Theo RFI
Biển Đông, vùng biển không yên lặng.
DR
Theo thông báo chính thức của bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 11 đến ngày 15/10/2011. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị vào hôm nay, 06/10/2011, hồ sơ nóng bỏng trong quan hệ Việt -Trung là tranh chấp Biển Đông sẽ được lãnh đạo hai nước đề cập đến, và Hà Nội chờ đợi một cuộc đối thoại “thẳng thắn” với Bắc Kinh trên vấn đề này.
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu với báo chí, ông Lương Thanh Nghị đã xác nhận là trong một loạt những chủ đề sẽ được hai bên thảo luận trong chuyến công du, sẽ có vấn đề Biển Đông, và tỏ ý tin tưởng rằng vấn đề đó sẽ được thảo luận “một cách thẳng thắn và thành thật”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tiếp : “Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một tiến trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực và một phương thức tiếp cận thực tế và khách quan từ cả hai phía”.
Theo các nguồn tin báo chí, ngay từ đầu năm nay, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được cử làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng nhiệm Trung Quốc của ông là ông Hồ Cẩm Đào, vừa là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa là Chủ tịch nước, vào tháng Hai, đã gởi lời mời ông Trọng qua thăm Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó một vài tháng, quan hệ Việt Nam Trung Quốc đã đột nhiên căng thẳng hẳn lên trên vấn đề Biển Đông, đặc biệt với các vụ tàu Trung Quốc bị Việt Nam tố cáo là hai lần lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là Bình Minh 02 và Viking II trong hai tháng Năm và Sáu. Theo nhiều nguồn tin trùng hợp, còn có một vụ thứ ba, nhưng phía Việt Nam chủ trương giữ kín, không làm lớn chuyện.
Các hành động của Trung Quốc kể trên, kèm theo với hàng loạt những vụ hù dọa, sách nhiễu và bắt giữ tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam đã gây công phẫn trong công luận người Việt. Để phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc, hơn một chục cuộc biểu tình đã diễn ra mỗi chủ nhật trong gần ba tháng tại Hà Nội, trước khi bị chính quyền ngăn cấm để khỏi gây căng thẳng với Trung Quốc.
Chính trong bối cảnh hòa dịu trở lại đó mà chuyến công du Trung Quốc của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức. Trung Quốc là nước thứ hai mà ông Trọng đi thăm trong tư cách Tổng Bí thư Đảng, sau chuyến công du nước Lào vừa qua.
Theo các nhà quan sát, trung thành với đường lối ngoại giao đa phương của mình, các lãnh đạo Việt Nam thường phân công nhau trong các chuyến công du nước ngoài. Vào lúc ông Nguyễn Phú Trọng lên đường đi thăm Trung Quốc, thì Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cũng thực hiện một chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, một nước có thể được xem là đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Á và trong thời gian gần đây không ngần ngại đứng về phía Việt Nam trong hồ sơ Biển Đông. Ông Trương Tấn Sang sẽ công du Ấn Độ từ ngày 11 đến ngày 13/10, rồi sau đó đi thăm Sri Lanka từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 10.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tiếp : “Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một tiến trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực và một phương thức tiếp cận thực tế và khách quan từ cả hai phía”.
Theo các nguồn tin báo chí, ngay từ đầu năm nay, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được cử làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng nhiệm Trung Quốc của ông là ông Hồ Cẩm Đào, vừa là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa là Chủ tịch nước, vào tháng Hai, đã gởi lời mời ông Trọng qua thăm Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó một vài tháng, quan hệ Việt Nam Trung Quốc đã đột nhiên căng thẳng hẳn lên trên vấn đề Biển Đông, đặc biệt với các vụ tàu Trung Quốc bị Việt Nam tố cáo là hai lần lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là Bình Minh 02 và Viking II trong hai tháng Năm và Sáu. Theo nhiều nguồn tin trùng hợp, còn có một vụ thứ ba, nhưng phía Việt Nam chủ trương giữ kín, không làm lớn chuyện.
Các hành động của Trung Quốc kể trên, kèm theo với hàng loạt những vụ hù dọa, sách nhiễu và bắt giữ tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam đã gây công phẫn trong công luận người Việt. Để phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc, hơn một chục cuộc biểu tình đã diễn ra mỗi chủ nhật trong gần ba tháng tại Hà Nội, trước khi bị chính quyền ngăn cấm để khỏi gây căng thẳng với Trung Quốc.
Chính trong bối cảnh hòa dịu trở lại đó mà chuyến công du Trung Quốc của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức. Trung Quốc là nước thứ hai mà ông Trọng đi thăm trong tư cách Tổng Bí thư Đảng, sau chuyến công du nước Lào vừa qua.
Theo các nhà quan sát, trung thành với đường lối ngoại giao đa phương của mình, các lãnh đạo Việt Nam thường phân công nhau trong các chuyến công du nước ngoài. Vào lúc ông Nguyễn Phú Trọng lên đường đi thăm Trung Quốc, thì Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cũng thực hiện một chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, một nước có thể được xem là đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Á và trong thời gian gần đây không ngần ngại đứng về phía Việt Nam trong hồ sơ Biển Đông. Ông Trương Tấn Sang sẽ công du Ấn Độ từ ngày 11 đến ngày 13/10, rồi sau đó đi thăm Sri Lanka từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 10.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét