Theo RFI
Ông Nguyễn Phú Trọng và phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ngày 12/10/2011 tại Bắc Kinh. Nhân chuyến công du của ông Trọng, Trung Quốc đã cam kết không dùng võ lực tại Biển Đông.
Reuters
Cuối tháng 9/2011, trên cùng một tờ báo chính thức của Trung Quốc, vào cùng một ngày, đã xuất hiện hai bài báo cùng về Biển Đông, nhưng một bài hết sức hung hăng, và bài còn lại lời lẽ rất ôn hòa. Giới phân tích Ấn Độ tự hỏi : Phải chăng trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh, hiện có hai khuynh hướng đối nghịch nhau về chính sách cần áp dụng tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines ?
Trong một bài phân tích đăng ngày 19/10/2011, trên trang web của Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Ấn Độ (IDSA), chuyên gia R. S. Kalha, ghi nhận là ngày 29/9, tờ Hoàn cầu Thời báo - Global Times – thường được xem là đại diện cho quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã công bố một bài bình luận mang tựa đề « Đã đến lúc dạy cho bọn xung quanh Biển Nam Trung Hoa (tức là Biển Đông) một bài học ».
Nội dung bài báo này hung hăng khác thường, nêu rõ Việt Nam và Philippines là hai đối tượng chính cần trừng phạt, cần « đánh phủ đầu », để tình hình khỏi xấu đi thêm. Nhắc lại chiến dịch gọi là « trừng phạt » Việt Nam mà Bắc Kinh đã tiến hành vào năm 1979, tác giả cho rằng phải khởi động ngay các trận chiến « trên quy mô nhỏ ». Đối với nhân vật này, trong vùng Biển Đông có hơn 1000 giếng dầu và khí đốt, bốn sân bay và rất nhiều cơ sở khác có thể bị « đốt trụi » đẽ dàng vì không có cơ sở nào của Trung Quốc cả.
Tác giả bài viết ký tên là Long Đạo, mà tờ báo cho là một chuyên gia phân tích chiến lược thuộc Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Ấn Độ, căn cứ vào thông lệ trong chế độ Cộng sản Trung Quốc, Long Đạo có thể bút hiệu của một nhân vật quan trọng trong giới lãnh đạo Trung Quốc, muốn ẩn danh khi viết bài này.
Nhà phân tích Kalha châm biếm : Nếu mục đích của bài báo trên tờ Global Times là nhằm hù dọa các nước Đông Nam Á, thì tác giả đã thành công, vì hầu hết các nước đều đã nghiêm túc tìm cách tăng cường nền quốc phòng của họ. Còn đối với Mỹ, lời lẽ hiếu chiến đó là một cơ may chính trị, vì sẽ đẩy các nước Đông Nam Á trở lại vòng tay của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, cũng theo ông Kalha, có lẽ chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng nhận thức ra tác hại của luận điệu đe dọa như vậy, cho nên trên cùng trang báo, vào cùng một ngày, Hoàn cầu Thời báo đã cho đăng một bài nhận định thứ hai về Biển Đông, mang tựa « Kiên nhẫn và hòa hoãn sẽ tiếp tục phục vụ chiến lược của chúng ta ». Theo tờ báo, tác giả - được giới thiệu như là một giám đốc tại Viện Nghiên cứu Phát triển Liên Vân Cảng ở Giang Tô – cũng có thể là một yếu nhân khác trong chính quyền Trung Quốc.
Bài viết này mang nội dung hết sức hòa hoãn, nhận định rằng Hoa Kỳ hoàn toàn có năng lực hình thành một liên minh chống Bắc Kinh giữa các nước láng giềng của Trung Quốc mà quyền lợi bị tranh chấp chủ quyền đe dọa. Bài viết này còn cho rằng các ý kiến như của tác giả Long Đạo chỉ có lợi cho Hoa Kỳ mà thôi. Theo tác giả bài báo thứ hai, các lãnh đạo Trung Quốc nên hiểu rằng ảnh hưởng trên nước khác « không thể đạt được nhờ xâm lược, mà là thông qua sự thận trọng và khôn ngoan ».
Đối với tác giả bài phân tích của Viện IDSA, sự kiện hai bài báo với nội dung rất trái ngược nhau được công bố trong cùng một ngày đã cho thấy rõ là đang có bất đồng ý kiến trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc.
Hiện còn quá sớm để xác định xem là chiều hướng hiếu chiến hay hiếu hòa thắng thế, nhưng một phần câu trả lời, theo ông, có thể thấy qua các tuyên bố công khai được đưa ra sau cuộc gặp gỡ vào tuần qua giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Cả hai bên đều xác định rằng sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Nội dung bài báo này hung hăng khác thường, nêu rõ Việt Nam và Philippines là hai đối tượng chính cần trừng phạt, cần « đánh phủ đầu », để tình hình khỏi xấu đi thêm. Nhắc lại chiến dịch gọi là « trừng phạt » Việt Nam mà Bắc Kinh đã tiến hành vào năm 1979, tác giả cho rằng phải khởi động ngay các trận chiến « trên quy mô nhỏ ». Đối với nhân vật này, trong vùng Biển Đông có hơn 1000 giếng dầu và khí đốt, bốn sân bay và rất nhiều cơ sở khác có thể bị « đốt trụi » đẽ dàng vì không có cơ sở nào của Trung Quốc cả.
Tác giả bài viết ký tên là Long Đạo, mà tờ báo cho là một chuyên gia phân tích chiến lược thuộc Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Ấn Độ, căn cứ vào thông lệ trong chế độ Cộng sản Trung Quốc, Long Đạo có thể bút hiệu của một nhân vật quan trọng trong giới lãnh đạo Trung Quốc, muốn ẩn danh khi viết bài này.
Nhà phân tích Kalha châm biếm : Nếu mục đích của bài báo trên tờ Global Times là nhằm hù dọa các nước Đông Nam Á, thì tác giả đã thành công, vì hầu hết các nước đều đã nghiêm túc tìm cách tăng cường nền quốc phòng của họ. Còn đối với Mỹ, lời lẽ hiếu chiến đó là một cơ may chính trị, vì sẽ đẩy các nước Đông Nam Á trở lại vòng tay của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, cũng theo ông Kalha, có lẽ chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng nhận thức ra tác hại của luận điệu đe dọa như vậy, cho nên trên cùng trang báo, vào cùng một ngày, Hoàn cầu Thời báo đã cho đăng một bài nhận định thứ hai về Biển Đông, mang tựa « Kiên nhẫn và hòa hoãn sẽ tiếp tục phục vụ chiến lược của chúng ta ». Theo tờ báo, tác giả - được giới thiệu như là một giám đốc tại Viện Nghiên cứu Phát triển Liên Vân Cảng ở Giang Tô – cũng có thể là một yếu nhân khác trong chính quyền Trung Quốc.
Bài viết này mang nội dung hết sức hòa hoãn, nhận định rằng Hoa Kỳ hoàn toàn có năng lực hình thành một liên minh chống Bắc Kinh giữa các nước láng giềng của Trung Quốc mà quyền lợi bị tranh chấp chủ quyền đe dọa. Bài viết này còn cho rằng các ý kiến như của tác giả Long Đạo chỉ có lợi cho Hoa Kỳ mà thôi. Theo tác giả bài báo thứ hai, các lãnh đạo Trung Quốc nên hiểu rằng ảnh hưởng trên nước khác « không thể đạt được nhờ xâm lược, mà là thông qua sự thận trọng và khôn ngoan ».
Đối với tác giả bài phân tích của Viện IDSA, sự kiện hai bài báo với nội dung rất trái ngược nhau được công bố trong cùng một ngày đã cho thấy rõ là đang có bất đồng ý kiến trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc.
Hiện còn quá sớm để xác định xem là chiều hướng hiếu chiến hay hiếu hòa thắng thế, nhưng một phần câu trả lời, theo ông, có thể thấy qua các tuyên bố công khai được đưa ra sau cuộc gặp gỡ vào tuần qua giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Cả hai bên đều xác định rằng sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét