Translate

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Mấy chuyện tào lao.


Năm 2010, Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hoà Bình cho ông Lưu Hiểu Ba, một nhà bất đồng chính kiến của đất nước Tàu Cộng. Việc làm này của Uy Ban Nobel của Na Uy đã làm cho Tàu Cộng giận dữ và từ đó đến nay, quan hệ giữa Na Uy và Tàu Cộng đã trở nên căng thẳng. Vết thương này vẫn còn đang “mưng mủ” thì đùng một cái, Ủy Ban Nobel  Na Uy đã chính thức mời Đức Đạt Lai Lạt Ma sang thăm Na Uy nhân dịp kỷ niệm 25 năm ông được trao giải Nobel Hòa Bình của Na Uy, nhưng lần này là do nhóm Phật Giáo của Na Uy mời ông đến chứ không phải là lời mời của Ủy Ban Nobel Hòa Bình hay là của chính phủ Na Uy. Tuy nhiên, đây giống như là một “thùng nước lạnh tạt thẳng vào mặt Tàu Cộng” làm chúng “nhảy đùng đùng”. Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Tàu Cộng Hoa Xuân Ánh đã tuyên bố là chúng phản đối bất cứ quốc gia nào đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, phản đối bất cứ chính phủ nào có cuộc tiếp xúc chính thức giữa quan chức chính phủ đó với Ngài.

Từ sau khi Tàu Cộng xua quân xâm lược Tây Tạng và  chiếm nước này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lãnh đạo người dân Tây Tạng nổi dậy chống lại bè lũ Tàu Cộng xâm lược cướp nước. Mao Trạch Đông, người lãnh đạo của Tàu Cộng đã xua quân sang đánh khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma và những nghĩa quân quả cảm của Tây Tạng phải thua và Ngài chạy sang Ấn Độ lưu vong và thành lập chính phủ Tây Tạng lưu vong. Kể từ đó đến nay, bè lũ Tàu Cộng xâm lược đã đặt Đức Đạt Lai Lạt Ma ra ngoài vòng pháp luật và tuyên bố rằng chúng không muốn bất cứ chính phủ nào tiếp đón Ngài. Bất chấp những lời lẽ ngạo ngược của Tàu Cộng, rất nhiều quốc gia Tây Phương cũng như nhiều nước khác đã không ngần ngại mởi và tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma một cách trọng thể và lấy làm trọng vọng Ngài. Những việc làm này của chính phủ các nước Tây Phương đã làm Tàu Cộng giẫy nẩy như “đĩa mắc phải vôi”. Chúng lồng lộn, căm tức nhưng chính phủ các nước này vẫn bình thản và coi như pha. Thậm chí trong chuyến viếng thăm Tàu Cộng của thủ tướng Anh David Cameron vừa qua, ông đã khẳng định “không hề hối tiếc” khi mời Đức Đạt Lai Lạt Ma sang thăm Anh Quốc và đón tiếp Ngài vào tháng 5 năm 2012.