Translate

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Phát triển du lịch và vấn đề môi sinh.



Việt Nam đã khởi công dự án cáp treo lên đỉnh Fansipang, đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương, trong một buổi lễ hoành tráng có sự tham gia của lãnh đạo cao cấp hôm thứ Bảy ngày 2/1.

Vài ngày trước khi khởi công, nhiều báo chí trong nước đã đăng nhiều bài ca ngợi công trình này là ‘hiện đại nhất, dài nhất, cao nhất và phức tạp nhất thế giới’.
Tuy nhiên, công trình xây dựng này khi hoàn thành được lo ngại là phá vỡ cảnh quan và môi trường sinh thái của đỉnh Fansipang vốn lâu nay chỉ là điểm đến của những người leo núi thích thử thách.Ngưng trích từ BBC tiếng Việt.


Trên thế giới hẳn mọi người đều công nhận du lịch là một ngành “kỹ nghệ không khói”, một ngành mang lại nhiều lợi nhuận cũng như là sẽ kéo theo nhiều dịch vụ liên quan đến ngành du lịch và sẽ đem về cho những quốc gia có ngành du lịch phát triển một nguồn lợi vô cùng to lớn. Tuy nhiên, ở những quốc gia phát triển và có ngành du lịch có tầm cỡ thì ngoài việc xây dựng một ngành du lịch lớn cho quốc gia để vươn ra và cạnh tranh với thế giới bên ngoài thì những quốc gia này luôn luôn nghĩ đến việc bảo vệ môi trường là điều cốt lõi để giữ một môi trường trong sạch cho đất nước và cho con cháu mai sau. Trở lại với Việt Nam, hẳn nhên mọi người đều công nhận đỉnh Fansipang là một đỉnh núi cao nhất Việt Nam cũng như toàn bán đảo Đông Dương. Trong dãy Hoàng Liên Sơn cao vút vẫn còn tồn tại nhiều khu rừng nguyên sinh với một thảm thực vật phong phú cũng như nhiều chủng loại động vật quý hiếm vừa của vùng nhiệt đới cũng như vùng ôn đới. Núi Fansipang có độ cao 3142 mét nên tùy theo từng độ cao mà có những loại thực vật và động vật phù hợp với điều kiện nhiệt độ tửng khu vực. Nếu dưới chân núi và lưng chừng núi người ta có thể tìm thấy những chủng loại thực vật và động vật của miền nhiệt đới thì càng lên cao cho đến đỉnh đã nhường chỗ cho những loại thực vật và động vật miền ôn đới thích hợp với khí hậu mát lạnh quanh năm. Nếu như vào mùa hè ở dưới chân núi có khí hậu nóng của mùa hạ thì càng lên cao khí hậu càng mát lạnh. Đây cũng là nơi lưu trữ những khu rừng nguyên sinh miển nhiệt đới cũng như miền ôn đới quý hiếm để dành cho con cháu mai hậu cũng như dành cho việc nghiên cứu khoa học của những nhà động vật học và thực vật học.

Trong điều kiện ngọn Fansipang cao như vậy chỉ có những người leo núi tài tử, những nhà thể thao du lịch leo lên đển đỉnh để trải nghiệm những dây phút thú vị chinh phục một đỉnh núi cao cho nên số lượng người leo lên được đến đỉnh là một con số nhỏ không đáng kể và cũng không ảnh hưởng gì lắm đến môi trtường nguyên sinh của khu vực này. Thế nhưng, nhà cầm quyền tỉnh Lào Cai đã quyết định làm một tuyến đường cáp treo để đưa du khách lên du lịch trên đỉnh mà thời gian đi từ chân núi lên đến đỉnh núi chỉ vỏn vẹn khoảng 15 phút và số người có thể lên đến đỉnh là một số lượng lớn rất dễ làm ảnh hưởng đến cảnh quan của môi trường cũng như ảnh hưởng đến một khu vực nguyên sinh cần phải được bảo tồn vì đây là một vốn quý của đất nước. Bên cạnh đó, họ còn có ý định xây dựng một khách sạn hiện đại thuộc loại 5 sao cũng như một sân golf 18 lổ tại vùng này. Đây là một việc làm mà những ai quan tâm đều cảm thấy không thể chấp nhận được.

Đưa ngành du lịch phát triển để đem lại một nguồn lợi nhuận để phát triển là một điều tốt. Thế nhưng phát triển du lịch một cách bừa bãi, không nghĩ đến vấn đề môi trường cũng như là bảo tồn những những quý hiếm mà thiên nhiên  đã ban tặng cho đất nước là một việc làm không đúng và không thể nào chấp nhận được.

Phi Vũ
Ngày 7 tháng 11 năm 2013.

Không có nhận xét nào: