Translate

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Nhớ Lê Công Định

Theo Dân Làm Báo


Lê Thăng Long - Năm 2008 tôi tư vấn cho một một đối tác nước ngoài thực hiện một dự án tại Hà Nội. Liên quan đến tư vấn luật, tôi giới thiệu cho họ một công ty luật ngoài Hà Nội để thuận tiện phối hợp. Nhưng đối tác này dứt khoát phải vào tận Tp. HCM để trao việc này cho DCLaw. Tôi hỏi vì sao thì được trả lời rằng họ được bạn bè ở nước ngoài giới thiệu rằng hãng luật này có một trong những luật sư giỏi nhất về luật thương mại quốc tế ở Việt Nam. Tôi cười vui vì biết công ty luật DCLaw là của bạn mình, luật sư Lê Công Định. Sau này tôi được biết đối tác nói trên đã trả cho DCLaw hàng trăm ngàn USD phí tư vấn tính theo giờ làm việc (gần 400 USD/giờ).

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với phật tử Việt Nam : Chủ nghĩa Mác đã chết

Theo RFI


Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
REUTERS

Tú Anh
Phân chia tài sản đồng đều là một nguyên tắc hấp dẫn của chủ nghĩa Mác, nhưng không bao giờ được thực hiện, còn các chế độ cộng sản luôn luôn tìm cách kiểm soát đời sống và tư lưởng con người. Điều này không thể chấp nhận được. Trên đây là thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi pháp đàm dành cho phái đoàn 102 phật tử Việt Nam tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi đặt bản doanh của chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Đồng Hồ, Hiến Pháp & Phạm Thanh Nghiên


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Lời thưa đầu: Bài viết sau đây – với nhiều dữ kiện liên quan đến vụ án của bà Phạm Thanh Nghiên và ông Nguyễn Xuân Nghĩa – đã được đăng tải lần đâu tiên tại diễn đàn talawas vào ngày 17 tháng 9 năm 2008, một ngày trước khi hai nhân vật này bị bắt giam và kết án nhiều năm tù, với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Bà Phạm Thanh Nghiên đã được trả tự do vào ngày 18 tháng 9 vừa qua, và đã tuyên bố như sau trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA: “Không có lý do gì không tiếp tục tranh đấu."
 Chúng tôi xin đăng tải lại trên diễn đàn này với hy vọng làm sáng tỏ thêm, phần nào, lý do “tiếp tục tranh đấu” của người phụ nữ bất đồng chính kiến can trường và trẻ tuổi này.
Trân trọng
 
Tưởng Năng Tiến, RFA blog

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Công ty Anh thăm dò dầu vùng tranh chấp

Theo BBC VietNamese News


Dàn khoan dầu khí (ảnh minh họa)
Dầu thô đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Việt Nam
Công ty thăm dò dầu khí Soco International Plc (SIA) cho hay có thể sẽ cùng Việt Nam đầu tư vào khu vực vẫn đang tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Hãng tin tài chính Bloomberg hôm 22/9 vừa có cuộc phỏng vấn với Tổng giám đốc SIA Ed Story tại Bangkok, trong đó ông Story nói công ty của ông có thể sẽ ký hợp đồng với phía Việt Nam trong năm tới.
Theo thống kê của hãng dầu BP Plc, sản lượng dầu thô Việt Nam sản xuất đang sụt giảm. Sau khi đạt đỉnh điểm 427.000 thùng vào năm 2004, sản lượng hàng năm của Việt Nam đã giảm gần 1/4, năm ngoái đạt 328.000 thùng/ngày.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Hoa Kỳ và Châu Âu kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba blogger

Theo RFI


Biểu tình tại Sài Gòn ủng hộ ba blogger Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phạm Thanh Hải.
Biểu tình tại Sài Gòn ủng hộ ba blogger Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phạm Thanh Hải.
DR

Thụy My
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hôm qua 24/09/2012, đã ra thông cáo cho biết Washington « quan ngại sâu sắc » về việc ba blogger Việt Nam bị kết án từ 4 đến 12 năm tù vì tội tuyên truyền chống Nhà nước, đòi phải trả tự do cho họ. Cũng trong hôm qua, Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố « vô cùng lấy làm tiếc » về bản án trên, còn Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu đòi trả tự do ngay lập tức cho ba blogger.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

VN xử nặng Điếu Cày và Tạ Phong Tần

Theo BBC VietNamese

Blogger Điếu Cày
Blogger Điếu Cày làm chính quyền phật lòng vì lên tiếng về chủ quyền biển đảo
Tòa án Việt Nam đã tuyên bản án cho các blogger bị kết tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước tại phiên tòa sáng nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hãng tin Pháp AFP đưa tin từ phiên tòa cho biết ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, lãnh án nặng nhất là 12 năm tù.

Còn Phan Thanh Hải, chủ blog Anhbasaigon, nhận mức án nhẹ nhất là 4 năm tù giam.Bà Tạ Phong Tần, vốn từng là sỹ quan công an và sau đó lập blog Công lý và Sự thật, bị kết án 10 năm tù.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Cuộc chiến giữa thiện và ác

Theo NguoiViet Online

Ngô Nhân Dụng

Các bloggers và nhà báo tự do ở Việt Nam mới gửi đi một “Bản lên tiếng chung” về trường hợp nhà báo Hoàng Khương bị xử bốn năm tù, đang chờ ngày ra trước tòa phúc thẩm. Trong bản lên tiếng này, các nhà báo kêu gọi, “Chúng ta sẽ luôn đứng bên anh, đứng cùng chiến tuyến của anh, và tiếp tục dấn thân vào cuộc chiến giữa thiện và ác này.”
Theo nội dung bản lên tiếng thì chúng ta hiểu “Cuộc chiến giữa thiện và ác” ở đây là giữa guồng máy tham nhũng và nạn nhân là người dân Việt. Câu chuyện bắt đầu từ những bài báo của Hoàng Khương, tên thật là Nguyễn Văn Khương, tố giác nạn tham nhũng của cảnh sát quận Bình Thạnh, đăng trên báo Tuổi Trẻ vào Tháng Bẩy năm 2011. Trong bài báo kể một vụ ăn hối lộ cụ thể, Hoàng Khương đã chụp được cả hình Thượng úy Công an Huỳnh Minh Ðức đang đếm tiền, mười triệu đồng Việt Nam, với bộ mặt rất thản nhiên như đang nhận tiền công sửa xe hay bán dầu cháo quẩy vậy.
Các chi tiết kể ra trong bài báo của Hoàng Khương sống động như ký giả có mặt tại chỗ: “Ông Hoàng hỏi đưa trước 10 ‘chai’ (triệu) được không, ông Huỳnh Minh Ðức nhanh nhẩu bảo 'được.' Ông Hoàng đếm tiền đặt trên bàn, ông Ðức xếp lại ngay ngắn rồi đút túi và nói, 'Chủ Nhật đưa giấy tờ xe, khoảng Thứ Năm, Thứ Sáu lấy xe, khỏi ra phường kiểm điểm.' Ông Hoàng nói Hòa (người lái chiếc xe bị bắt) không có giấy phép lái xe. Ông Ðức du di 'không có thì thôi.' Thấy ông Hoàng chưa thật sự yên tâm, ông Ðức hứa chắc nịch: 'Vụ này đã thành công 99%!'”

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Ls.Nguyễn Văn Đài - CLB Nhà Báo Tự Do có tội hay không?

