Ai vẫn cứ mãi
xem Trung Cộng là “bạn vàng, bạn tốt, bạn nhảy múa xung quanh vòng”,
kẻ ấy mãi mãi là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.
Translate
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013
“Ván xì phé” tháu cáy.
“Ván xì phé” mà Trung Cộng đặt cược với thiên hạ tại biển Nhật Bản xem chừng như là đang bị đi vào ngõ cụt và đang làm cho Trung Cộng tiến thoái lưỡng nan. Ngỡ rằng khi đưa ra vùng phòng không nhận dạng là sẽ làm cho thế giới phải run và sợ, thế nhưng lại bị “tố” ngược lại mà còn tố đậm nữa chứ. “Ván xì phé” này đang đến hồi gay cấn đây.
Sau khi vùng nhận dạng phòng không được Trung Cộng cho đem ra “trình làng” cùng thế giới, tất cả các nước trong khu vực đều coi như “pha”. Phản ứng đầu tiên của Hoa Kỳ là cho hai pháo đài bay B52 bay ngang qua vùng nhận dạng phòng không này. Mà pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ bay đến đâu là nó “xịt khói” tùm lum trên bầu trời và cũng ồn ào chứ không có bay êm ả bình thường như các loại chiến đấu cơ khác. Các “chú lính” Trung Cộng đứng dưới đất nhìn ngắm hai pháo đài bay này bay ở trên mà đâu có dám hó hé. Đâu có dễ gì mà đùa!
Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013
Black Friday.
Sau ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ là một ngày thứ sáu hết sức đặc biệt làm cho biết bao nhiêu người sống trên đất nước Hoa Kỳ cùng hào hứng chờ đón và tham gia một cách nồng nhiệt. Đó là ngày Black Friday, ngày mở đầu cho mùa hội mua sắm của người dân Hoa Kỳ cho đến tận những ngày sau Lễ Christmas.
Vậy thì ngày Black Friday là ngày gì mà người dân Hoa Kỳ lại háo hức chờ đón một cách nhiệt tình như vậy? Đây là ngày “lịch sử” cho những người dân Hoa Kỳ “ham thích mua sắm”, là ngày kế của ngày Lễ ThanksGiving.
Theo Wikipedia, Black Friday theo sau ngày Lễ Tạ Ơn [Thanksgiving] của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, cũng là ngày bắt đầu cho mùa hội đi mua sắm của Mùa Giáng Sinh. Ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ luôn luôn rơi vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11 nên thường thường ngày Black Friday sẽ vào khoảng từ ngày 23 đến ngày 29 của tháng 11.
Tên nguyên thủy của ngày này phát xuất từ tiểu bang Philadelphia, thường để diễn tả tình trạng người đi bộ và xe cộ đông đúc trên đường phố sau ngày Lễ Tạ Ơn. Tên này bắt đầu xuất hiện từ năm 1966 và được dùng bên ngoài tiểu bang Philadelphia vào năm 1975 [nói đến đây cũng hơi buồn một chút vì đây cũng là ngày mà đất nước Việt Nam Cộng Hòa yêu quý của chúng ta tan hàng].
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013
Quốc hội bù nhìn phỏng có thể làm nên lịch sử.
Quốc hội bù
nhìn bấm nút thông qua
Bản hiến pháp
ngụy tề của thời Cộng Sản
Một bản hiến pháp
phản dân hại nước
Hiến pháp phản
động nhất của toàn cầu
Những con bù
nhìn đang ngồi ngủ gật
Nghe tiếng hô “bấm”
chúng choàng tỉnh giấc
A la phù a ha ta
cùng nhau bấm
Thế là thông qua
bản hiến pháp tà ma
Tản mạn ngày Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ.
Hôm nay là ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ gọi đây là ngày Lễ ThanksGiving, còn dân Mỹ gốc Việt của mình thì gọi là ngày Lễ Tạ Ơn. Gọi là gì đi nữa thì đây cũng là ngày mà tổ tiên của người dân Hoa Kỳ kỷ niệm và tạ ơn trời đất và nhất là tạ ơn những người thổ dân da đỏ đã có sự giúp đỡ trong những ngày đầu tiên đặt chân lên vùng Tân Thế Giới.
Nói về ngày Lễ Tạ Ơn thì sách vở, báo chí, các phương tiện truyền thông nói đã bao đời nay cũng đã nhiều rồi, nếu nói lại thì cũng nhàm. Thôi thì nói những chuyện tào lao khác về ngày lễ này cho vui.
Theo tục lệ, vào ngày lễ ThanksGiving hàng năm, đích thân Tổng Thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ...”phóng sinh” một chú gà tây. Chú gà này sẽ....yên tâm sống nốt quãng đời còn lại của mình, không phải là sống trong nhung lụa đâu à nha, mà là sống cho đến ...chết mà không sợ bị giết làm thịt. Đây là truyền thống hàng năm của Hoa Kỳ. Sự sống của chú gà tây này còn được gọi là “hưởng phước” trong khi hàng năm cả gần trăm triệu “đồng loại” của chú phải lên bàn tiệc của người dân Hoa Kỳ trong ngày Lễ Tạ Ơn. Người Hoa Kỳ có truyền thống đặc biệt là ăn gà tây trong ngày Lễ ThanksGiving cho nên có người đã ví von đây là ngày “Lễ Gà Tây”.
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013
Mỹ dọn đường để dễ dàng xoay trục.
Trong năm nay, chính phủ Hoa Kỳ đã có chủ trương “xoay trục” sang vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Trong việc chuẩn bị xoay trục, có hai điều “vướng mắc” mà Hoa Kỳ cần phải giải quyết càng sớm càng tốt vì ngân sách dành cho quốc phòng đã bị cắt giảm: đó là vấn đề Afghanistan và vấn đề Trung Đông mà mấu chốt là chuyện giải trừ vũ khí hạt nhân của Iran.
Trong vấn đề Afghanistan, Hoa kỳ đã thỏa thuận được với chính phủ nước này một lịch trình rút quân khỏi Afghanistan, chỉ để lại một số lượng quân đội nào đó giúp cho chính phủ Afghanistan trong việc huấn luyện. Đạt được thỏa thuận này con đường xoay trục của Hoa Kỳ đã được dễ dàng gần như là một nửa.
