Theo RFI
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng duyệt qua hàng quân danh dự tại Bắc Kinh ngày 11/10/ 2011.
REUTERS/China Daily
Trong ngày đầu tiên của chuyến công du Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, 11/10/2011, hai bên đã ký kết một thỏa thuận cam kết giải quyết một cách hòa bình tranh chấp Biển Đông. Thỏa thuận này đáng chú ý ở một vài điểm : nêu bật giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, kêu gọi tạm gác vấn đề chủ quyền để đồng khai thác Biển Đông, không loại trừ khả năng thương thuyết đa phương, và thành lập đường dây nóng để giảm ngay căng thẳng khi cần thiết.
Văn kiện mang tên chính thức là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” đã được thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cùng đồng nhiệm Trương Chí Quân ký kết tại Bắc Kinh dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Nội dung thỏa thuận này bao gồm 6 điểm, lấy cơ sở từ “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ” ký kết vào năm 1993, hai năm sau khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ. (Phải nói là sau vụ Trung Quốc xua quân mở cuộc tấn công đẫm máu vào các tỉnh biên giới phía Băc Việt Nam vào năm 1979, rồi sau đó phải rút lui, quan hệ Việt Trung đã trải qua hơn một chục năm lạnh nhạt trước khi được sưởi ấm trở lại từ đầu thập niên 1990).
Nếu bỏ qua điểm Một, bao gồm các nhận định chung chung thường thấy trong các tuyên bố Việt Trung như nêu bật hai nguyên lý chủ đạo trong quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh là phương châm được báo giới gọi là “16 chữ vàng” và tinh thần gọi là “4 tốt”, thì điểm Hai đã nêu bật cam kết của hai bên là sẽ kiên trì đàm phán hòa bình “căn cứ theo chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”.
Điểm Ba của Thỏa thuận yêu cầu hai bên “thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của bản “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC)”. Đáng chú ý trong điều này là khả năng đàm phán giữa nhiều bên với nhau, trong trường hợp “tranh chấp liên quan đến các nước khác”.
Điểm Bốn đã nhắc lại các đề xuất mà Trung Quốc từng đưa ra từ trước đến nay đó là tạm gác tranh chấp để cùng nhau khai thác tài nguyên khu vực.
Điểm Năm không liên quan đến tranh chấp Biển Đông mà chỉ đề cập đến khu vực Vịnh Bắc bộ, nơi hai bên vẫn còn bất đồng trên việc phân định vùng biển ngoài cửa vịnh.
Riêng điểm Sáu dự trù một số biện pháp cụ thể để thúc đẩy đàm phán và dự phòng xung đột. Để xúc tiến thương thuyết, “hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần”, và khi cần, “có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường”.
Khả năng tiếp xúc bất thường này, kèm theo với việc “thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ” được xem là nhằm không để cho các sự cố dữ dội - như vụ tàu Trung Quốc xông vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 02 và Viking II hồi tháng 5 và tháng 6 vừa qua - biến thành xung đột võ trang.
Trong bối cảnh quan hệ Việt Trung trong những tháng gần đây căng thẳng chưa từng thấy từ nhiều năm nay, thỏa thuận Việt - Trung về Biển Đông có thể là một bước tích cực, nhưng giới phân tích thận trọng chờ xem thỏa thuận được áp dụng ra sao.
Nội dung thỏa thuận này bao gồm 6 điểm, lấy cơ sở từ “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ” ký kết vào năm 1993, hai năm sau khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ. (Phải nói là sau vụ Trung Quốc xua quân mở cuộc tấn công đẫm máu vào các tỉnh biên giới phía Băc Việt Nam vào năm 1979, rồi sau đó phải rút lui, quan hệ Việt Trung đã trải qua hơn một chục năm lạnh nhạt trước khi được sưởi ấm trở lại từ đầu thập niên 1990).
Nếu bỏ qua điểm Một, bao gồm các nhận định chung chung thường thấy trong các tuyên bố Việt Trung như nêu bật hai nguyên lý chủ đạo trong quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh là phương châm được báo giới gọi là “16 chữ vàng” và tinh thần gọi là “4 tốt”, thì điểm Hai đã nêu bật cam kết của hai bên là sẽ kiên trì đàm phán hòa bình “căn cứ theo chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”.
Điểm Ba của Thỏa thuận yêu cầu hai bên “thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của bản “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC)”. Đáng chú ý trong điều này là khả năng đàm phán giữa nhiều bên với nhau, trong trường hợp “tranh chấp liên quan đến các nước khác”.
Điểm Bốn đã nhắc lại các đề xuất mà Trung Quốc từng đưa ra từ trước đến nay đó là tạm gác tranh chấp để cùng nhau khai thác tài nguyên khu vực.
Điểm Năm không liên quan đến tranh chấp Biển Đông mà chỉ đề cập đến khu vực Vịnh Bắc bộ, nơi hai bên vẫn còn bất đồng trên việc phân định vùng biển ngoài cửa vịnh.
Riêng điểm Sáu dự trù một số biện pháp cụ thể để thúc đẩy đàm phán và dự phòng xung đột. Để xúc tiến thương thuyết, “hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần”, và khi cần, “có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường”.
Khả năng tiếp xúc bất thường này, kèm theo với việc “thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ” được xem là nhằm không để cho các sự cố dữ dội - như vụ tàu Trung Quốc xông vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 02 và Viking II hồi tháng 5 và tháng 6 vừa qua - biến thành xung đột võ trang.
Trong bối cảnh quan hệ Việt Trung trong những tháng gần đây căng thẳng chưa từng thấy từ nhiều năm nay, thỏa thuận Việt - Trung về Biển Đông có thể là một bước tích cực, nhưng giới phân tích thận trọng chờ xem thỏa thuận được áp dụng ra sao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét