Translate

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Biểu tình chống Trung Quốc: Tất cả họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn


2012-06-26
Sau khi Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật biển, xuất hiện trên mạng Internet lời kêu gọi tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7 tới đây.
Photo by Nguyen Lan Thang
Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng đoàn người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội năm 2011
Liệu lời kêu gọi này có được đáp ứng tạo ra những cuộc biểu tình giống mùa hè năm ngoái hay không? Và liệu sẽ có những điểm khác biệt khi cả phía an ninh và người biểu tình học được những kinh nghiệm từ những gì xảy ra năm ngoái?

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Trương Nhân Tuấn - Vài nhận định sơ khởi về bộ Luật Biển Việt Nam 2012.


Trương Nhân Tuấn
Bộ Luật Biển của Việt Nam mong chờ từ bấy lâu nay cuối cùng được quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 với đa số tuyệt đối 495/496. Ngoài một số chi tiết được báo chí tiết lộ, toàn bộ nội dung bộ Luật này vẫn chưa được công bố để toàn dân được tham khảo, mặc dầu tin tức cho rằng hiệu lực của nó sẽ được áp dụng bắt đầu từ đầu năm 2013. Bộ Luật gồm 7 chương với 55 điều. Có lẽ chương 2 của bộ Luật sẽ gây nhiều chú ý cho mọi người, vì nó quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo… Riêng điều 1 bộ Luật tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu đúng vậy thì bộ Luật phần nào đã thỏa mãn sự quan ngại của người dân về chủ quyền (và quyền chủ quyền) của Việt Nam tại hai quần đảo này. Tin tức cũng cho biết nội dung bộ Luật Biển Việt Nam (LBVN) được dựa trên nguyên tắc của bộ "Luật quốc tế về Biển của Liên Hiệp Quốc", tức bộ Luật quốc tế về Biển 1982.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Trung Quốc kêu gọi ASEAN hãy giữ lập trường độc lập

Theo RFI

Trung Quốc kêu gọi ASEAN hãy giữ lập trường độc lập

Theo đại diện bộ Ngọai giao Trung Quốc, ASEAN không nên trở thành công cụ của các nước lớn (Reuters)
Theo đại diện bộ Ngọai giao Trung Quốc, ASEAN không nên trở thành công cụ của các nước lớn (Reuters)

Đức Tâm
Phải chăng Trung Quốc đã phải dịu giọng trước việc các nước ASEAN, do lo ngại về thái độ hung hăng của Bắc Kinh, đã tìm cách nhích lại gần Hoa Kỳ hơn. Báo trên mạng Thái Lan The Nation, hôm nay 25/06/2012, đã đăng bài phỏng vấn thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bà Phó Doanh (Fu Ying) nói về vai trò của ASEAN, quan hệ giữa khối này và Trung Quốc.

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 1/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 2/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 2/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 3/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 4/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 5/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 6/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 7/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 8/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 9/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 10/11

Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 11/11

Việt Nam đang cố vô hiệu hóa công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc


2012-06-22
Cuối tháng trước, trên trang web của Chương trình Nghiên cứu biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, có một bài viết bằng tiếng Anh, khẳng định, trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam đã từng có hai quốc gia riêng biệt
RFA file
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
và cũng vì vậy, công hàm do ông Phạm Văn Đồng – Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, gửi ông Chu Ân Lai – Thủ tướng Trung Quốc, thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, không có chút giá trị nào về mặt luật pháp quốc tế.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Andrew J. Nathan - Khổng Tử và thùng phiếu bầu cử

Andrew J. Nathan
Quang Thành chuyển ngữ
Tại sao những giá trị châu Á không hề cản trở dân chủ
Bắt đầu từ giữa những năm 1980, làn sóng dân chủ hóa thứ ba đã quét qua châu Á, mang nền chính trị đa đảng sôi động đến cho các chế độ độc tài trước đây như Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy vậy, ngày nay, theo tính toán của Doh Chull Shin, trong 16 nước Đông Á và Đông Nam Á hiện nay chỉ bao gồm sáu nền dân chủ đang hoạt động - một tỷ lệ kém hơn so với mức trung bình trên toàn thế giới là cứ 10 nước thì có 6 nền dân chủ. Khu vực này tiếp một số chế độ độc tài dai dẳng nhất của thế giới. Trong khi đó, Campuchia, Philippines, và Thái Lan đã từ lâu chơi trò bập bênh giữa các chính phủ được bầu và không được bầu. Thêm vào đó,thành công kinh tế cũng như sự ổn định chính trị của Trung Quốc đã khiến cho quốc gia này trở thành một mô hình nghiên cứu đáng ghen tị bởi những “ông lớn” trên khắp thế giới. Vậy, mô hình này có ý nghĩa như thế nào đối với châu Á mà sao quá khó khăn để dân chủ bám rễ?
Một phần giải thích có thể bắt nguồn từ nền văn hóa. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về văn hóa đôi khi có thể bóp méo hơn là soi rọi mối quan hệ giữa các giá trị và nền quản trị. Đây chính là cuộc tranh luận kéo dài về việc liệu các giá trị truyền thống châu Á có tương thích với nền dân chủ - một tranh cãi mà cuốn sách của Shin cố gắng giải quyết bằng cách tách biệt những gì là huyền thoại khỏi những sự kiện và những gì là giả định khỏi bằng chứng.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Đào Tuấn - Luật Biển, báo chí và nhân dân


Đào Tuấn
Một bộ luật mà người dân có muốn cũng không thể biết có thể gọi là gì nếu như không phải là một bộ luật bí mật?
Điều mà báo chí quan tâm nhất trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, có lẽ chính là việc QH có thông qua luật Biển? Và báo chí sẽ đưa những gì, đưa như thế nào về dự án được xem là quan trọng nhất trong kỳ họp lần này?

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Josephine Cẩm Vân: Nữ bác sĩ - Thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ

Theo VOA News

Bác sĩ quân y phi hành - Thiếu tá hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân trong một chuyến đi Việt Nam giúp bệnh nhân nghèo

Một cô gái trẻ Việt Nam vừa là bác sĩ vừa là thiếu tá hải quân Hoa Kỳ. Đó là câu chuyện thành công của bác sĩ-thiếu tá quân y phi hành Josephine Nguyễn Cẩm Vân mà Tạp chí Thanh Niên có dịp giới thiệu với quý vị trong chương trình hôm nay.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Trung Quốc bị tố cáo bóp méo lịch sử vì mục đích chính trị

Theo RFI


Một đoạn trong Vạn Lý Trường Thành .
Một đoạn trong Vạn Lý Trường Thành .
REUTERS

Lê Phước
Thời gian qua, báo chí Pháp tốn không ít giấy mực để phân tích cái gọi là quyền lực mềm do chính phủ Bắc Kinh áp dụng để mở rộng qui mô ảnh hưởng văn hóa song hành cùng sự phát triển ngày càng lớn mạnh của kinh tế và quân sự. Nhật báo Le Monde hôm nay đi vào một chi tiết khác của chính sách bành trướng văn hóa Trung Hoa với bài viết chạy dòng tựa mỉa mai : « Nhìn từ Hàn Quốc, vạn lý trường thành đâu có to như thế ».

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

TS Nguyễn Xuân Diện bị "chiếu tướng"

2012-06-13
TS Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm VN tiếp tục gặp khó khăn sau khi ông vừa bị chuyển công tác, trong bối cảnh nhà cầm quyền VN xúc tiến kiểm soát chặt chẽ Internet, nhất là giới bloggers.
Photo courtesy of danluan.org
TS Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm VN

Triệu tập, điều tra

Sau khi Viện Hán Nôm bị 6 phần tử bất hảo mệnh danh là “thương binh nặng” tới “đại náo”, quậy phá, văn tục, tô hô, uy hiếp TS Nguyễn Xuân Diện, hành hung nhân viên của Viện hôm 18 tháng 5, tiếp theo những bài báo trên các tờ Quân đội Nhân dân, Cựu Chiến binh “đồng loạt ra quân” – nhưng với nội dung bất nhất - đề cao hành động của những kẻ có tác phong côn đồ ấy; sau khi Sở Thông tin và Truyền thông cùng công an gọi TS Nguyễn Xuân Diện tới để tra hỏi, qua đó, cụ Lê Hiền Đức lâm nạn, thì TS Nguyễn Xuân Diện hiện bị chuyển công tác từ Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm thành Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Văn bản Văn học thuộc Viện Hán Nôm.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Việt Nam đề nghị Nhật Bản cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông

Theo RFI

Giàn khoang khai thác mỏ dầu của Việt Nam trên Biển Đông (pvn.vn)
Giàn khoang khai thác mỏ dầu của Việt Nam trên Biển Đông (pvn.vn)

Thanh Phương
Hôm nay, 13/06/2012, tờ nhật báo kinh tế Nikkei Shimbun của Nhật Bản loan tin là tập đoàn dầu khí Việt Nam Petrovietnam dự định mời các công ty Nhật Bản tham gia phát triển khoảng 20 lô dầu khí ở vùng Biển Đông.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Nhà thầu TQ đưa lao động vào Hải Phòng

Theo BBC News

Công nhân TQ tại công trình nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (Ảnh: Báo Đất Việt)
Các công nhân Trung Quốc theo chân nhà thầu của họ vào Việt Nam
Tin cho hay hiện có hàng nghìn người Trung Quốc làm việc trên công trường nhà máy nhiệt điện Hải Phòng ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên.
Báo Đất Việt nói con số lên tới gần 1.300 lao động.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Bắc Kinh tuyên bố không rút khỏi vùng đảo đá ngầm Scarborough

Theo RFI

Bãi đá ngầm Scarborough, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. (Reuters)
Bãi đá ngầm Scarborough, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. (Reuters)

Tú Anh
Hải thuyền của chính phủ Trung Quốc tiếp tục « canh chừng » tại vùng đảo đá ngầm Scarborough theo tên gọi của Philippines mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Trên đây là nội dung lời tuyên bố của bộ Ngoại giao Trung Quốc sau khi Manila thông báo rút hết tàu tuần tra và tàu đánh cá ra khỏi khu vực tranh chấp để « làm giảm bớt căng thẳng ».

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Thụy Khuê - Cuộc chiến Việt-Trung trong "Xe lên xe xuống" của Nguyễn Bình Phương

Thụy Khuê
canh.jpg

Bìa tiểu thuyết Xe lên xe xuống của Nguyễn Bình Phương (Ảnh Người Việt)
Trong tiểu thuyết Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương kể chuyện một đứa nhỏ mỗi lần nghe thấy tiếng rao của ông thiến lợn là nó hoảng sợ, hai chân chụm lại giấu chim, nhắm mắt tự hỏi: ai là người đẻ ra những ông thiến lợn? Một giọng ôn tồn bảo: khi người ta tìm ra mẹ của kẻ thù thì kẻ thù mất sức mạnh. Câu nói bí ẩn, dĩ nhiên thằng nhỏ chẳng hiểu gì, bởi đó là bí quyết tồn tại của nhà văn trong một xã hội niêm phong: muốn yên thân thì chớ có loay hoay điều tra ai là mẹ của những ông thiến lợn. Tìm đến cội rễ của ung thư, đào mả các đại trùng hiển nhiên là hiểm nguy có thể kề tính mệnh.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Cam Ranh là chìa khóa cho Biển Đông?


Bộ trưởng Leon Panetta hạ cánh xuống Cam Ranh
Ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, hôm 3 tháng 6 đã đến viếng căn cứ Cam Ranh. Đây là chuyến thăm viếng căn cứ Cam Ranh đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ kể từ khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ sau Hiệp Định Paris 1973.
Căn cứ Cam Ranh là một quân cảng quan trọng, và có thể nói ai quản lý Cam Ranh là người kiểm soát Biển Đông và con đường thông thương huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên phía Bắc Thái Bình Dương.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Đông Nam Á đua nhau mua sắm tàu ngầm

Theo RFI

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Shangri-La (REUTERS)
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Shangri-La (REUTERS)

Anh Vũ
Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thế giới. Một cuộc chạy đua vũ trang đang rộ lên ở nhiều nước trong khu vực thời gian gần đây cùng với đà gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết đề cập đến « cuộc chạy đua trang bị tàu ngầm ở Đông Nam Á » nhân cuộc đối thoại quốc tế về an ninh vừa diễn ra tại Shangri-La, Singapore từ ngày 01-03/06/2012.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Sài Gòn kỷ niệm một năm ngày xuống đường phản đối Trung Quốc xâm hại lãnh hải Việt Nam

Theo Dân Làm Báo


NO-U Saigon - Tối ngày 5/6/2012, kỷ niệm một năm ngày Sài Gòn và Hà Nội xuống đường phản đối Trung Quốc xâm hại lãnh hải Việt Nam, rất đông các bạn trẻ tập trung ra khu vực công viên 30/04 để "cafe" với nhau. 

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Một năm biểu tình chống Trung Quốc

Theo BBC News

Đã một năm qua kể từ khi bùng phát các cuộc biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông.
Sáng Chủ nhật ngày 5/6/2011, hai cuộc biểu tình cùng lúc diễn ra tại Hà Nội và Sài Gòn với con số người tham gia lên tới hàng nghìn.
Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Lý do trực tiếp là dư luận trong nước lúc đó vô cùng bức xúc trước việc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn, cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của PetroVietnam trên thềm lục địa của Việt Nam hôm 26/05/2011.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Thăm Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn gửi một thông điệp đến Trung Quốc

Theo RFI

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện với các thành viên thủy thủ đoàn, khi đi thăm tàu Richard E. Byrd tại vịnh Cam Ranh, 03/06/2012.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện với các thành viên thủy thủ đoàn, khi đi thăm tàu Richard E. Byrd tại vịnh Cam Ranh, 03/06/2012.
REUTERS/Jim Watson/Pool

Đức Tâm
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã khai thác chuyến công du Việt Nam để đưa ra một thông điệp rõ ràng là Washington có ý định hỗ trợ các đồng minh trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương phát triển và bảo vệ quyền tự do thông thương hàng hải ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc khẳng định một cách quyết đoán là có chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển này.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Mỹ sẽ sớm bán vũ khí cho Việt Nam?


Hai thượng nghị sỹ Joe Lieberman (bên trái) và John McCain trong một cuộc họp báo
Hai thượng nghị sỹ, đặc biệt là ông John McCain, có mối quan tâm lớn tới Việt Nam
Thượng nghị sỹ John McCain nói quá trình thương thảo về bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đang diễn ra 'một cách tích cực'.
Nói chuyện với BBC tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La, ông McCain bày tỏ lạc quan, rằng ông hài lòng về sự phát triển "quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Hồ sơ Biển Đông nổi bật trong chương trình nghị sự Đối thoại Shangri-La Singapore

Theo RFI


Đối thoại Shangri-La lần thứ 10, 03-05/06/2011, tại Singapore (ảnh:www.IISS.org)
Đối thoại Shangri-La lần thứ 10, 03-05/06/2011, tại Singapore (ảnh:www.IISS.org)

Trọng Nghĩa
Kể từ hôm nay, 01/06/2012, diễn đàn hiếm hoi về an ninh và quốc phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương - tên chính thức là Đối thoại Shangri – La - khai mạc tại Singapore, tập hợp quan chức quân sự, quốc phòng cao cấp của khoảng 30 nước. Hồ sơ an ninh ở Biển Đông sẽ nổi bật trong chương trình thảo luận, bên cạnh chính sách tái cân bằng lực lượng của Mỹ qua vùng châu Á, một chủ trương không hề được Trung Quốc nhìn với con mắt thiện cảm.