Còn một vướng mắc nữa mà là một vướng mắc hết sức quan trọng, đó là việc giải trừ vũ khí hạt nhân của Iran. Chúng ta cũng biết đã từ lâu, chính quyền Israel là một chính phủ mà Hoa Kỳ bằng mọi cách phải bảo vệ. Việc Iran có vũ khí hạt nhân là một điều làm cho Hoa Kỳ lo ngại sẽ nguy hiểm cho Israel. Trong mấy tháng qua, ngành ngoại giao Hoa Kỳ và ngoại giao của Iran đã bí mật gặp nhau nhiều lần mà thế giới đều không biết. Cuối tuần vừa qua, một thỏa thuận giữa Iran và 6 nước hàng đầu trên thế giới đi đến việc Iran chấp thuận hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân của họ để nhận được sự hỗ trợ trị giá 7 tỉ Mỹ Kim. Đây là một thành quả đạt được vượt quá sự dự liệu của mọi người. Và đến thời điểm này, con đường xoay trục của Hoa Kỳ sang Châu Á - Thái Bình Dương đã hoàn toàn rộng mở.
Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013
Việc đi lính là việc của “người nghèo”.
Tay trung tướng Trần Đình Nhã, phó chủ nhiệm ủy ban quốc phòng an ninh của Cộng Sản Việt Nam vừa có đưa ra một ý kiến: “...cho thanh niên đóng tiền để khỏi phải thi hành nghĩa vụ quân sự”.
Đầu tiên chúng ta phải nói “nghĩa vụ quân sự” là một từ dùng để chỉ việc người thanh niên Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản đến tuổi phải đi lính. Sau năm 1975, khi Cộng Sản Việt Nam tràn vào miền Nam thì chúng cũng mang theo từ “nghĩa vụ” như là một hình thức ép buộc người dân. Lúc ấy có hình thức “nghĩa vụ lao động” cũng giống như ép buộc người dân mỗi năm phải đi làm lao động không công cho chúng một thời gian là bao nhiêu ngày. Hình thức này bây giờ chúng đã bỏ rồi. Cho nên Cộng Sản Việt Nam là những kẻ sính dùng từ cho thật là kêu. Trở lại vấn đề ở trên, tay trung tướng Trần Đình Nhã này nêu ý kiến người thanh niên đến tuổi trưởng thành nếu đóng tiền thì khỏi phải đi lính. Ý kiến này nghe sao mà thấy chẳng có điểm nào có thể chấp nhận được. Như vậy, những thanh niên thuộc dạng con ông cháu cha, những thanh niên con nhà giàu có chỉ cần đưa tiền ra đóng là có thể ở nhà ung dung đi chơi. Còn những thanh niên nào con nhà nghèo, những gia đình khó khăn không có tiền đóng thì cứ...chịu khó đi lính đi, đừng có thắc mắc cũng như đừng có mà buồn vì...nghèo thì phải ráng mà chịu. Chuyện này thật sự xảy ra cũng đúng lúc đúng thời điểm vì hiện tại, trên đất nước Việt Nam Cộng Sản, những thành phần chóp bu của Cộng Sản Việt Nam bây giờ tiền của của chúng đã quá nhiều và chúng đã là những tay tư bản đỏ giàu sụ, chỉ cần bỏ tiền ra là con cái của chúng được quyền ở nhà, khỏi phải đi lính. Chúng được quyền...đi chơi thoải mái vì đồng tiền đã ...thế thân cho chúng rồi. Chỉ tội nghiệp cho những thanh niên con nhà nghèo, những thanh niên con nhà lao động là phải è lưng ra đi lính thế cho một lũ con ông cháu cha, để lũ này được ở nhà ăn chơi hoang đàng thỏa thích.
Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013
Dung dưỡng hay bài trừ?
Theo tin từ tờ VietNam Net ở trong nước, có tòa án tỉnh trong 2 năm rưỡi xử 9 bị cáo tội tham nhũng thì có tới 8 người hưởng án treo. Có tòa xử 10 bị cáo tham nhũng nhưng tuyên cả 10 người dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Hết trích từ VietNam Net.
Biết bao nhiêu lần rồi, những người đứng đầu đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tuyên bố hùng hồn là sẽ diệt trừ tham nhũng và diệt tận gốc nhưng lại không đưa ra một biện pháp cụ thể nào để mà diệt trừ tham nhũng. Đọc bản tin ttrên từ tờ VietNam Net ở trong nước, chúng ta nhận thấy rằng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dường như đang “dung dưỡng” tham nhũng hơn là chống và diệt tham nhũng. Ai là người có thể tham nhũng? Rõ ràng là người dân đen chẳng thể nào tham nhũng được mà chỉ là những tên cán bộ Cộng Sản Việt Nam có chức có quyền trong tay mới có đủ điều kiện cũng như quyền lực để mà tham nhũng. Nhìn vào tài sản khổng lồ của những tên trong bộ máy cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, những tên đã về hưu cũng như những tên còn đang tại chức, đem so sánh đồng lương thực sự của chúng với tài sản đồ sộ mà chúng đang nắm trong tay, chúng phải làm việc đến mấy nghìn năm mới có thể tạo nên tài sản khổng lồ như vậy. Cho nên việc chống và bài trừ tham nhũng ở đất nước Việt Nam Cộng Sản vẫn là những trò hề, những điều giễu cợt trêu ngươi người dân.
Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013
Việc xét hỏi cung của Cộng Sản Việt Nam và báo lá cải hay báo lá...đa?
Trong thời gian gần đây, những người Việt Nam nào vào phòng hỏi cung của Cộng Sản Việt Nam đều có vấn đề. Những người này thường (than phiền) rằng họ hay bị tra tấn để ép cung. Đây là một thực tế. Chúng ta hãy nghe ông Lê Thăng Long, một người bị Cộng Sản Việt Nam kết án 5 năm tù giam hồi tháng 1/2010, vì tội 'hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' nói trong suốt thời gian ông bị bắt tạm giam, giam giữ, điều tra, cho đến khi ra tòa, ông liên tục bị cơ quan điều tra gây áp lực.
"Trong quá trình điều tra, họ gây sức ép rất là nhiều, kể cả mớm cung, kể cả viết sai lệch những quá trình trình bày trước cơ quan điều tra," ông nói với BBC,
"Họ gây sức ép và họ nói thẳng, họ gây những áp lực tâm lý, họ đe dọa rất nhiều, nếu anh không chịu thay đổi như vậy, anh sẽ gặp chuyện.
'Họ dùng những từ gọi là 'rượu mời không uống, uống rượu phạt' chẳng hạn, hay là những sự đe dọa rất tinh vi trong quá trình điều tra cũng như trong quá trình tạm giam ở tại cơ quan công an." Hết trích từ BBC tiếng Việt.