Theo X- Café

Ls. Nguyễn Văn Đài
Sau mấy lần hoãn xử, ngày 24 tháng 9 tới đây, Tòa án thành phố HCM sẽ đưa những thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” được quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự.
Việc các cơ quan tư pháp của Việt Nam bắt giữ các thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do đã gây ra sự quan ngại của tất cả các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền và chính phủ nhiều nước. Rất nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Hơn chục tàu Trung Quốc vẫn hiện diện gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Theo RFI


Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/09/2012.
Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/09/2012.
REUTERS/Stringer

Đức Tâm
Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản, ngày hôm nay, 21/09/2012, 13 tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc vẫn hiện diện gần vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Đồng thời, một tàu của Đài Loan cũng đang tiến về phía vùng biển này và chỉ cách Uotsuri, đảo lớn nhất trong vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 44 km.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Từ Radio Đến iPod Bao Năm Rồi Vẫn Thế


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Nghe đài, đọc báo của ta
 Chớ nghe đài địch, ba hoa nói càn
Ca dao thời XHCN
 "Tôi biết Nguyễn Lương Bằng từ năm tôi lên mười. Một hôm cha tôi trở về khuya, mặt đăm chiêu. Ông nói nhỏ với mẹ tôi :"Anh Sao Đỏ vượt ngục rồi !"
- Anh ấy hiện ở đâu ? - mẹ tôi lo lắng.
- Đang đợi xem sao. Tụi nó lùng dữ lắm. Treo giải thưởng một vạn đồng Đông Dương cho cái đầu Sao Đỏ.
- Đã có chỗ trốn cho anh ấy chưa ?
- Mình phải lo cho anh ấy thôi !
Mẹ tôi nói rằng không thể để Sao Đỏ ở nơi nào khác, mọi chỗ đều không an toàn, đều nguy hiểm. Phải đưa ông về nhà mình. Đó chính là chỗ mật thám ít ngờ nhất - chúng không nghĩ Nguyễn Lương Bằng lại về nhà người bạn tù vừa được tha.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Thêm một người trở về với Nhân Dân

Theo Dân Làm Báo


Kính thưa các bạn thôn Dân Làm Báo! 

Nhóm công dân Việt Nam (Khánh Hòa) vừa nhận được thông tin từ một người bạn muốn giấu tên: Sau khi nói chuyện về việc anh Nguyễn Chí Đức muốn trả thẻ đảng viên cộng sản, người bạn của chúng tôi cho biết rằng một người có liên quan đến anh Đức - anh Tô Hoài Nam - cũng đã từ bỏ đảng. 

Xin hãy chào mừng các anh trở về với Nhân dân!

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Vụ Tập Cận Bình phản ánh tư duy lãnh đạo lạc hậu của đảng Cộng sản Trung Quốc

Theo RFI


Ông Tập Cận Bình. Ảnh chụp tại Dublin tháng 2/2012
Ông Tập Cận Bình. Ảnh chụp tại Dublin tháng 2/2012
REUTERS/David Moir/Files

Đức Tâm
Hủy một loạt cuộc gặp với chính khách nước ngoài, vắng bóng trên chính trường gần hai tuần lễ, ông Tập Cận Bình, người sẽ trở thành lãnh đạo số một của Trung Quốc, tái xuất hiện hôm 15/09/2012 với bộ mặt tươi cười và làm như không có việc gì đã xẩy ra. Kể từ khi phó chủ tịch Trung Quốc vắng mặt cho đến khi quay lại hoạt động, Bắc Kinh không hề có một lời giải thích.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Lại nói về sự thỏa hiệp chính trị

Theo Dân Làm Báo


Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Cuộc đấu tranh để đạt được một thể chế chính trị tốt đẹp hơn, bản thân nó là một cuộc đấu tranh chính trị. Dù những người đấu tranh không phải là những người làm chính trị đúng nghĩa; họ thuộc đủ mọi thành phần xã hội, từ sinh viên, những người hoạt động xã hội thiện nguyện, nghệ sĩ, trí thức khoa bảng, nhà văn, nhà báo, luật sư... với những ưu thế sẵn có, họ lên tiếng cho Dân chủ Tự do, nhưng với một thái độ chính trị nhất định và với sự phản kháng chính trị dành cho nhà cầm quyền độc tài, cuộc đấu tranh ấy của họ là một cuộc đấu tranh chính trị và mang đầy đủ tính chất của sự đấu tranh chính trị.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Song Chi - Bộ mặt thật của Thủ Tướng


Song Chi/Người Việt
Ngày 12 tháng 9, văn phòng chính phủ Việt Nam đã có “công văn hỏa tốc số 7169/VPCP-NC thông báo ý kiến của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải nội dung chống đảng và nhà nước”.

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người ra lệnh ‘xử’ các trang mạng ‘chống đảng và nhà nước’. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages)
Các trang báo mạng cụ thể được nêu tên là Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Biển Ðông...
Văn bản cũng cấm “Các bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.”

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Việt Nam: con hổ khốn cùng


2012-09-14
Với ít ỏi triển vọng cải tổ có ý nghĩa, nền kinh tế sẽ còn lung lay thêm nữa.
National Geographic photo
Cô hổ cái Bengal có bầu được cứu và thả sau khi chạy về làng, bị dân làng Ấn Độ bắt và đánh đập

Cơn ác mộng

Những tuần lễ vừa qua là cả một cơn ác mộng cho giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, những người tự hào là đã đem lại ổn định chính trị và kinh tế cho 90 triệu người dân Việt.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Trần Mạnh Hảo - Các Mác bác bỏ văn bản cấm tự do báo chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Trần Mạnh Hảo viết văn, viết báo, làm thơ, phê bình văn học
Ngày 12/09/2012 trên các báo lề phải (mà không phải) , lề trái (mà không trái) đều có in lệnh cấm tự do báo chí của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, có đoạn viết như sau:
Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước
(Chinh phu.vn) – Ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước...

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Đài Loan điều hai tàu tuần duyên đến vùng Điếu Ngư/ Senkaku

Theo RFI


Tàu tuần duyên Đài Loan đối đầu với tàu Nhật Bản tại vùng Senkaku / Điếu Ngư (REUTERS /Taiwan Coast Guard)
Tàu tuần duyên Đài Loan đối đầu với tàu Nhật Bản tại vùng Senkaku / Điếu Ngư (REUTERS /Taiwan Coast Guard)

Đức Tâm
Một quan chức thuộc lực lượng tuần duyên Đài Loan, ngày hôm nay, 13/09/2012, cho AFP biết là cơ quan này điều hai tàu đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tàu tuần duyên của Đài Loan sẽ có mặt trong vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ 20 đến 30 hải lý (khoảng 37 đến 56km) về phía tây, với mục đích bảo vệ các ngư dân Đài Loan đang đánh bắt hải sản tại đây.
Đài Loan quyết định điều tàu tuần duyên đến Điếu Ngư/Senkaku sau khi chính phủ Nhật Bản, hôm thứ Ba, 11/09, thông báo đã hoàn tất việc mua lại một số hòn đảo trong khu vực.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Nhận định về căng thẳng trong Đảng

Theo BBC News

Bộ ba lãnh đạo Việt Nam
Giới quan sát nói đang có sự đấu tranh giữa ba lãnh đạo chóp bu
Mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện qua các vụ truy bắt 'sai phạm kinh tế' gần đây, tiếp tục được giới quan sát nước ngoài chú ‎ý.
Viết trên trang mạng BấmAsia Sentinel hôm 6/9, cây bút David Brown nhận định sự kiểm soát chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đang bị suy yếu”.

Dẫn lời các nhà ngoại giao và một số học giả phương Tây, tác giả nhắc lại trong thời gian trước Đại hội Đảng XI đầu năm ngoái, ông Trương Tấn Sang “có cố gắng mạnh mẽ để lật ông Dũng ở vị trí Thủ tướng.”Nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu này viết: “Nếu ông Dũng đi xuống, các thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ đi theo.”

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Trung Cộng và Đài Loan càng ngày càng ngang ngược.


Theo RFI



Người Trung Quốc biểu tình đòi chủ quyền ở Điếu Ngư/Senkaku, trước cửa lãnh sự quán Nhật ở Hồng Kông, 11/09/2012.
Người Trung Quốc biểu tình đòi chủ quyền ở Điếu Ngư/Senkaku, trước cửa lãnh sự quán Nhật ở Hồng Kông, 11/09/2012.
REUTERS/Tyrone Siu

Thụy My
Bắc Kinh điều hai tàu hải giám đến biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Tân Hoa Xã hôm nay 11/09/2012 loan báo như trên, cho biết hành động này « nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc ».

