Ở các nước
phương Tây, trong thế kỷ thứ 20, nền kinh tế phát triển càng ngày càng vượt bậc
kèm theo là mức độ ô nhiễm môi trường càng lúc càng tăng cao. Cũng vì lý do đó,
các nước Âu Mỹ có nền kinh tế phát triển đã quyết định cần phải phát triển công
kỹ nghệ kèm theo là phải giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bởi lẽ nếu bầu
khí quyển chúng ta đang sống bị ô nhiễm thì sẽ tác hại rất lớn đến sức khỏe của
con người. Cho nên cả thế giới đã chọn ngày 5 tháng
6 hàng năm kể từ năm 1972 làm ngày môi trường thế giới.
Tuy
các nước Âu Mỹ đã xem việc bảo vệ môi trường là quan trọng vì điều này là có
liên quan đến bầu khí quyển của chúng ta đang hít thở mà nếu môi trường ô nhiễm
còn ảnh hưởng đến khí hậu tòan thế giới nữa. Lâu nay chúng ta thường nghe danh
từ “hiệu ứng nhà kính” là để chỉ bầu khí quyển bị ô nhiễn làm cho “tầng ô zôn”
của bầu khí quyển càng ngày càng “mỏng” dần đi. Mà tầng ô zôn của bầu khí quyển
lại rất là quan trọng. Tầng ô zôn này giống như là một “filter” có nhiệm vụ
“lọc” những tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời chiếu vào trái đất. Nếu tầng ô
zôn này bị càng ngày càng mỏng đi thì tia tử ngoại có thể vào được trái đất sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.