Rõ ràng một điều là những người hỏi cung của Cộng Sản Việt Nam hay dùng phương cách nhục hình cũng như đe dọa để ép người bị hỏi cung phải nhận tội. Tại những nước dân chủ tự do phương Tây, khi vào phòng hỏi cung luôn luôn có một người luật sư đi theo để đề phòng trường hợp người bị hỏi cung có những vấn đề khúc mắc nào đó thì người luật sư sẽ trả lời hộ hoặc người luật sư sẽ khuyên thân chủ của mình “không cần phải trả lời câu hỏi này”. Đây là điều khoản cần thiết đã được pháp luật ở những nước dân chủ tự do phương Tây ghi vào văn bản và cơ chế tư pháp phải tuân thủ tuyệt đối.
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013
Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Còn Cộng Sản Việt Nam thì sao?
Khi đã gia nhập “sân chơi” quốc tế tức là phải chấp nhận cả “luật chơi” quốc tế. Đó là một sự công bằng và bình đẳng bởi vì luật của quốc tế là luật chung mà khi anh đã tham gia vào tức là phải chấp nhận nó.
Theo RFI, tư pháp Tây Ban Nha hôm qua 19/11/2013 đã ra lệnh truy nã quốc tế cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lý Bằng, trong khuôn khổ một vụ án được thụ lý từ năm 2006 vì tội « diệt chủng » đối với người Tây Tạng trong thập niên 80-90. Trung Quốc hôm nay lên tiếng đòi Tây Ban Nha phải « làm rõ » vấn đề. Hết trích từ RFI.
Rõ ràng tội ác của Trung Cộng đối với người dân Tây Tạng là một tội ác thuộc dạng “trời không dung, đất không tha”. Từ trước năm 1949, Tây Tạng là một quốc gia độc lập và có đầy đủ chủ quyền trên chính trường quốc tế. Năm 1949, Mao Trạch Đông đã xua quân sang xâm lược và thôn tính Tây Tạng. Từ thời điểm này, Trung Cộng đã sáp nhập Tây Tạng vào đất nước của chúng. Lúc bấy giờ, cả thế giới đều công phẫn và lên án hành động càn rỡ và ngông cuồng của Trung Cộng nhưng chúng phớt lờ. Sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lãnh đạo người dân Tây Tạng nổi lên chống lại bọn xâm lược Trung Cộng. Trung Cộng đã đem đại quân từ Hoa Lục sang tấn công những người nghĩa binh anh dũng Tây Tạng và dìm cuộc nổi dậy này trong biển máu. Cuộc nổi dậy bị phá tan và đức Đạt Lai Lạt Ma đã lưu vong sang Ấn Độ và tiếp tục lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng. Sở dĩ tòa án Tây Ban Nha có thể xử vụ này là vì từ năm 2005, tòa án Tây Ban Nha có thẩm quyền xét xử toàn cầu về những tội ác diệt chủng với điều kiện là tội ác này chưa bị truy tố tại quốc gia đó.
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013
Không thể nào nhịn mà không chưởi.
Cộng Sản Việt Nam đã và đang có những hành động và những việc làm hoàn toàn trái khoáy với nhau, nếu nói ra thì cũng cảm thấy vô cùng chướng tai gai mất. Tự đứng ra làm đơn xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và đã được Hội Đồng chấp thuận, vào chỗ để ngồi chưa “nóng đít” thì đã có những hành vi đốn mạt ngang ngược và vi phạm nhân quyền của người dân Việt một cách thậm tệ. Hãy nghe Lê Thị Công Nhân tường thuật:
Chúng tôi: Lê thị Công Nhân, Ngô Duy Quyền, Trương Văn Dũng, Lê Hùng, chị Nga dân oan Hà Nam, bé Tài 1 tuổi con chị Nga, cô Ly dân oan Vũng Tàu và nhiều cô dân oan khác vừa bị công an đồn Thụy Khuê kết hợp mật vụ, dân phòng, côn đồ đánh đập dã man tại đồn công an Thụy Khuê. Hết trích từ Dân Làm Báo.
Rõ ràng là việc Cộng Sản Việt Nam xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chỉ là một chiêu lừa bịp của chúng đối với thế giới. Trước đây, khi Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng được xét cho vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tôi đã có viết là Trung Cộng và Việt Cộng là những thằng vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới mà được cứu xét vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một điều trớ trêu trái cẳng ngỗng. Mà đây là điều quá sức rõ ràng cũng chẳng nói ngoa chút nào cả. Để cho chúng vào ngồi chễm chệ trên ghế của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lại làm cho chúng đàn áp người dân trong nước dã man nhiều hơn nữa.
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013
Xả lũ thủy điện: dân lãnh đủ, tội ác của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Chưa có bao giờ, chưa có ở thời điểm nào trên toàn cõi đất nước Việt Nam “dịch phát triển thủy điện” lại bùng phát mạnh mẽ, rầm rộ và quy mô như là vào thời điểm hiện nay. Có thể nói một cách không ngoa rằng nơi nơi cùng phát triển thủy điện. Phần trung ương thì phát triển những công trình thủy điện với quy mô to lớn. Phần của những địa phương thì tỉnh phát triển thủy điện theo của tỉnh, huyện phát triển thủy điện theo của huyện, ngay cả làng xã cũng phát triển thủy điện nhỏ cho làng xã. Trên khắp thượng nguồn các con sông lớn nhỏ ở Việt Nam đều có ngăn đập để lắp đặt turbine chạy máy phát điện. Nếu trong điều kiện thời tiết bình thường thì những đập lớn nhỏ này không ảnh hưởng gì cho người dân cả. Thế nhưng, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng mưa bão mà nước dâng lên cao, nếu chứa lại thì dễ sinh ra nguy cơ vỡ đập cho nên các công trình thủy điện lớn nhỏ đều đồng loạt “xả nước” gây nên tình trạng lụt lội cùng khắp một dãi đất miền Trung và cao nguyên Trung Phần. Kết quả là những người dân Việt Nam sống ở hạ nguồn các con sông bị nước lụt dâng cao ngập đến mái nhà. Tình trạng lụt lội này vẫn sẽ còn kéo dài hoài nếu trời cứ mưa thường xuyên. Mà thời gian này là vào mùa mưa cho nên người dân Việt Nam ở miền Trung chắc chắn một điều là phải đối diện với tình trạng lụt lội dài dài, mọi công việc làm ăn chắc chắn sẽ bị ngưng trệ và cũng chắc chắn một điều là những người dân khốn khổ này phải đối diện với nạn đói sẽ xảy ra và sẽ hoành hành.
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
Ngày 20 tháng 11.