Các tàu hải giám này không thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc, nhưng do Cục Hải dương Quốc gia quản lý, và cục này trực thuộc Bộ Tài nguyên Lãnh thổ.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Thủ Thiêm: Ném bom xăng chống cướp đất, một phụ nữ bị CA bắt

Theo Dân Làm Báo


* Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2: Cướp đất = Thi hành công vụ 

Danlambao - Theo tin từ tác giả Người Thủ Thiêm gửi đến Danlambao, lúc 16h45 ngày 6/9/2012, cô Trần Thị Ngọc Muội (nhà ở 23/5A, Trần Não, Quận 2) đã bị công an ập vào nhà bắt đi với cáo buộc "Chống người thi hành công vụ".

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Văn Công Hùng - Té ra dân mình còn nghèo lắm, khốn khổ lắm


Văn Công Hùng
Hôm nọ mình xem tivi thấy đồng chí tổng bí thư đến thăm một xã nghèo nào đó ở Nghệ An thì phải, đồng chí mặt cười rất tươi như vốn có bảo đại ý xã nghèo mà như thế này thì oách quá. Đồng chí đi qua thấy bao nhiêu điện đường trường trạm, ô tô chạy veo véo. Ở đây dân thu nhập bình quân gần 10 triệu/ năm (đoạn này mình nhớ láng máng, nếu sai thì xin lỗi) là... khá rồi. Nghe mà rưng rưng các bác ạ.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Bẫy việt vị của Thủ Tướng

Theo Bauxite VietNam

clip_image001
Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là "gây rối Thủ đô", là có "các thế lực chống đối trong và ngoài nước".
Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của Thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt...
Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bàNguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về "lợi ích nhóm" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương Bốn. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Quốc thương lượng với khối Đông Nam Á

Theo RFI


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton họp báo tại Bắc Kinh 05/09/2012 (REUTERS)
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton họp báo tại Bắc Kinh 05/09/2012 (REUTERS)

Thanh Phương
Tuyên bố ngày hôm nay, 05/09/2012 tại Bắc Kinh sau khi gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, « vì lợi ích chung », Trung Quốc và ASEAN nên khởi động tiến trình ngoại giao để đạt đến một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, nhằm ngăn tranh chấp chủ quyền biển đảo leo thang thành xung đột trong khu vực.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Thêm các nhà lập pháp Đài Loan ra thăm Trường Sa trong lúc có tập trận

Theo VOA News


Một cuộc tập trận thường niên của quân đội Ðài Loan


    Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

    Trung Quốc lại cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào tranh chấp biển đảo

    Theo RFI


    Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp.
    Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp.
    Reuters

    Đức Tâm
    Một ngày trước khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Bắc Kinh, hôm nay, 03/09/2012, Trung Quốc lại lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ nên khuyến khích ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương và không nên can dự vào các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.

    Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

    Mọi điều bạn tưởng bạn biết về Trung Quốc là sai lầm

    Theo Bauxite VietNam

    (Có phải chúng ta quá bị ám ảnh về sự trỗi dậy của TQ trong khi lẽ ra chúng ta phải lo lắng về sự suy sụp của nó)
    Minxin PeiForeign Policy, 29-8-2012
    Trần Ngọc Cư dịch
    Trong 40 năm qua, người Mỹ thường chậm chạp trong việc nhận ra vận nước đang đi xuống của các đối thủ bên ngoài. Trong thập niên 1970 họ coi Liên Xô cao hơn họ một cái đầu – đang ở thế đi lên, mặc dù nạn tham nhũng và tình trạng thiếu hiệu năng đang phá hủy những cơ quan trọng yếu của một chế độ cộng sản đang suy tàn. Vào cuối thập niên 1980, người Mỹ sợ Nhật Bản đang qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế. Nhưng chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism), cơn điên đầu cơ, và nạn lạm quyền chính trị biểu hiện suốt thập niên 1980 đã dẫn đến sự suy sụp của kinh tế Nhật Bản năm 1991.