Translate

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Nhật Bản kêu gọi Châu Á tăng cường hợp tác đối phó với Trung Quốc

Theo RFI

Thủ tướng Nhật, Yoshihiko Noda
Thủ tướng Nhật, Yoshihiko Noda
REUTERS/Yuriko Nakao

Đức Tâm
Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên nhật báo Financial Times, số ra ngày  30/10/2011, thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho rằng việc Trung Quốc đang ngày càng biểu dương sức mạnh, gia tăng các hoạt động quyết đoán về chủ quyền tại vùng biển Hoa Nam, tức Biển Đông và biển Hoa Đông, đã gây ra tình trạng bấp bênh đối với môi trường an ninh của Nhật Bản.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Ngoại giao 'nhà nước' thay 'nhân dân?'


Lãnh đạo Việt - Trung
Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng (trái) trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tháng 10/2011.
Theo dõi các diễn biến mới đây về các chuyến thăm nước ngoài của các lãnh đạo đảng, nhà nước, quân đội liên quan tới Biển Đông, nhiều trang mạng của người Việt Nam trong nước và hải ngoại nhận xét rằng có vẻ chính quyền đang cố gửi đi một thông điệp kép về “đối ngoại.”
Mặt thứ nhất, đảng và nhà nước dường như muốn tỏ ra đang “làm đối ngoại” theo cách của “nhà nước” với các chuyến ngoại giao con thoi.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Trung Quốc đang đẩy khối ASEAN về phía Mỹ

2011-10-28
Hội nghị thường niên EAS tức Thượng Đĩnh Đông Á giữa ASEAN và các nước bạn Châu Á sẽ diễn ra tháng tới tại Bali, Indonesia, lần đầu tiên có sự tham dự của cấp lãnh đạo cao nhất nước Mỹ, tổng thống Barack Obama.
Source:informationdissemination.net
Loại tàu ngầm tấn công của Trung Quốc được mang ra biểu dương nhân ngày kỷ niệm 60 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa.

Sự kiện này có ý nghĩa thế nào khi  mà mọi chuyện  liên quan đến  tình hình  tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa và ASEAN trong thời gian qua , đều hướng sự chú ý của thế giới vào phản ứng của hai thế lực hùng mạnh Đông Tây là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Manila mời Hà Nội đầu tư vào dầu khí

Theo BBC News

Chủ tịch Trương Tấn Sang đặt hoa ở tượng đài Jose Rizal
Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Philippines từ 26/10-28/10
Chủ tịch Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẽ xem xét đề xuất của Philippines về việc thăm dò và khai thác dầu khí ở nước này.
Ông Sang vừa kết thúc chuyến thăm Philippines từ 26/10-28/10.
Hôm 27/10, trong buổi gặp mặt với chủ tịch Việt Nam, Bộ trưởng năng lượng Philippines Jose Renes D. Almendras đã bày tỏ mong muốn hai quốc gia cùng chia sẻ kinh nghiệm trên lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Biển Ðông và ‘các đòi hỏi vô lý’ của Trung Quốc

Theo NguoiViet Online
Tiến Sĩ Ðinh Xuân Quân

Mới đây, sau chuyến viếng thăm Trung Quốc (TQ) của ông Nguyễn Phú Trọng, báo La Croix ở Pháp có bài viết mang tựa đề “TQ và Việt Nam tìm kiếm một lối thoát cho cuộc xung đột lãnh hải.”
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (phải) cùng Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào duyệt hàng quân danh dự lúc nhà lãnh đạo Việt Nam đến Bắc Kinh mới đây. (Hình: AP Photo/Xinhua, Ma Zhancheng)
Theo tờ báo thì nguy cơ một cuộc xung đột quân sự giữa VN và TQ đã giảm xuống, nhưng nhấn mạnh là, trong lúc này mà thôi.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Lãnh đạo Việt Nam và Philippines kêu gọi thiết lập "khu vực hòa bình" tại Biển Đông

Theo RFI

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và tổng thống Philippines Benigno  Aquino tại Manila ngày 26/10/2011 (REUTERS)
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Manila ngày 26/10/2011 (REUTERS)

Đức Tâm
Hôm nay, 26/10/2011, chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang bắt đầu chuyến công du Philippines trong vòng ba ngày. Ngay sau khi đến Manila, chủ tịch Việt Nam đã có cuộc hội đàm với tổng thống Philippines Benigno Aquino. Hai bên kêu gọi giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và thành lập một "khu vực hòa bình" tại Biển Đông.