Tôi không biết ngày 20 tháng 11 Cộng Sản Việt Nam dựa vào “Hiến chương nhà giáo” nào để lấy ngày này làm ngày Nhà Giáo Việt Nam. Thôi thì cũng cứ tạm tin là có cái hiến chương nhà giáo chi chi đó để rồi có ngày Nhà Giáo Việt Nam bởi lẽ ai đã, đang và sẽ làm nghề “gõ đầu trẻ” tại Việt Nam, mỗi năm đến ngày 20 tháng 11 lòng lại cảm thấy như có một cái gì đó náo nức trong lòng.
Ở đất nước Việt Nam Cộng Sản, người giáo viên Việt Nam là người bị nhiều...tai tiếng nhất mà cũng là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trước đây người ta thường kháo nhau là học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thi nhiều ngành đại học khác mà không được thì cuối cùng mới đi vào ngành sư phạm bởi lẽ “nghề bán cháo phổi” này đồng lương chẳng có là bao nhiêu. Mà cũng thật là oái ăm cho những thầy cô giáo ở Việt Nam. Tôi còn nhớ ở trong nước cách đây cũng ba bốn chục năm có một câu đối Tết nghe mà thấy...não lòng và càng thương những thầy cô giáo nhiều hơn:
Tối ba mươi thầy giáo tháo giày đi sắm Tết
Sáng mồng một giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013
“Ông thần hộ mệnh”.
Theo tin từ RFI, ngày 09/11/2013, Hải quân Mỹ làm lễ đặt tên cho chiếc USS Gerald R. Ford, hàng không mẫu hạm thế hệ mới siêu hiện đại thuộc lớp mới là Ford-class, có trọng tải lên đến 97.000 tấn. Ngân sách dành cho việc đóng chiếc tàu sân bay này đã vượt quá số tiền dự trù ban đầu, trong khi Hải quân Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng ngân sách bị siết chặt.
Vinh dự khai trương tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ được dành cho bà Susan Ford Bales, con gái của cố tổng thống và là lãnh đạo danh dự Hải quân. Bà là người làm thủ tục đập một chai sâm banh vào thân tàu, trong buổi lễ tổ chức tại công xưởng Hải quân Newport News nằm gần căn cứ Hải quân rộng mênh mông ở Norfolk thuộc bang Virginia.
Việc đóng chiếc hàng không mẫu hạm này mới thực hiện được 70%, và sẽ còn tiếp tục đến tháng 2/2016 mới hoàn tất để giao cho Hải quân – chậm mất sáu tháng. Hết trích từ RFI.
Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013
“Siêu bão” Cộng Sản.
Có một bạn trẻ của tôi trong Facebook, Ion Sp đã có một comment trong bài viết của tôi “Cơn thịnh nộ của thiên nhiên từ bàn tay con người” mà tôi cảm thấy rất là thích comment này: “Không có bão nào bằng siêu bão Cộng Sản tháng 4 năm 1975”. Một câu dường như đơn giản nhưng lại chứa đựng cả sức mạnh nghìn cân, đã đè nặng lên người dân Việt Nam trong ngót nghét cũng đã hơn 70 năm rồi. Câu ấy làm cho người Việt Nam của chúng ta liên tưởng đến những thảm nạn mà Cộng Sản Việt Nam đã gieo rắc trên quê hương Việt Nam trong suốt một quãng thời gian cũng đã quá dài: miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến nay và miền Nam Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Một cơn bão dẫu cho có tàn phá khủng khiếp lắm như cơn bão Haiyan tàn phá Philippine vừa qua cũng chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó và chắc chắn rồi trong một thời gian ngắn với sự trợ giúp của quốc tế, những khó khăn hiện tại sẽ qua đi và đất nước cũng như người dân Philippine cũng sẽ trở lại bình thường như xưa. Thế nhưng ở trên đất nước Việt Nam của chúng ta, cơn “siêu bão Cộng Sản” đã tàn phá đất nước Việt Nam trong một khoảng thời gian quá dài với số lượng những nạn nhân Cộng Sản bị chết của cả hai miền Nam Bắc trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà Cộng Sản Việt Nam đã phát động lên đến mấy triệu người, một con số thật sự làm cho những người có lương tri cảm thấy kinh hoàng. Cũng trong thời gian đó, Cộng Sản Việt Nam phát động cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc làm cho mấy trăm nghìn người mà chúng gán cho là địa chủ phải bị chết dưới bàn tay ma quỷ của chúng một cách tức tưởi. Chưa hết đâu, năm 1957, cơn siêu bão Cộng Sản này cũng đã làm cho những văn nhân nghệ sĩ trí thức ở miền Bắc phải một phen kinh hoàng. Biết bao nhiêu án tù một cách oan ức, bất công giáng vào những người cầm bút làm cho những người này phải thân bại danh liệt, kể cả những người đã từng xả thân vì chúng để đem đến sự thắng lợi của chúng trên một nửa miền đất nước.
Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013
Tào lao thiên hạ sự.
Trong mấy ngày qua, những tin tức về trận bão Haiyan đã tàn phá Philippine làm cho cả chục nghìn người bị chết và cả triệu người dân Phi sống trong cảnh màn trời chiếu đất hẳn đã làm cho mọi người chúng ta xúc động và rơi lệ. Bên cạnh đó, những tin tức thời sự khác cũng làm cho chúng ta cảm thấy...bực mình không ít.
Việc đầu tiên là hai thằng Trung Cộng và Việt Cộng được vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Đây quả là một điều làm cho thế giới phải cười không ít. Hai thằng Trung Cộng và Việt Cộng này là hai thằng chuyên môn chà đạp nhân quyền người dân trong nước của chúng một cách thậm tệ mà lại được bầu làm ủy viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc quả là một tin tức thuộc loại trời ơi đất hỡi. Hai thằng này thuộc vào dạng “chó ngáp phải ruồi” chứ chẳng có ngon lành con khỉ khô gì sất. Cũng bởi lẽ Hội Đồng Nhân Quyền phải lấy cho đủ số lượng ủy viên mà số nước ghi tên để được bầu chọn lại ít, thêm nước Jordan vào giờ phút chót lại rút tên thành thử ra hai thằng vị phạm nhân quyền trầm trọng nhất mà lại được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền thì quả thật là chuyện trớ trêu tréo cẳng ngỗng.
Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013
Cơn thịnh nộ của thiên nhiên từ bàn tay con người
Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, một thành phố ở miên Trung Việt Nam. Từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành khoảng năm tôi 20 tuổi và rời Đà Nẵng cho mãi đến bây giờ cũng đã gần 40 năm, thành phố Đà Nẵng hầu như năm nào cũng hứng chịu một vài trận bão lớn nhỏ. Phải công nhận một điều là vào thời điểm đó tức là trước năm 1975, Đà Nẵng tuy bị bão nhưng mà cũng chẳng có trận bão nào gây nên những tai ương kinh hoàng. Cũng tương tự như vậy, Philippine tuy rằng năm nào cũng hứng chịu nhiều trtận bão, nhưng mức thiệt hại cũng chỉ vừa vừa tức là con người vẫn có thể chịu đựng được. Thế nhưng, chỉ trong vòng chưa tới 10 năm trở lại đây, vùng Đông Nam Á đã hứng chịu hai trận thiên tai kinh hoàng: trận sóng thần năm 2004 tàn phá Indonésia, Malaysia, Thái Lan và trận bão Haiyan tàn phá Philippine vừa qua là một trận bão mà sự tàn phá là khủng khiếp nhất từ trước cho đến nay.
Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013
God Bless Philippine.
Trong những thập niên 70, 80 và 90 của thế kỷ trước, Philippine là một trong những nước đã hào hiệp mở rộng vòng tay chào đón những người Việt tỵ nạn Cộng Sản tìm đến một nơi yên ổn sau khi đào thoát khỏi nơi mà quyền tự do của con người bị tước đoạt, nhân phẩm bị chà đạp và là một nơi mà những tên Việt Cộng chỉ là những loài thú đội lốt người đàn áp và khủng bố người dân Việt miền Nam một cách tàn tệ nhất. Những người dân Việt Nam Cộng Hòa đang sống dưới một chính thể tự do, nhân quyền được tôn trọng bỗng dưng phải sống với loài quỷ dữ Cộng Sản, những tên khủng bố không còn tính người nên những người Việt yêu chuộng tự do đã ùn ùn bỏ nước ra đi để tìm đến một bến bờ tự do. Hẳn những người Việt tỵ nạn Cộng Sản khi được chính phủ Philippine cho vào tạm trú ở những trại tỵ nạn tại đảo Palawan để chờ một nước thứ ba cho tái định cư sẽ nghẹn ngào và xúc động khi được tin cơn bão Haiyen quét qua Philippine và gây nên một sự tàn phá thảm khốc. Những ai vào internet và nhìn thấy tận mắt những hình ảnh mà sự tàn phá quá sức kinh hồn hẳn sẽ cảm thấy đau lòng và thương cho đất nước và dân tộc đã từng cưu mang những người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau khi trốn thoát khỏi nanh vuốt của loài quỷ dữ.
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013
Có biết xấu hổ không?
Theo Wikipedia, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Human Rights Council) là một tổ chức trực thuộc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Tổ chức này được ra đời ngày 15 tháng 3 năm 2006 theo nghị quyết (A/RES/60/251) sau khi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thành lập một tổ chức nhân quyền mới, thay thế một Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chấm dứt hoạt động năm 2006. Nghị quyết này được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên Liên Hiệp Quốc, trừ Mỹ, Israel, Palau và quần đảo Marshall bỏ phiếu chống và Belarus, Iran và Venezuela bỏ phiếu trắng.
Việc thành lập Hội đồng Nhân quyền là một trong những hành động nhằm cải tổ Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc; khi Ủy ban Nhân quyền (CHR) bị nhiều nhỉ trích rằng đã để những quốc gia có nhiều hành động phi nhân quyền làm thành viên và thao túng.[1][2]
Ngày 19 tháng 6, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã họp phiên đầu tiên tại Genève (Thụy Sĩ) với sự tham gia của trên 100 quốc gia. Tại đây, ông Luis Alfonso de Alba (người Mexico) đã được bầu là Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền. Hết trích từ Wikipedia.
Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013
Lập đảng mới, cơ hội nào cho Việt Nam?
Theo tin từ RFI, mặc dù Bạc Hy Lai đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh bỏ tù chung thân, thế nhưng những người bạn và những người ủng hộ người cựu bí thư Trùng Khánh này đã thành lập một đảng mới lấy tên là đảng Chí Hiến mang ý nghĩa là hiến pháp cao nhất, được thành lập vào ngày 6 tháng 11 năm 2013 và những người thành lập đảng đã đề cử Bạc Hy Lai làm chủ tịch đảng suốt đời.
Chúng ta chưa biết rằng mô hình hoạt động của đảng Chí Hiến này như thế nào, đường lối chính sách của đảng ra làm sao và đảng có phải là một đảng đối trọng với đảng Cộng Sản Trung Hoa hay là không, nhưng những người bạn của Bạc Hy Lai đã công khai thành lập một chính đảng đã là một điểm son rồi. Khoan hãy vội đi sâu vào chi tiết, việc danh xưng người đứng đầu của đảng Chí Hiến này không phải là tổng bí thư như danh xưng truyền thống của người đứng đầu đảng Cộng Sản mà là chủ tịch đảng đã nói lên được sự khác biệt. Bên cạnh đó, những nhân vật thành lập đảng Chí Hiến là những người trí thức. Bà Vương Tranh, một trong những người đứng ra thành lập đảng Chí Hiến là một giáo sư về thương mại quốc tế tại Viện Kinh Tế và Quản Lý Bắc Kinh . Và những người ủng hộ Bạc Hy Lai đã vượt qua được những sự sợ hãi cố hữu của những người dân đang sống dưới một chế độ bạo quyền, đã đứng lên thành lập một chính đảng mới. Đây cũng là một cơ hội và vận hội mới cho người dân của quốc gia Cộng Sản đông dân nhất hoàn cầu này (chưa biết bây giờ thì Trung Cộng thật tế có còn Cộng Sản hay là không nhưng mà độc tài đảng trị thì vẫn còn kiểu như Cộng Sản Việt Nam).
Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013
Ân nghĩa.
Trong trận hải chiến giữa những người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa với giặc thù Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, 74 anh hùng tử sĩ Việt Nam đã hy sinh đền nợ nước. Đã mấy mươi năm rồi trôi qua, nhưng những người anh hùng này vẫn không được một ai tôn vinh cũng như thăm viếng thân nhân gia đình như vợ con, cha mẹ, anh chị em...Trong dịp 19 tháng 1 năm 2013, một nhóm bạn đã tổ chức viết thư và chia sẻ cùng với bà Huỳnh Thị Sinh là vợ của Trung tá Hải quân Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà hiện đang sống tại Sài Gòn.
Vào ngày 14 tháng 3 năm 2013, nhóm bạn hữu cũng đã có tổ chức thăm viếng, gởi thơ ủy lạo gia đình thân nhân của 64 anh hùng tử sĩ Việt Nam đã hy sinh đền nợ nước tại đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa trong trận hải chiến với giặc thù Trung Cộng tại Gạc Ma vào ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013
Chuyện của hai thằng Tàu: Tàu Cộng và Tàu Đài Loan.
