Theo RFI
Một đoạn trong Vạn Lý Trường Thành .
REUTERS
Thời gian qua, báo chí Pháp tốn không ít giấy mực để phân
tích cái gọi là quyền lực mềm do chính phủ Bắc Kinh áp dụng để mở rộng
qui mô ảnh hưởng văn hóa song hành cùng sự phát triển ngày càng lớn mạnh
của kinh tế và quân sự. Nhật báo Le Monde hôm nay đi vào một chi tiết
khác của chính sách bành trướng văn hóa Trung Hoa với bài viết chạy dòng
tựa mỉa mai : « Nhìn từ Hàn Quốc, vạn lý trường thành đâu có to như thế ».
Kể từ năm 2007, Cục quản lý Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc
đã tiến hành điều tra chiều dài của Vạn Lý Trường Thành qua 15 tỉnh
thành dọc đất nước và đưa ra kết quả là: Chiều dài của toàn bộ Trường
thành được xây dựng và sửa chữa giữa thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ 16 để bảo
vệ biên giới phía bắc của Trung Hoa không chỉ có 8 850 km như số liệu
của năm 2009, mà là đến 21 196,18 km. Như vậy, theo số liệu mới này,
vạn Lý Trường Thành sẽ đi từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía
đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn
Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại
Tân Cương.
Công bố trên lập tức làm dấy lên nhiều chỉ trích gay gắt tại Hàn Quốc. Báo chí và giới học giả Hàn Quốc cho rằng, nghiên cứu mới đây của Trung Quốc đã mắc lỗi bởi nó không chỉ tính toàn bộ các bức tường thuộc Vạn Lý Trường Thành mà còn cả các pháo đài lớn nhỏ nằm dải rác trên khu vực phía bắc Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là con số 21 196.18 km không phải là chiều dài thực của Vạn Lý Trường Thành mà con số trên đã gộp vào tất cả những bức tường khác. Thực ra, nghiên cứu của Trung Quốc đã tính cả các bức tường phía đông bao gồm nhiều khu vực vốn thuộc các vương quốc Triều Tiên cổ đại, cụ thể là của vương quốc Câu Cao Ly (thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên), và của vương quốc Bách Tế (Thế kỷ 7 đến thế kỷ 16 sau Công Nguyên).
Đây không phải là lần đầu hai nước tranh cãi về Vạn Lý Trường Thành. Hồi năm 2009, Hàn Quốc cũng đã từng lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc cho rằng Tường Bakjak được xây dựng dưới triều Cao Câu Ly ,thuộc thành phố biên giới Đan Đông giữa Trung Quốc và Triều Tiên, là một phần của Vạn Lý Trường Thành.
Le Monde cho biết, giới nghiên cứu và truyền thông Hàn Quốc xem việc Trung Quốc tự ý tăng chiều dài Vạn Lý Trường Thành là một hành động có mục đích chính trị. Ngày 8 tháng này, nhật báo Joongang của Hàn Quốc đã tỏ thái độ kiên quyết khi cho rằng : «Viện cớ tìm hiểu về lịch sử vẻ vang của dân tộc, Trung Quốc ngày càng muốn dùng lịch sử để bắt nạt láng giềng ». Giáo sư Lee Seong-jee thuộc Quỹ Lịch sử Đông Bắc Á cho rằng, việc nâng thêm chiều dài của Vạn Lý Trường Thành vốn nằm trong kế hoạch « cũng cố khối thống nhất quốc gia thông qua việc thống nhất xã hội đa sắc tộc ở Trung Quốc ». Theo Giáo sư Lee, kế hoạch kéo dài Vạn Lý Trường Thành cũng tương tự như kế hoạch Đông Tây được Trung Quốc triển khai vào năm 2002 và kết thúc vào năm 2006, với mục đích chứng minh rằng, tất cả các dân tộc sông trên lãnh thổ Trung Hoa trước kia đều thuộc về nước Trung Quốc ngày nay.
Kế hoạch này đã khiến Seoul giận dữ vì cho rằng nó nhắm đến việc ghép vào lãnh thổ Trung Quốc các lãnh thổ của Hàn Quốc thời Cơ Tử Triều Tiên (2300-108 trước Công Nguyên), thời Câu Cao Ly và thời Bách Tế. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết sẽ tiến hành điều tra tỉ mỉ toàn bộ di sản Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và sẽ có những hành động cứng rắn nếu tìm ra bằng chứng cho thấy phía Trung Quốc bóp méo lịch sử.
Phản ứng của Hàn Quốc tuy nhiên đã bị phía Trung Quốc cho là thiếu căn cứ. Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã khẳng định vào hôm 8/6 rằng, các thành trì trên lãnh thổ Trung Quốc đã được xây dựng qua nhiều thời kì lịch sử bởi nhiều tộc người khác nhau, tất cả các phần còn hiện hữu vì thế thuộc về Trung Quốc.
Công bố trên lập tức làm dấy lên nhiều chỉ trích gay gắt tại Hàn Quốc. Báo chí và giới học giả Hàn Quốc cho rằng, nghiên cứu mới đây của Trung Quốc đã mắc lỗi bởi nó không chỉ tính toàn bộ các bức tường thuộc Vạn Lý Trường Thành mà còn cả các pháo đài lớn nhỏ nằm dải rác trên khu vực phía bắc Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là con số 21 196.18 km không phải là chiều dài thực của Vạn Lý Trường Thành mà con số trên đã gộp vào tất cả những bức tường khác. Thực ra, nghiên cứu của Trung Quốc đã tính cả các bức tường phía đông bao gồm nhiều khu vực vốn thuộc các vương quốc Triều Tiên cổ đại, cụ thể là của vương quốc Câu Cao Ly (thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên), và của vương quốc Bách Tế (Thế kỷ 7 đến thế kỷ 16 sau Công Nguyên).
Đây không phải là lần đầu hai nước tranh cãi về Vạn Lý Trường Thành. Hồi năm 2009, Hàn Quốc cũng đã từng lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc cho rằng Tường Bakjak được xây dựng dưới triều Cao Câu Ly ,thuộc thành phố biên giới Đan Đông giữa Trung Quốc và Triều Tiên, là một phần của Vạn Lý Trường Thành.
Le Monde cho biết, giới nghiên cứu và truyền thông Hàn Quốc xem việc Trung Quốc tự ý tăng chiều dài Vạn Lý Trường Thành là một hành động có mục đích chính trị. Ngày 8 tháng này, nhật báo Joongang của Hàn Quốc đã tỏ thái độ kiên quyết khi cho rằng : «Viện cớ tìm hiểu về lịch sử vẻ vang của dân tộc, Trung Quốc ngày càng muốn dùng lịch sử để bắt nạt láng giềng ». Giáo sư Lee Seong-jee thuộc Quỹ Lịch sử Đông Bắc Á cho rằng, việc nâng thêm chiều dài của Vạn Lý Trường Thành vốn nằm trong kế hoạch « cũng cố khối thống nhất quốc gia thông qua việc thống nhất xã hội đa sắc tộc ở Trung Quốc ». Theo Giáo sư Lee, kế hoạch kéo dài Vạn Lý Trường Thành cũng tương tự như kế hoạch Đông Tây được Trung Quốc triển khai vào năm 2002 và kết thúc vào năm 2006, với mục đích chứng minh rằng, tất cả các dân tộc sông trên lãnh thổ Trung Hoa trước kia đều thuộc về nước Trung Quốc ngày nay.
Kế hoạch này đã khiến Seoul giận dữ vì cho rằng nó nhắm đến việc ghép vào lãnh thổ Trung Quốc các lãnh thổ của Hàn Quốc thời Cơ Tử Triều Tiên (2300-108 trước Công Nguyên), thời Câu Cao Ly và thời Bách Tế. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết sẽ tiến hành điều tra tỉ mỉ toàn bộ di sản Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và sẽ có những hành động cứng rắn nếu tìm ra bằng chứng cho thấy phía Trung Quốc bóp méo lịch sử.
Phản ứng của Hàn Quốc tuy nhiên đã bị phía Trung Quốc cho là thiếu căn cứ. Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã khẳng định vào hôm 8/6 rằng, các thành trì trên lãnh thổ Trung Quốc đã được xây dựng qua nhiều thời kì lịch sử bởi nhiều tộc người khác nhau, tất cả các phần còn hiện hữu vì thế thuộc về Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét