Ảnh: OnTheNet
 
"Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương đã thành công tốt đẹp"!
 
Chẳng hề cường điệu, có thể nói bất kỳ hội nghị nào, từ tiểu nghị (họp tổ dân phố, hội phu huynh học sinh), đến trung nghị (họp cấp tỉnh, thành), hoặc đại, cực đại nghị (Hội nghị Trung ương hay Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Việt Nam) đều được kết thúc bằng điệp khúc trên, thậm chí "tốt đẹp" thường được thay bằng "rực rỡ". Hội nghị Trung ương 6 (HN TW6) cũng không nằm ngoài quy luật tự sướng muôn thưở.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Hội nghị Trung ương 6 sẽ không có một kết quả thực sự


2012-10-12
Khác với những Hội nghị Trung ương những lần trước, Hội nghị Trung ương 6 lần này được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người vì những dấu hiệu có tính chất đấu đá nội bộ hiện ra khá rõ.
AFP photo
Từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong phiên bế mạc Đại hội toàn quốc ĐCS VN lần thứ 11 tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 1 năm 2011.

Reuters vào cuộc

Một bài viết của tác giả Stuart Grudgings thuộc hãng tin Reuters xuất hiện vào ngày 9 tháng 10 làm cho những nguồn tin về chuyện đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản Việt Nam rõ hơn dưới cái nhìn của một ký giả ngoại quốc. Tác giả bắt đầu từ chuyện nổi lên của trang mạng Quan Làm Báo sau khi bầu Kiên bị bắt và những tố giác của nó đã thúc đẩy câu chuyện khó xảy ra trong nội tình đảng cộng sản Việt Nam trở nên sáng tỏ.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc - Trả tiền cho nỗi đau

Theo Dân Làm Báo


Trịnh Kim Tiến - Giờ đây mỗi khi mua một món đồ của Trung Quốc tôi cảm thấy tôi đang phải trả tiền cho những nỗi đau mất mát của đồng bào mình, trả tiền cho sự nô lệ của đất nước tôi vào hàng hóa Trung Quốc. Một nỗi đau âm ỉ đến từ từ nhưng lại rất sâu đắng. 

Tôi cảm thấy căm ghét sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc, ghét việc họ đô hộ đất nước tôi cả nghìn năm, ghét việc họ Hán hóa người Việt, ghét họ bắt, đánh, giết ngư dân tôi, ghét họ chiếm đóng núi rừng Việt Bắc của cha ông, ghét họ hung hăng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa, ghét họ nghênh ngang trương bảng Tam Sa, ghét họ đưa lưỡi bò đòi liếm sạch biển Đông...

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Trung Quốc: Nobel Văn học mong muốn Nobel Hòa bình được tự do



Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn, Nobel Văn học 2012
Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn, Nobel Văn học 2012
Reuters

RFI
Giải thưởng Nobel Văn học Mạc Ngôn, hôm nay, 12/10/2012, bày tỏ tình liên đới với giải Nobel Hòa bình 2010 hiện đang bị cầm tù và ông mong muốn là Lưu Hiểu Ba có thể được tự do sớm nhất. Vào năm 2009, nhà ly khai Lưu Hiểu Ba bị kết án 11 năm với tội danh là đồng tác giả Hiến Chương 08, kêu gọi thiết lập dân chủ đa nguyên tại Trung Quốc.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Nghĩa Muội Tạ Phong Tần


Tưởng Năng Tiến
Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước...” - Tạ Phong Tần
Quãng đời ấu thơ của tôi buồn bã, và trơ trọi. Anh kế tôi, Tưởng Đăng Trình, qua đời lúc mới vừa lên chín. Tôi được sinh ra – có lẽ – chỉ để bù đắp (phần nào) cho sự mất mát quá lớn lao, và bất ngờ đã đến với bố mẹ mình.
Và vì thế giữa tôi và người chị kế là khoảng cách khá xa về thời gian, cũng như tình cảm. Chị hơn tôi đến gần mười tuổi. Chúng tôi, tất nhiên, không có thú vui nào có thể chia sẻ với nhau. Chị lớn của tôi thì lấy chồng rất sớm, và ở rất xa. Cả ngày tôi đành chơi lủi thủi mỗi mình, giữa đồi núi bao la và hoang dại, ở Tây Nguyên. Quanh tôi chả có ai ngoài hoa bướm, chim chóc, và sóc chồn.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Theo RFI


Một buổi họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Một buổi họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Reuters
Thanh Phương
Việt Nam đã chính thức ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ( UNHRC ) cho nhiệm kỳ 2014-2016 và đang vận động các nước ủng hộ việc ứng cử này. Nhưng sau vụ xử ba blogger bị quốc tế lên án mạnh mẽ, cũng như sau nhiều vụ vi phạm nhân quyền khác, liệu Việt Nam có cơ may trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hay không, và nếu trúng cử thì Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ gì về mặt nhân quyền? Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng,Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền tại Đức.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Những đề xuất với Liên minh Mỹ Nhật


2012-10-08
Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế mới đây vừa công bố một Bản báo cáo về liên minh Mỹ Nhật, trong đó có đưa ra một loạt những khuyến nghị với cả hai nước về hợp tác trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, kinh tế, an ninh.
RFA photo
Việt Hà phỏng vấn chuyên gia về an ninh người Nhật Tetsuo Kotani hôm 04/10/2012
Báo cáo này đưa ra giữa lúc có những căng thẳng đang lên giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku mà trung quốc gọi là Điếu Ngư, căng thẳng giữa Nhật và Nam Hàn về các vấn đề lịch sử và chủ quyền đảo TaKeshima hay còn gọi là Dokdo.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Quốc hội Mỹ tố hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia

Theo RFI


Bà June Wang, Phó chủ tịch ZTE giới thiệu máy tính bảng với bộ vi xử lý Intel mới nhất và phần mềm Windows 8, tại San Francisco, California ngày 27/09/2012.
Bà June Wang, Phó chủ tịch ZTE giới thiệu máy tính bảng với bộ vi xử lý Intel mới nhất và phần mềm Windows 8, tại San Francisco, California ngày 27/09/2012.
REUTERS/Robert Galbraith

Tú Anh
Hoa Vi và Trung Hưng Thông Tấn ZTE bị Quốc hội Mỹ đề nghị cấm cửa. Dự thảo báo cáo của Ủy ban tình báo Hạ viện mà AFP có được vào chiều Chủ nhật 07/10/2012 nhận định hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc này không độc lập với chính phủ Bắc Kinh và do vậy có khả năng được sử dụng để đánh cắp công nghệ học và đe dọa an ninh Hoa Kỳ.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

5 lý do vì sao Senkaku không phải lãnh thổ Trung Quốc


2012-10-05
Người Nhật, hay một pháp nhân, ký tên là independentjapan2009 đăng trên youtube một đoạn phim video bằng Anh ngữ trình bày 5 lý do vì sao quần đảo Senkaku không thể thuộc về Trung Quốc.
acus.org photo
Người Nhật giương cờ trên đảo lớn nhất của Senkaku
1. Luật pháp quốc tế:
Vụ kiện “Đảo Palmas” năm 1928 , có một trong những án lệ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ, đã phán quyết như sau:

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Khánh Ly biểu diễn tại Việt Nam? Tình, tiền và những nghịch lý

Theo Dân Làm Báo



"Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Tự do, tự do và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo"...  (Phan Văn Hưng)

Lê Diễn Đức - Trước hết khoan vội vã nghĩ về nghĩa bóng với ý xấu nào đó trong tựa đề bài viết của tôi. Những từ ngữ trong tựa đề có vẻ giật gân nhưng tôi chỉ muốn nói tới ngữ nghĩa đen đích thực của nó.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Xung đột Senkaku/Điếu Ngư làm Toyota giảm 1/2 số xe bán tại Trung Quốc

Theo RFI


Một nhà máy xe hơi của Toyota tại Thiên Tân.
Một nhà máy xe hơi của Toyota tại Thiên Tân.
REUTERS/Stringer

Đức Tâm
Theo báo chí Nhật Bản, trong tháng Chín vừa qua, số lượng xe hơi của tập đoàn Toyota bán tại Trung Quốc đã giảm mạnh so với tháng trước, trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh-Tokyo căng thẳng do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

TƯỚNG HƯỞNG F. (CHƠI) ANH Y TÁ THẾ NÀO?

Theo Quan Làm Báo

Tướng Hưởng F. (chơi) anh y tá tới bên
Quanlambao - Chúng ta đã thấy Anh y tá F. vào cả 10 phương, 9 hướng, nhưng có lẽ không ai biết rằng chính anh y tá lại bị Hưởng F. cho điêu đứng mà có thể 'cú F.' này sẽ làm tiêu tùng cả cuộc đời sự nghiệp của anh y tá luôn.

Tưởng rằng Y tá đã thuộc nằm lòng câu "Ta không phụ người thì người cũng phụ ta" , ai học được chữ ngờ đến 'cuối trào' mới tỉnh ngộ ra Nguyễn Văn Hưởng đã F. anh y tá suốt mấy năm qua mà có mắt như mù đểi cuối cùng lại thua mưu của chính 'cố vấn' của mình!

Hãy xem Tướng Hưởng F. anh y tá thế nào?
 NguyễnVăn Hưởng điên dại ...  Vạchmặt kẻ gài bẫy Phạm Chí Dũng  Đấtnước hỗn loạn lầm than  ÁMSÁT CHỦ TỊCH NƯỚC  Bímật của Tướng Nguyễn Văn Hưởng  Cạm bẫy của tướngNguyễn Văn Hưởng Liênminh Ma-Quỷ Nguyễn Tấn Dũng & Nguyễn Văn Hưởng  Chântướng Nguyễn Văn Hưởng
F. lần thứ X + 1

Trước Đại hội XI, mặc dù đã đến cái tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng tướng Hưởng vẫn chưa bao giờ muốn rời khỏi chính trường, điều y lo sợ là khi về rồi sẽ chết không toàn thây do những tội ác gây ra trong mấy chục năm qua! Nhưng anh y tá lại quá 'ích kỷ' không hiểu nổi tâm trạng của Hưởng nên y đã quyết định tìm 'thầy mới'. Trước đây khi ông Võ Văn Kiệt sắp về thì lập tức Hưởng chạy sang 'phò' Phan Văn Khải, rồi khi 6 Khải buộc phải ra về thì y nhanh chân chạy sang anh y tá, từ đó nương nhờ 'cửa Chúa' mà tác oai tác quái tiếp. Khi thấy 'cửa Chúa' coi mòi cũng chẳng mặn mà nghĩ gì đến tương lai cho mình, Hưởng đã chạy sang Hồ Đức việt để chuẩn bị kịch bản 'soán ngôi'!

Chính vì vậy mà Hưởng đã tuồn tài liệu về Vinashin cho Tiền Phong để khởi sướng loạt bài đầu tiên tấn công anh y tá. Có lẽ đến nay anh y tá vẫn không thể 'tìm' được ra ai là người cung cấp tài liệu cho Tiền Phong?! Đã nhiều lần anh y tá giao cho Hưởng truy tìm xem Đoàn Công Huynh lấy tài liệu từ đâu???? Y tá có biết đâu chính Hưởng đã thông qua Nguyễn Như Phong và tên Luật sư mật vụ' Nguyễn Thắng Cảnh để tuồn tài liệu ra cho Tiền Phong! Bởi vậy mà anh y tá 'chẳng bao giời tìm ra được 'thủ phạm'!

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Asean họp Diễn đàn về Biển Đông

Theo BBC VietNamese

Các quan chức ngoại giao cao cấp của Asean họp tại Philippines để tìm hướng hợp tác và giải quyết bất đồng tại Biển Đông.
Trong ba ngày, Diễn đàn Hàng hải Asean sẽ tập trung vào các chủ đề an ninh hàng hải, cướp biển và bảo đảm tự do lưu thông trong các vùng biển chung.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Trung Quốc tiếp tục củng cố ''tình trạng đã rồi'’ tại Hoàng Sa

Theo RFI


Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ.
Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ.
DR

Trọng Nghĩa
Theo Tân Hoa xã, vào hôm qua, 01/10/2012, nhân Quốc khánh Trung Quốc, một buổi lễ thượng cờ và trỗi quốc ca đã được Bắc Kinh tổ chức trên đảo Phú Lâm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974. Hành động này nằm trong một loạt động thái gần đây nhằm hợp thức hóa hành vi cưỡng chiếm trước đây, khẳng định một tình trạng đã rồi.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Tàu sân bay của Trung Quốc liệu có đắc dụng?



Chuyên gia You Ji của Đại học Quốc gia Singapore nói chiếc HKMH Liêu Ninh này mà bị SU-30 của Việt Nam dập cho hư hại thì thật là cả một sự mất mặt vô cùng to lớn, không đáng đem khối quân dụng khổng lồ này ra để phải chịu hổ thẹn như vậy.
china.com photo
Lễ khai hoạt tàu sân bay Liêu Ninh

Hô to khẩu hiệu “Đoàn kết bảo vệ chủ quyền”

Trung Quốc làm lễ đánh dấu ngày hoạt động chính thức cho chiếc tàu sân bay đầu tiên hôm thứ ba, để khoe với quốc tế về sức mạnh quân sự gia tăng, giữa lúc mối căng thẳng cũng gia tăng với các nước láng giềng vì vấn đề hải đảo và duyên hải.