Việt Nam Việt Nam

Người Trung Quốc tự vấn

Ngô Nhân Dụng

Có thể đo lường tình trạng tinh thần của một xã hội qua phản ứng chung trước một thảm kịch. Ðầu năm 2011, thế giới khâm phục thái độ người Nhật Bản sau một trận động đất và sóng thần.
Năm 2008, thanh niên từ khắp nước Trung Hoa xúc động đến cứu giúp các nạn nhân động đất ở tỉnh Tứ Xuyên. Ở Việt Nam, những năm miền Trung bị bão lụt, như năm 1964, một phong trào của thanh niên, sinh viên toàn quốc nổi lên lo việc cứu trợ.

Trung Quốc đã đạt được mục đích sau chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng?

2011-10-26
Chuyến đi Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cùng với kết quả những thỏa thuận được hai bên ký kết gây rất nhiều bức xúc trong dư luận trong đó có ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ toàn quyền Việt Nam tại Bắc kinh.

Trung Quốc lừa bịp Việt nam qua ngôn ngữ

Trên báo Nhân Dân phát hành vào ngày 16 tháng 10 đăng tải nguyên văn bản tuyên bố chung của hai Tổng bí thư Trung Quốc và Việt Nam cho thấy có rất nhiều điều bất thường mà phía Trung Quốc áp đặt cho Việt

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Bị tàu lạ tông, 12 ngư dân gặp nạn

Theo Dân Làm Báo
(Bài báo này đã được lệnh gỡ xuống trên Bee) - Chiều 25/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang điều tra làm rõ vụ một tàu cá ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, bị tông, làm một ngư dân bị thương. 

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hoan nghênh Đông Nam Á trong chính sách Biển Đông

Theo RFI

Phái đoàn của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (người thứ 2 từ trái) tại Bali. Ảnh chụp ngày 23/10/2011.
Phái đoàn của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (người thứ 2 từ trái) tại Bali. Ảnh chụp ngày 23/10/2011.
Reuters

Tú Anh
Trong cuộc gặp gỡ bán chính thức với các đồng sự Asean tại Bali, ngày 23/10/2011, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hoan nghênh các nước Đông Nam Á trong nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho tranh chấp tại Biển Đông. ASEAN sắp thảo luận một dự luật có tính trói buộc về cách ứng xử giữa các bên, trong đó có Trung Quốc, đang ỷ thế mạnh tranh chấp chủ quyền với nhiều nước phía nam.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Chính sách Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Theo Việt Tân

Lý Thái Hùng

Để chuẩn bị cho Hội Nghị APEC lần thứ 19 quy tụ 21 quốc gia khu vực Thái Bình Dương tại Hawaii trong hai ngày 12 và 13 tháng 11 năm 2011, và nhất là chuẩn bị cho bài diễn văn quan trọng mà Tổng thống Obama sẽ đại diện Hoa Kỳ lần đầu tiên tham dự và nói chuyện tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á sắp tới ở Indonesia cũng vào trung tuần tháng 11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã có một bài viết về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương, đăng trên tạp chí Foreign Policy với tựa đề: “Thế Kỷ Thái Bình Dương Của Hoa Kỳ” (America’s Pacific Century). Bài viết đã thu hút sự chú ý của chính quyền các cấp tại Á Châu.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Bất đồng về đối sách Biển Đông trong giới lãnh đạo Trung Quốc ?

Theo RFI

Ông Nguyễn Phú Trọng và phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ngày 12/10/2011 tại Bắc Kinh. Nhân chuyến công du của ông Trọng, Trung Quốc đã cam kết không dùng võ lực tại Biển Đông.
Ông Nguyễn Phú Trọng và phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ngày 12/10/2011 tại Bắc Kinh. Nhân chuyến công du của ông Trọng, Trung Quốc đã cam kết không dùng võ lực tại Biển Đông.
Reuters

Trọng Nghĩa
Cuối tháng 9/2011, trên cùng một tờ báo chính thức của Trung Quốc, vào cùng một ngày, đã xuất hiện hai bài báo cùng về Biển Đông, nhưng một bài hết sức hung hăng, và bài còn lại lời lẽ rất ôn hòa. Giới phân tích Ấn Độ tự hỏi : Phải chăng trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh, hiện có hai khuynh hướng đối nghịch nhau về chính sách cần áp dụng tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines ?

