Quốc tế Cộng
Sản có bản nhạc gọi là “Quốc tế ca” có những câu mở đầu như sau:
“Vùng lên, hỡi
các nô lệ ở thế gian
Vùng lên, hỡi ai
cực khổ bần hàn...”
Vậy thì xã hội
tiền tư bản châu Âu thời mà Karl Marx ngồi viết nên quyển “Tư bản
luận” có ghê gớm đến độ để ông ta phải lên tiếng phê phán và xã hội
Cộng Sản từ khi được thành lập cho đến nay chỉ còn một nhúm mấy
nước so sánh với xã hội tư bản từ khi nền tư bản thế giới còn phôi
thai cho đến ngày nay có gì là khác biệt không?
Thực ra hoàn
cảnh của những nước tư bản châu Âu thời Karl Marx viết nên bộ Tư bản
luận là những nưức đang chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư
sản hay còn gọi là thời kỳ tiền tư bản. Dĩ nhiên là khi mới bắt
đầu chuyển từ xã hội này sang xã hội khác cũng có những điều khó
khăn (chứ không phải như là những khó khăn triền miên kéo dài đăng
đẳng như xã hội Cộng Sản). Karl Marx lúc bấy giờ đang “ở không” và
được người bạn giàu có là Friedrich Engels
nuôi ăn cho nên ngồi không thì trí óc cũng có “mụ mẫm”. Ông ta suy
nghĩ rằng chế độ tư bản dựa trên điều “người bóc lột người” cho nên
đã đề ra chủ thuyết Cộng Sản. Ông ta không dè rằng sau này Lenin của
Nga áp dụng chủ thuyết Cộng Sản này bằng sự tàn bạo tắm máu ngưừi
dân Nga và các dân tộc Liên Xô. Ngay từ tiền đề cũng như là về sau
này, càng ngày người ta càng dễ dàng nhận thấy chủ nghĩa Cộng Sản
mà Karl Marx “vẽ nên” và Lenin “thi hành” là một chủ thuyết bị sai từ
trong trứng nước. Cho nên sau này chính người dân Nga là người chôn vùi
chủ nghĩa Cộng Sản trên đất nước như là chiếc nôi khai sinh nền Cộng
Sản thế giới.