Theo tin từ RFI, nhà cầm quyền Đài Loan đã cho xây dựng cầu tàu mới và tu bổ phi đạo trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà chúng gọi là đảo Thái Bình. Cũng cần nhắc lại là đảo Ba Bình nảy Tàu Đài Loan đã thừa lúc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa còn đang mới mẻ nên đã chiếm cứ từ năm 1956. Khoảng cách từ đảo Ba Bình đến thành phố Cao Hùng tức là điểm gần nhất của Đài Loan là khoảng 1600 cây số. Từ trước đây chúng ta cứ lầm tưởng Đài Loan là thuộc một nhà nước dân quốc thì cũng có những suy nghĩ và việc làm khác với Tàu Cộng là một nước Cộng Sản, hóa ra cả hai đều thuộc cá mè một lứa. Chắc cũng là do bản chất của nòi giống Hán truyền lại từ nghìn xưa là một bản chất tham lam cho nên dẫu cho có là Tàu Cộng hay là Tàu Dân Quốc cũng chỉ là thằng ba Tàu và cũng có bản chất tham lam như nhau và được lưu truyền lại từ nòi giống nhà Hán của chúng.
Bên cạnh đó, theo tin từ RFA, thương thuyết gia hàng đầu của Trung Cộng là Trần Đức Minh sẽ đến thăm Đài Loan trễ lắm là cuối năm nay nhằm để thúc đẩy thương mại giữa Tàu Cộng và Tàu Đài Loan tăng thêm nhiều hơn nữa. Trần Đức Minh cũng đã từng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng thương mại Trung Cộng sau đó đã giữ chức vụ Chủ tịch hiệp hội đặc trách mối quan hệ qua eo biển Đài Loan. Như vậy nếu cả hai thằng Tàu này tăng cường quan hệ thương mại, mua bán trao đổi hàng hóa với nhau thì chắc chắn rằng những căng thẳng mới đây giữa hai bên cũng sẽ giảm bớt. Chưa biết chừng chúng sẽ hợp tác cùng nhau thao túng biển Đông. Mới năm ngoái khi tình hình tranh chấp biển Đông giữa Trung Cộng và Việt Nam với Philippine trở nên căng thẳng, nhà cầm quyền Đài Loan đã tuyên bố là ủng hộ Trung Cộng và sẽ đứng về phía Trung Cộng nếu có chiến tranh xảy ra.
Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013
Gởi em yêu
Em yêu hỡi! Anh đang từ cõi chết
Thân xác anh chỉ là nắm xương khô
Nằm giữa rừng sâu gió thét kêu gào
Vẫn nhớ thương em ngày ta chung bước
Em còn nhớ những đêm trăng hò hẹn
Anh nắm tay em sánh bước trên đường
Quàng vai em đặt nụ hôn nồng thắm
Em thẹn thùng khẽ trách “dị lắm anh”
Rồi chiến cuộc bùng lên anh giã bước lên đường
Xa em yêu lòng anh hằng nhung nhớ
Những ngày phép hiếm hoi anh dành cho em cả
Thương em nhiều, thương em lắm, em ơi!
Trong cuộc hành quân một viên đạn thù
Anh ngã xuống khi đang đi lùng giặc
Thân xác anh giữa rừng sâu núi thẳm
Vẫn nhớ về em thương nhớ vô vàn.
Phi Vũ
Độc quyền làm...từ thiện.
Từ “độc quyền” thường mang ý nghĩa là “chỉ duy nhất” một cá nhân, một đoàn thể, một tổ chức, một cơ xưởng sản xuất...làm một việc gì đó hay là sản xuất ra một món hàng nào đó mà những thành phần khác không được quyền. Thế nhưng có những việc khác thì càng nhiều người, càng nhiều tổ chức, đoàn thể cùng tham gia thì tác dụng sẽ to lớn hơn. Lấy thí dụ như làm việc từ thiện, nếu có nhiều tổ chức, nhiều đoàn thể cùng tham gia thì những người cần cứu trợ, cần giúp đỡ sẽ được nhiều phần quà hơn và như vậy sẽ làm dịu đi nhiều những tổn thất, mất mát của họ và họ sẽ cảm thấy tốt đẹp hơn.
Theo bản tin từ RFA, mỗi năm đến hẹn, những cơn bão từ biển Đông lại tràn lên đất liền, tàn phá cả một dãy duyên hải miền Trung. Công tác báo bão trong thời buổi tin học này đã nhanh hơn rất nhiều so với chục năm trước, khi mà những cơn bão có thể ập vô bất ngờ. Việc đó làm tránh được nhiều tổn thất về nhân mạng và của cải. Tuy vậy, những thiệt hại về mùa màng nhà cửa cũng thường rất nặng nề không tránh khỏi. Cứu giúp những người nghèo sau bão tố thiên tai là một công việc quan trọng cần sự huy động sức lực của toàn xã hội.
Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013
Bỏ tù người oan sai, ai chịu trách nhiệm?
Mấy hôm nay, báo chí, các blog ở trong nước cũng như những trang truyền thông ở nước ngoài đều có đăng tin là Cộng Sản Việt Nam bắt bỏ tù chung thân một người, sau mười năm kêu oan thì chúng mới thấy rằng đây là điều sai lầm và đã tạm tha cho người bị oan ức. Người này tên là Nguyễn Thanh Chấn, 52 tuổi đã được thả về trong vòng tay và nước mắt của thân nhân.
Cách đây mấy năm ở tại Hoa Kỳ cũng xảy ra một trường hợp tương tự. Một người bị kết án oan vì có một người đã vu cáo. Sau 32 năm ngồi tù một cách oan ức, có người đã lật lại hồ sơ của người này, điều tra sau đó kết luận là người này bị xử tù oan. Đó là ông Andre Davis ở tại tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Sau đó, chính quyền tiểu bang Illinois phải đền bù cho ông ta mấy triệu dollars về việc đã bắt bỏ tù oan.
Trở lại ở Việt Nam, dưới chố độ Cộng Sản, rất nhiều trường hợp bị tù một cách oan ức, sau khi nhà cầm quyền phát hiện là bản án sai trái đã thả người bị tù oan nhưng không có một sự đền bù nào thỏa đáng cho người bị hại. Theo Báo Mới, một tờ báo trong nước của Cộng Sản Việt Nam sau khi điểm tin oan ức của anh Nguyễn Thanh Chấn cũng đã nêu lên nhiều trường hợp oan ức khác nữa cũng xảy ra trên đất nước Việt Nam.
Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013
Phát triển du lịch và vấn đề môi sinh.
Việt Nam đã khởi công dự án cáp treo lên đỉnh Fansipang, đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương, trong một buổi lễ hoành tráng có sự tham gia của lãnh đạo cao cấp hôm thứ Bảy ngày 2/1.
Vài ngày trước khi khởi công, nhiều báo chí trong nước đã đăng nhiều bài ca ngợi công trình này là ‘hiện đại nhất, dài nhất, cao nhất và phức tạp nhất thế giới’.
Tuy nhiên, công trình xây dựng này khi hoàn thành được lo ngại là phá vỡ cảnh quan và môi trường sinh thái của đỉnh Fansipang vốn lâu nay chỉ là điểm đến của những người leo núi thích thử thách.Ngưng trích từ BBC tiếng Việt.
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013
Vì sao nên nỗi?
Theo báo Dân Trí ở trong nước, một vụ án động trời vừa mới xảy ra. Dù đã có chồng và 3 con nhưng Nguyễn Thị Thắm (SN 1981) vẫn lén lút quan hệ với người tình trẻ hơn mình 5 tuổi, khiến gia đình tan vỡ. Bị mẹ ruột ngăn cản, Thắm đã kêu người tình ra tay giết mẹ, cướp tài sản và ném xác xuống sông để phi tang. Hết trích từ Báo Dân Trí.
Người Việt Nam của chúng ta vốn trọng nhân nghĩa và đạo đức làm người. Ngày trước, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, học sinh khi mới bước chân vào trường học lớp mẫu giáo thì phải học môn “Đức dục” và câu đầu tiên phải học là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ nghĩa đạo đức là những gì mà trẻ em khi mới bước chân vào trường học đều phải học. Sau năm 1975, trẻ em vào trường học hầu như là môn “Đức dục” không còn nữa mà thay thế bằng việc nhổi sọ về chính trị, về yêu Hồ Chí Minh, yêu đảng Cộng Sản..mà việc giiáo dục đạo đức làm người đã bị quên lãng. Trẻ em mới bước chân vào trường học đã cho quàng khăn màu đỏ vào cổ còn câu nói “Tiên học lễ hậu học văn” hòan toàn không có. Kết quả là trẻ em khi ra đường gặp người lớn không biết chào hỏi là gì.
Danh sách anh hùng tử sĩ Việt Nam hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và tại Trường Sa năm 1988
Phi Vũ sưu tầm
Danh sách anh hùng tử sĩ Việt Nam hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và tại Trường Sa năm 1988
Tổ Quốc Việt Nam đời đời ghi công những anh hùng tử sĩ Việt Nam đã vị quốc vong thân tại Hoàng Sa năm 1974 và tại Trường Sa năm 1988
Danh sách anh hùng tử sĩ Việt Nam hy sinh tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974
Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10
1/ HQ trung tá Ngụy Văn Thà, HT/ HQ 10
2/ HQ thiếu-tá Nguyễn Thành Trí, HP/ HQ 10
3/ HQ đại-úy Vũ Văn Bang
4/ HQ đại-úy HH/TT Huỳnh Duy Thạch
5/ HQ trung-úy CK Vũ Ðình Huân
6/ HQ tr/úy Phạm Văn Ðồng
7/ HQ tr/úy Ngô Chí Thành
8/ Th/sĩ nhất TP Châu quản nội trưởng
9/ Th/sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng
10/ Th/sĩ nhất ÐK Võ Thế Kiệt
11/ Th/sĩ vận-chuyển Hoàng Ngọc Lễ (nhiều tuổi nhất)
12/ Tr/sĩ nhất VT Phan Tiến Chung
13/ Tr/sĩ QK Nguyễn Văn Tuân
14/ Tr/sĩ GL Vương Thương
15/ Tr/sĩ TP Nam
16/ Tr/sĩ TP Ðức
17/ Tr/sĩ TP Huỳnh Kim Sang
18/ Tr/sĩ TX Lê Anh Dũng
19/ Tr/sĩ ÐK Lai Viết Luận
20/ Tr/sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn
21/ Tr/sĩ GL Ngô Văn Ơn
22/ Tr/sĩ TP Nguyễn Thành Trọng
23/ Tr/sĩ TP Nguyễn Vĩnh Xuân
24/ Tr/sĩ CK Phạm Văn Quý
25/ Tr/sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ
26/ Tr/sĩ CK Trần Văn Ba
27/ Tr/sĩ ÐT Nguyễn Quang Xuân
28/ Tr/sĩ BT Trần Văn Ðàm
29/ HS1/Vận-chuyển Lê Văn Tây
30/ HS1/vận-chuyển Lương Thanh Thú
31/ HS1/TP Nguyễn Quang Mến
32/ HS1/vận chuyển Ngô Sáu
33/ HS1/CK Ðinh Hoàng Mai
34/ HS1/CK Trần Văn Mộng
35/ HS1/DV Trần Văn Ðịnh
36/ HS vận-chuyển Trương Hồng Ðào
37/ HS vận-chuyển Huỳnh Công Trứ
38/ HS/GL Nguyễn Xuân Cường
39/ HS/GL Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất)
40/ HS/TP Phan Văn Hùng
41/ HS/TP Nguyễn Văn Thân
42/ TT/DT Thanh
43/ TT/TP Thi Văn Sinh
44/ Th/sĩ DT Thọ
45/ HS/TP Nguyễn Văn Lợi
46/ HS/CK Trần Văn Bảy
Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4
47/ HQ trung-úy Nguyễn Phúc Xá
48/ HS1 vận chuyển Nguyễn Thành Danh
49/ Biệt hài Nguyễn Văn Vượng
Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5
50/ HQ trung-úy Nguyễn Văn Ðồng
51/ Th/sĩ ÐT Nguyễn Phú Hào
52/ TS1/TP Nguyễn Ðình Quang
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16
53/ TS/ÐK Xuân
54/ HS/QK Nguyễn Văn Duyên
Lực Lượng Người Nhái
55/Trung-úy NN Lê Văn Ðơn
56/HS/NN Ðỗ Văn Long
57/TS/NN Ðinh Hữu Từ
58/TT/NN Nguyễn Văn Tiến
Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10
59/ HS/CK Nguyễn Văn Ðông
60/ HS/PT Trần Văn Thêm
61/ HS/CK Phạm Văn Ba
62/ HS/ÐK Nguyễn Ngọc Hòa
63/ HS/ÐK Trần Văn Cường
64/ HS/PT Nguyễn Văn Phương
65/ HS/PT Phan Văn Thép
66/ TT1/TP Nguyễn Văn Nghĩa
67/ TT1/TP Nguyễn Văn Ðức
68/ TT1/TP Lý Phùng Quy
69/ TT1/VT Phạm Văn Thu
70/ TT1/PT Nguyễn Hữu Phương
71/ TT1/TX Phạm Văn Lèo
72/ TT1/CK Dương Văn Lợi
73/ TT1/CK Châu Túy Tuấn
74/ TT1/DT Ðinh Văn Thục
Danh sách anh hùng tử sĩ Việt Nam hy sinh tại Trường Sa ngày 14-3-1988
1 Trần Văn Phương 1965 Thiếu uý B trưởng 3-1983 Gạc Ma Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình
2 Trần Đức Thông 1944 Trung tá Lữ phó Gạc Ma Minh Hoà, Hưng Hà, Thái Bình
3 Nguyễn Mậu Phong 1959 Thượng uý B trưởng 11-1977 Gạc Ma Duy Ninh, Lệ Ninh, Quảng Bình
4 Đinh Ngọc Doanh 1964 Trung uý B trưởng 9-1982 Gạc Ma Ninh Khang, Hoa Lư, Ninh Bình (Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hoà)
5 Hồ Công Đệ 1958 Trung uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
6 Phạm Huy Sơn 1963 Chuẩn uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An
7 Nguyễn Văn Phương 1969 Trung sĩ Cơ yếu 3-1987 Gạc Ma Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình
8 ) Bùi Bá Kiên 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1986 Gạc Ma Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng
9 Đào Kim Cương 1967 Trung sĩ Báo vụ 2-1985 Gạc Ma Vương Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
10 Nguyễn Văn Thành 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1982 Gạc Ma Hương Điền, Hương Khê, Hà Tĩnh
11 Đậu Xuân Tứ (Tư) 1964 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1985 Gạc Ma Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An
12 Lê Bá Giang 1968 Hạ sĩ Báo vụ 3-1987 Gạc Ma Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An
13 Nguyễn Thanh Hải 1967 Hạ sĩ Quản lý 3-1986 Gạc Ma Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh
14 ) Phạm Văn Dương 1967 Hạ sĩ A trưởng 3-1986 Gạc Ma Nam Kim 3, Nam Đàn, Nghệ An
15 Hồ Văn Nuôi 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An
16 Cao Đình Lương 1967 Trung sĩ A trưởng 8-1985 Gạc Ma Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An
17 Trương Văn Thịnh 1966 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Bình Kiến, Tuy Hoà, Phú Yên
18 Võ Đình Tuấn 1968 Trung sĩ Quản lý 8-1986 Gạc Ma Ninh Ích, Ninh Hoà, Khánh Hoà
19 Phan Tấn Dư 1966 Trung sĩ Báo vụ 2/1986 Gạc Ma Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên
20 Vũ Phi Trừ 1955 Đại uý Thuyền trưởng HQ604 Đội 10, Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hoá
21 Vũ Văn Thắng Thượng uý Thuyền phó HQ604 Văn Hàn, Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình
22 Phạm Gia Thiều 1962 Thượng uý Thuyền phó HQ604 Hưng Đạo, Đông Hạ , Nam Ninh , Nam Định
23 Lê Đức Hoàng 1962 Trung uý Thuyền phó HQ604 Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
24 Trần Văn Minh 1962 Thiếu úy (QNCN) Máy trưởng HQ604 Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
25 Đoàn Khắc Hoành 1959 Thượng sĩ Trưởng thông tin HQ604 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân, Hải Phòng
26 Trần Văn Chức 1965 Hạ sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 1, Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình
27 Hán Văn Khoa 1962 Trung sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 6, Văn Lương, Tam Nông, Phú Thọ
28 Nguyễn Thanh Hải 1968 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Mỹ Ca, Chính Mỹ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
29 Nguyễn Tất Nam 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ An
30 Trần Khắc Bảy 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Lê Hồ, Kim Bảng, Hà Nam
31 Đỗ Viết Thành 1964 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hoá
32 Nguyễn Xuân Thuỷ 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Phú Linh, Phương Đình, Trực Ninh , Nam Định
33 Nguyễn Minh Tân 1956 Thượng uý E83 công binh HQ604 Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình
34 Võ Minh Đức 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Liên Thuỷ, Lệ Ninh, Quảng Bình
35 Trương Văn Hướng 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
36 Nguyễn Tiến Doãn Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
37 Phan Hữu Tý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Phong Thuỷ, Lệ Thủy, Quảng Bình
38 Nguyễn Hữu Lộc 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 22 Hoà Cường, Đà Nẵng
39 Trương Quốc Hùng 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 55, Hoà Cường, Đà Nẵng
40 Nguyễn Phú Đoàn 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 47, Hoà Cường, Đà Nẵng
41 Nguyễn Trung Kiên 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Nam Tiến, Nam Ninh , Nam Định
42 Phạm Văn Lợi 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 53, Hoà Cường, Đà Nẵng
43 Trần Văn Quyết 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Thuỷ, Quảng Trạch, Quảng Bình
44 Phạm Văn Sỹ 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 7, Hoà Cường, Đà Nẵng
45 Trần Tài 1969 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 12, Hoà Cường, Đà Nẵng
46 Lê Văn Xanh 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 38, Hoà Cường, Đà Nẵng
47 Lê Thể 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 29 An Trung Tây, Đà Nẵng
48 Trần Mạnh Việt 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 36, Bình Hiên, Đà Nẵng
49 Trần Văn Phòng 1962 Thượng uý C trưởng E83 HQ604 Minh Tân, Kiến Xương, Thái Bình
50 Trần Quốc Trị 1955 Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
51 Mai Văn Tuyến 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tây An, Tiền Hải, Thái Bình
52 Trần Đức Hoá 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
53 Phạm Văn Thiềng 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
54 Tống Sỹ Bái 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 3, phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
55 Hoàng Anh Đông 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 2, phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
56 Trương Minh Phương 1963 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình
57 Hoàng Văn Thuý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
58 Võ Văn Tứ 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
59 Phan Hữu Doan 1960 Trung uý Thuyền phó HQ605 Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ
60 Bùi Duy Hiển 1966 Trung sĩ Báo vụ HQ605 Thị trấn Diêm Điền, Thái Thuỵ, Thái Bình
61 Nguyễn Bá Cường 1962 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam
62 Kiều Văn Lập 1963 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
63 Lê Đình Thơ 1957 Thượng uý (QNCN) Nv đoàn 6 HQ605 Hoằng Minh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
64 Cao Xuân Minh 1966 Binh nhất Chiến sĩ đoàn 6 HQ605 Hoằng Quang, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)