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Tuyên truyền thua Trung Quốc

2011-10-20
Các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, như Trung Quốc, luôn luôn cố tìm mọi cách chứng minh điều tuyên bố của họ là hợp lý. Tại Việt Nam những nỗ lực tương tự mà không do nhà nước tổ chức thì lại bị ngăn cản.
AFP file
Hoạ đồ biển Đông với vùng lưỡi bò Trung Quốc áp đặt

Công lý phải “đúng thời điểm”

Cuộc hội thảo tại Việt Nam về Biển Đông mới nhất được dự kiến diễn ra vào 17 tháng 10 vừa qua tại Nhà khách Quốc hội số 165 Nam Kỳ khởi nghĩa, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Đào Văn Bình: Thế Chân Vạc Mới Tại Á Châu.

Theo NguoiViet Boston

 
Sau hơn 24 thế kỷ, chưa bao giờ sân khấu chính trị thế giới được chứng kiến những học thuyết có tầm vóc “kinh bang tế thế” của thời Xuân Thu Chiến Quốc, tưởng chừng như chỉ còn nằm trong thư viện, nay được đem ra ứng dụng một cách ngoạn mục và sâu sắc- đó là học thuyết Hợp Tung và Liên Hoành.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (Thế Kỷ thứ 3 trước Tây Lịch), lúc bấy giờ nước Tần quá mạnh có khả năng thôn tính sáu quốc gia còn lại. Tô Tần nhìn thấy nguy cơ đó cho nên đã đem “miệng lưỡi” đi du thuyết. Kết quả sáu nước Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Yên đã nghe theo và đoàn kết lại, lập liên minh để chống Tần theo kế hoạch gọi là Hợp Tung. Thế nhưng “vỏ quýt dày, móng tay nhọn”, Trương Nghi nhìn thấy nhược điểm của thế Hợp Tung cho nên đã hiến kế Liên Hoành cho vua Tần. Vua Tần nghe theo, kết quả kế Hợp Tung tan vỡ, nhà Tần “gồm thâu lục quốc”. Vậy có thể nói Liên Hoành là “khắc tinh” của Hợp Tung.
Tại sao Liên Hoành lại là “khắc tinh” của Hợp Tung? Mới nhìn bề ngoài, các nước nhỏ tìm cách liên kết với nhau để đối đầu với nước lớn là “diệu kế” nhưng nhược điểm chí tử của liên minh (Hợp Tung) là các quốc gia thường đặt quyền lợi của mình lên trên và ngại khó, ngại khổ – tức không chịu hy sinh, chấp nhận thiệt thòi trong liên minh. Do đó, khi có một chút lợi lạc hoặc “cảm thấy” khó khăn là thoái chí. Ngoài ra, tâm lý thông thường của bất kỳ liên minh nào là người ta thường nghi kỵ lẫn nhau. Quốc gia nào cũng sợ quốc gia kia “xé lẻ” hoặc “đi đêm” với kẻ thù. Do đó, nếu không khôn khéo, hành động không minh bạch, không thường xuyên thông báo cho nhau mọi động tác… thì rất dễ gây hiểu lầm. Nắm được nhược điểm và tâm lý này, nhà Tần đã dùng kế Liên Hoành để xé lẻ liên minh sáu nước bằng cách ve vãn từng quốc gia và như đã nói ở trên, kế Hợp Tung tan vỡ.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Đài Loan giành giật Trường Sa?

2011-10-19
Nhiều diễn biến sôi động tại Đông Nam Á đã tiếp nối những chuyến công du như thoi đưa của các nhà lãnh đạo Việt Nam sang Ấn Độ và Trung Quốc hôm thứ tư tuần trước. Đài Loan nhảy vào cuộc, với ý định gì?
AFP photo
Hoả tiễn phòng không Thiên cung III của Đài Loan

Đối đầu, lên gân

Trước hết phải nói đến cuộc đối đầu nhẹ nhàng trên biển vửa xảy ra giữa tàu chiến Philippines và tàu đánh cá của Trung Quốc.  Tóm tắt, tàu đánh cá của Trung Quốc đang kéo theo 25 chiếc xuồng nhỏ đi trong hải phận Bãi Cỏ Rong, vùng đảo san hô do Philippines chiếm giữ. Gặp tàu tuần Philippines tiến tới, tàu này bèn cắt dây chạy đi, bỏ lại những xuồng nhỏ.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Người yêu nước tại Hà Nội biểu tình đòi trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng

Theo Dân Làm Báo
Danlambao - Chiều nay, 18/10, đông đảo những người yêu nước đã có mặt trước trụ sở CA quận Hoàn Kiếm để yêu cầu CA trả lời về việc bắt giữ và cướp tài sản của chị Bùi Thị Minh Hằng. Cuộc tập trung trước trụ sở CA Hoàn Kiếm ngay sau đó đã biến thành cuộc biểu tình tự phát vòng quanh bờ Hồ đòi thả tự do cho người yêu nước.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Tập trận chung Mỹ và Philippines gần Trường Sa

Theo RFI

Hải quân Mỹ- Philippines tập trận trên biển năm 2009
Hải quân Mỹ- Philippines tập trận trên biển năm 2009
Nguồn Wikipédia

Anh Vũ
Khỏang 3000 binh lính Mỹ và Philippines bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 2 tuần trên Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa. Mục tiêu nhằm tăng cường khả năng phối hợp trong việc bảo đảm an ninh chung trong khu vực.

Đại diện hải quân Mỹ, thiếu úy Nick Eisenbeiser hôm nay 17/10/11 cho biết cuộc tập trận chung kéo dài từ ngày 17 đến 28 tháng 10 nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa hải quân hai nước trong việc bảo đảm an ninh chung trong khu vực. Đợt tập trận chung lần này không nhằm đối phó với Trung Quốc hay bất kỳ một nước nào.
Về phần mình phát ngôn viên hải quân Philippines, thiếu úy Cherryl Tindog cũng cho biết các cuộc diễn tập đổ bộ giả định sẽ diễn ra tại khu vực bờ tây đảo Palawan. Đồng thời Philippines cũng khẳng định việc chọn địa điểm tập trận tại đảo Palawan, gần Trường Sa không liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Tuyên bố chung mang tên Nô Lệ

Theo Dân Làm Báo
Dân Làm Báo Một tuyên bố chung dài 3208 chữ có thể được tóm lại bằng một câu 41 chữ: "Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau". Ngắn gọn hơn chỉ cần: Nô lệ.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

Báo Bắc Kinh đòi ‘làm thất bại’ dầu khí Việt-Ấn ở biển Ðông

Theo NguoiViet Online
Lại thúc hành động quân sự

BẮC KINH 14-10 (NV) - Ấn bản Anh ngữ của Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh hôm Thứ Sáu đả kích kịch liệt thỏa hiệp hợp tác thăm dò dầu khí của Việt Nam với Ấn Ðộ và hối thúc Bắc Kinh “lên án thỏa hiệp là bất hợp pháp” cũng như kêu gọi đưa ra các biện pháp khác.
Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào (trái) tiếp tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh hồi đầu tuần. Ông Trọng chưa về nước, ấn bản tiếng Anh của Nhân Dân Nhật Báo đả kích “cái đầu xảo trá của Hà Nội” khi hợp tác dầu khí với Ấn Ðộ ở biển Ðông. (Hình: AP Photo/Xinhua, Ma Zhancheng)
Ngày 12 tháng 10, Việt Nam và Ấn Ðộ ký một số thỏa hiệp hợp tác song phương trong đó có thỏa hiệp hợp tác về dầu khí. Chỉ một ngày trước, Hà Nội ký với Bắc Kinh 6 nguyên tắc căn bản để giải quyết tranh chấp biển Ðông.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Tranh chấp biển Đông: chủ quyền chưa hẳn là vấn đề

2011-10-14
Trong bài tham luận trên trang web của phân khoa Nghiên Cứu Quốc Tế thuộc đại học Nanyang Singapore
Source uschina-institude
Biển Đông và các quốc gia liên hệ
Tiến sĩ  Sam Bateman, cựu phó đô đốc hải quân Australia, hiện là chuyên gia cao cấp trong Chương Trình An Ninh Hàng Hải tại phân khoa  Nghiên Cứu Quốc Tế  viện đại học Nanyang , phân tích những quan điểm ông cho là cần xét lại trong phương hướng giải quyết tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa giữa các bên liên hệ đối với Trung Quốc. Bài do Thanh Trúc thực hiện:

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Chuyện hai ông lớn Hoa du và Ấn du cùng lúc

2011-10-12
Báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang công du Trung Quốc và Ấn Độ cùng một thời điểm.
AFP photo
Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmmohan Singh khi ông sang thăm New Delhi vào ngày 12 Tháng 10 năm 2011.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận nguyên tắc về Biển Đông

Theo RFI

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng duyệt qua hàng quân danh dự tại Bắc Kinh ngày 11/10/ 2011.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng duyệt qua hàng quân danh dự tại Bắc Kinh ngày 11/10/ 2011.
REUTERS/China Daily

Trọng Nghĩa
Trong ngày đầu tiên của chuyến công du Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, 11/10/2011, hai bên đã ký kết một thỏa thuận cam kết giải quyết một cách hòa bình tranh chấp Biển Đông. Thỏa thuận này đáng chú ý ở một vài điểm : nêu bật giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, kêu gọi tạm gác vấn đề chủ quyền để đồng khai thác Biển Đông, không loại trừ khả năng thương thuyết đa phương, và thành lập đường dây nóng để giảm ngay căng thẳng khi cần thiết.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Sự Can Dự Của Hoa Kỳ Vào Châu Á

2011-10-11
Lên tiếng tại buổi nói chuyện với đề tài Sự Can Dự Của Hoa Kỳ Vào Châu Á, diễn ra tại Đại Học Chulalongkorn của Thái Lan ngày hôm qua
Source embassy.gov
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Phóng viên Vỉa Hè phỏng vấn đồng chí TBT: Sẽ lập đường dây nóng về biển Đông

Theo Dân Làm Báo
Phóng Viên Vỉa Hè (danlambao)Nghiên cứu quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ hồi trước Cải cách ruộng đất cho tới nay, trong dư luận có người trách cứ rằng đường dây viễn liên đó không có gì thay đổi cả, tức là đầu dây mắc về Hà Nội chỉ có ống nghe chứ không có ống nói… 

*

Phóng viên: Hành động gây hấn của Trung quốc ở biển Đông, không những không giảm mà có phần gia tăng theo hướng leo thang, thưa đồng chí Tổng bí thư, lãnh đạo Đảng đã lên tiếng nói chính thức gì hay chưa? 

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

VN-Philippines thúc đẩy hợp tác trên biển

Theo BBC News

Một đảo đá ở Biển Đông
Khu vực Biển Đông tiềm tàng nhiều bất ổn
Kỳ họp lần 6 Ủy ban Hợp tác Song phương Việt Nam-Philippines vừa diễn ra tại Hà Nội đã thống nhất hợp tác trên biển là trụ cột trong quan hệ hai bên.
Bộ trưởng Ngoại giao hai nước, ông Phạm Bình Minh và ông Albert Del Rosario đã chủ trì cuộc họp trong một ngày thứ Sáu 07/10.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hy vọng Bắc Kinh đối thoại “thẳng thắn” về Biển Đông

Theo RFI

Biển Đông, vùng biển không yên lặng.
Biển Đông, vùng biển không yên lặng.
DR

Trọng Nghĩa
Theo thông báo chính thức của bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 11 đến ngày 15/10/2011. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị vào hôm nay, 06/10/2011, hồ sơ nóng bỏng trong quan hệ Việt -Trung là tranh chấp Biển Đông sẽ được lãnh đạo hai nước đề cập đến, và Hà Nội chờ đợi một cuộc đối thoại “thẳng thắn” với Bắc Kinh trên vấn đề này.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Nhân sĩ trí thức khởi kiện đài truyền hình HTV

2011-10-05
Hôm 5 tháng 9 vừa qua, 10 nhân sĩ, trí thức khả kính như nhà văn Nguyên Ngọc, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, kể cả người trẻ như blogger Lê Dũng, đã đứng đơn kiện Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội HTV.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Các tổ chức quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng

Theo RFI


Ông Phạm Minh Hoàng sau khi bị kết án 3 năm tù giam hôm 10/8/2011.
VNTTX / AFP

Thanh Phương
Trong một bức thư đề ngày hôm nay, 4/10/2011, gởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 10 tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo, Phóng viên không biên giới, Văn bút Quốc tế, ... đã kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng, tức blogger Phan Kiến Quốc.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam?

2011-10-03
Mới đây Thời Báo Hoàn Cầu có bài viết đả kích mạnh mẽ Việt Nam và Philippines và cho rằng Trung Quốc cần phải tiến hành chiến tranh với hai nước này.
AFP PHOTO
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Zhoushan thuộc hải quân Trung Quốc
Mặc Lâm phỏng vấn nhà nghiên cứu về Trung Quốc Trần Bình Nam để tìm hiểu thêm ý kiến của ông về vấn đề này.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Ném đá dò đường

Theo Dân Làm Báo
Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) Ngày 27/9/2011, tạp chí Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng 1 bài xã luận tựa đề "Thời cơ tốt để có hành động quân sự tại Nam Hải", kêu gọi dạy Việt Nam và Philippines 'bài học đạo đức' bằng vũ lực. Bài báo được ký bởi bút hiệu Long Tao, phân tích gia chiến lược của tổ chức phi chính phủ Quỹ Năng lượng Trung Quốc và cũng là chuyên gia của Trung tâm An ninh Phi truyền thống và Phát triển Hòa bình của Đại học Triết Giang. Bài báo bằng tiếng Hoa nhưng bản dịch tiếng Anh ngay sau đó đã xuất hiện và lan tỏa trên mạng internet.

1. Nội dung của bài xã luận được tóm tắt như sau: 

1.1. "Đừng lo ngại về các cuộc chiến quy mô nhỏ; đây là cách tốt nhất để giải tỏa nguy cơ chiến tranh". 
"Đánh vài trận nhỏ là có thể tránh được những trận đánh lớn." 

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Hai người lính



Hai người lính ngồi bên nhau
Một ngườì Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà
Trong trận hải chiến Hoàng Sa
Một người Hải Quân Quân Đội Nhân Dân
Trong trận hải chiến Trường Sa
Cùng hướng về Biển Đông
Lòng cùng đau quặn thắt
Biển đảo của ta đâu?
Sao vẫn còn trong tay giặc?
Giặc cứ lấn dần dần
Biển mỗi lúc nhỏ hơn
Thương xót lắm tổ tiên
Mang gươm đi mở nước
Bao mồ hôi xương máu
Bao công sức bao đời
Hoàng Sa và Trường Sa
Muôn đời ta ghi nhớ
Mãi mãi thuộc Việt Nam
Dẫu giặc có hung tàn
Cũng không thể nào quên…

Phi Vũ
10/01/11

Chuyện cái nhà & cái ấm

Tưởng Năng Tiến
Đi xa về, dáng chừng vẫn còn hơi mệt nhưng bác Nguyễn Quang Thiều (vẫn) cứ rề rà kể chuyện:
Ngày đầu tiên đến Mỹ, chúng tôi ở tạm trong ngôi nhà của một gia đình Mỹ đang đi nghỉ cuối tuần. Một người bạn của tôi lần đâu đến Mỹ đã không thể hiểu vì sao một ngôi nhà đẹp như thế, nhiều đồ đạc như thế mà không khóa cửa. Tôi đã giải thích nhưng người bạn ấy vẫn băn khoăn mãi đến gần hết chuyến đi. Trong cái đêm đầu tiên ấy, khi người bạn đi ngủ bèn mang theo cả chiếc túi sách đựng hộ chiếu và một ít tiền lên giường vì sợ đang đêm kẻ trộm mò vào nhà ăn cắp. Tôi hiểu tâm trạng ấy. Nỗi ám ảnh về những chuyện mất mát ở khách sạn hay trong chính nhà mình đã theo đuổi bạn tôi không rời.”