Translate

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Philippines kiên quyết mở rộng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Theo RFI


Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (Reuters)
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (Reuters)

Trọng Nghĩa
Hôm nay 29/02/2012, chính quyền Manila tuyên bố kiên quyết mở rộng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông và phớt lờ lời cảnh cáo đến từ Trung Quốc. Philippines cho biết nước này có toàn quyền mời công ty nước ngoài đến thăm dò dầu khí trong vùng biển nằm giữa bờ biển phía tây của mình và Biển Đông.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Nga sắp giao tàu tuần tra cho Việt Nam

Theo BBC Tiếng Việt

Hai tàu tuần tra neo đậu tại Vladivostok ( ảnh chụp tháng 11/2011)
Các tàu Svetlyak được trang bị pháo sẽ tăng cường khả năng tuần tra và phòng thủ biển
Một số nguồn khả tín cho BBC hay hai tàu tuần tra cao tốc lớp Projekt 10412 Svetlyak sẽ được chuyển tới Việt Nam cuối mùa xuân năm nay.
Hiện hai tàu này đã qua chạy thử tại nhà máy đóng tàu Vostochnaya Verf ở thành phố Vladivostok và sẽ được bàn giao trong nay mai.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Quân đội Mỹ-Hàn mở cuộc tập trận chung đại quy mô

Theo RFI

Một người lính Hàn Quốc quan sát vùng phi quân sự chia đôi hai nước Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 19/12/2011.
Một người lính Hàn Quốc quan sát vùng phi quân sự chia đôi hai nước Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 19/12/2011.
REUTERS/Korea Pool/Yonhap

Tú Anh
200.000 quân Hàn Quốc và Hoa Kỳ tham gia một cuộc tập trận chung với quy mô lớn kéo dài hơn hai tháng kể từ hôm nay 27/02/2012 bất chấp đe dọa từ phía Bình Nhưỡng. Pháo binh bố trí dọc theo vĩ tuyến 38 cũng được đặt trong tình trạng ứng chiến đề phòng quân đội Bắc Triều Tiên tràn qua biên giới.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam

Theo RFI

Một tàu cá Việt Nam ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng 15/07/2011 - Reuters
Một tàu cá Việt Nam ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng 15/07/2011 - Reuters

Thụy My
Hôm qua 24/02/2012 một tàu đánh cá Việt Nam đã trở về được cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, sau khi bị tàu chiến Trung Quốc tấn công và tước đoạt toàn bộ tài sản, ngư cụ trước đó hai ngày, khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu cá QNg-90281TS của thuyền trưởng Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/2 đã bị tàu chiến Trung Quốc đuổi theo, bắn vào tàu và sau đó bắt giữ.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Liệu sẽ có một Ô Khảm ở Việt Nam?

2012-02-23
Vào ngày 1 tháng 2 vừa qua, những người dân làng Ô khảm thuộc tỉnh Quảng Đông, ở Trung Quốc lần đầu tiên háo hức tham gia vào cuộc bầu cử trực tiếp chọn ra những người lãnh đạo cho mình.
AFP PHOTO
Dân làng Ô Khảm bỏ phiếu bầu chọn 7 thành viên vào Ủy Ban Nhân Dân của làng hôm 01 tháng 02 năm 2012.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Chuyện Làng Của Sơn

STTD Tưởng Năng Tiến



Lời thưa đầu: Blogger Paulus Sơn bị bắt ngày 3 tháng 8 năm 2011. Sau đây về vài nét sinh hoạt nơi làng quê của ông, sau ngày ấy, do một người dân địa phương (ẩn danh) ghi lại. Chúng tôi xin được phổ biến bài viết trên diễn đàn này, theo lời yêu cầu của chính tác giả.
Vô cùng trân trọng và kính mến
Tưởng Năng Tiến

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Philippines và Việt Nam thảo luận hợp tác ở quần đảo Trường Sa

Theo RFI

Tàu tuần tra của Việt Nam gần một đảo của Trường Sa
Tàu tuần tra của Việt Nam gần một đảo của Trường Sa
Reuters

Thanh Phương
Theo báo chí Philippines, hôm qua, 21/02/2012, Uỷ ban hỗn hợp Philippines - Việt Nam cấp thứ trưởng về các vấn đề biển và đại dương (JCMOC) đã họp phiên đầu tiên tại Manila. Trưởng phái đoàn Việt Nam là thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn. Trong số các vấn đề được thảo luận tại cuộc họp đầu tiên này là đề nghị của Manila thiết lập một Vùng Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác cũng như Bộ quy tắc ứng xử cho các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông

2012-02-20
Nhóm dân oan gồm người Kinh và người Dân Tộc từ Dak Nông ra Hà Nội khiếu kiện lần thứ ba cho biết gia đình họ ở địa phương đã bị công an đến hạch hỏi.
Photo courtesy of Lê Dũng
Hai người trong đoàn dân oan Dak Nông khiếu kiện tại Hà Nội, ảnh chụp ngày 6 tháng 2 năm 2012.

Chỉ vài ngày sau khi trình bày trên Đài Á Châu Tự Do về nỗi cơ cực bức xúc vì nhà cửa và đất canh tác bị đốt phá, nhóm dân oan gồm người Kinh và người Dân Tộc từ Dak Nông ra Hà Nội khiếu kiện lần thứ ba  báo cho biết gia đình họ ở địa phương bị công an đến hạch hỏi,  trong lúc công ty cấu kết với lâm trường để chiếm đất thì nhắn mọi người trở về để giải quyết nhưng mức đền bù không thỏa đáng. Thanh Trúc có bài cập nhật chi tiết như sau:

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Ủy viên Bộ Chính trị TQ cam kết tăng cường quan hệ với Đảng Cộng Sản VN

Theo VOA Tiếng Việt

Ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc
Hình: Wikipedia Commons
Ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc
Một giới chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cam kết tăng cường các mối quan hệ với Đảng Cộng Sản Việt Nam và gia tăng những hoạt động giao lưu để trao đổi kinh nghiệm xây dựng đảng.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Dân đòi "cách chức" Bí thư Hải Phòng

Theo BBC Tiếng Việt

Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành
Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành bị cáo buộc phát biểu, trình bày "trái với kết luận" của Thủ tướng.
Một số cán bộ, đảng viên lão thành ở Thành phố Hải Phòng vừa gửi "báo cáo" lên các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam phản ánh việc Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu "trái với kết luận" của Thủ tướng Chính phủ tại một cuộc nói chuyện dành cho cán bộ cao tuổi hôm 17/2/2012.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Hãy trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng

Theo Bauxite VietNam
Nguyễn Trọng Vĩnh
clip_image001
Việc nhà chức trách Hà Nội cử người vào TP.HCM vô cớ bắt chị Bùi Thị Minh Hằng, đưa đi giam giữ là việc nhiều người không thể hiểu được.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Khi người dân không ‘tâm phục, khẩu phục’

2012-02-16
Tình trạng cơ quan chức năng hành xử không theo đúng pháp luật đối với người dân tiếp tục xảy ra tại Việt Nam.
AFP photo
Công an tuần tra bên ngoài tòa án xử TS Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội hôm 04/4/2011

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Ai sai phạm trong vụ Đoàn Văn Vươn?

Theo VietCatholic News
LS Nguyễn Văn Đài2/16/2012


Ai sai phạm trong vụ Đoàn Văn Vươn?

Vụ việc UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tiến hành cưỡng chế trái pháp luật để thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã dẫn đến việc gia đình ông tự chế mìn và trang bị súng bắn đạn hoa cải để tự vệ.

Điều này cho thấy những người dân vốn hiền lành quanh năm lao động bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm sống, nay khi họ bị chính quyền ức hiếp, đối xử bất công nhằm tước đoạt mồ hôi, nước mắt, vốn liếng của họ đã bỏ ra biết bao năm trời. Họ đã sử dụng đến các công cụ pháp lý là khởi kiện ra tòa án, họ tin tưởng là tòa án sẽ đem lại công lý cho họ.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Tiên Lãng - Giơ cao đánh khẽ?

2012-02-14
Theo lời nhà thơ Khuất Đẩu, “trong tiết xuân mát mẻ, ngòi nổ Tiên Lãng được ngài thủ tướng tháo gỡ bằng thủ thuật có thể gọi là lành nghề nếu không muốn nói là “cao tay ấn” khiến “các quan đầu tỉnh, đầu huyện, đầu xã trước đó hung hăng là thế đã phải cúi đầu nhận tội…”.
Photo courtesy of dantri.com
Chiều 14/2, Luật sư Nguyễn Việt Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Kinh đô - có mặt trước cổng Trại tạm giam Công an TP Hải Phòng trước khi vào tiếp xúc với bị can Đoàn Văn Vươn trong trại tạm giam.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Việt Nam tận dụng ‘địa lợi’ trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông

Theo RFI
Máy bay tuần tra loại Airbus C212 của lực lượng  Cảnh sát Biển Việt Nam.
Máy bay tuần tra loại Airbus C212 của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.
Airbus Military
Trọng Nghĩa
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông có thể là ngòi nổ tiềm tàng cho một cuộc xung đột Việt-Trung, cả hai bên đều nỗ lực tăng cường võ trang. Tính về tương quan lực lượng quân sự, Hà Nội không bì kịp Bắc Kinh. Tuy nhiên, Việt Nam đang áp dụng một chiến lược trang bị vũ khí theo hướng khai thác nhân tố ‘địa lợi’, được cho là có khả năng ‘răn đe’ đối với một lực lượng như của Trung Quốc hiện nay, vẫn chưa đủ năng lực bảo đảm một chiến dịch lâu dài xa hậu cứ.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Nội ứng ngoại hợp

Theo danchimviet.info
Tác giả: Huỳnh Trọng Hiếu


Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và sự tan rã của khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu giống như một cú đấm thép làm rung chuyển chế độ CS tại Việt Nam. Hai năm sau đó, Liên Xô sụp đổ đánh dấu sự suy tàn của khối XHCN trên phạm vi toàn cầu. Hai cú sốc này khiến cho guồng máy cai trị của Đảng CSVN rung chuyển và rệu rã. Hệ thống XHCN suy sụp đã chứng minh sự hoang tưởng và phi khoa học của chủ nghĩa Mark, điều này khiến các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hết sức quan ngại. Tuy nhiên, sự phá sản về lý luận của chủ nghĩa cộng sản không đủ sức để quật đổ chế độ chuyên chế tại Trung Quốc.Chủ nghĩa vô sản quốc tế trở thành ảo tưởng nhưng guồng máy chính trị Cộng sản tại TQ vẫn nguyên vẹn. Chủ nghĩa Mark được chính quyền các nước CS còn sót lại biến thể theo nhiều cách để lừa đảo quần chúng nhằm tiếp tục duy trì quyền lực.
Khác với Liên Xô, nhận thức được sự phi lý và không hiệu quả trong việc phát triển kinh tế theo mô hình chủ nghĩa CS, Đặng Tiểu Bình đã lãnh đạo đất nước TQ bước vào cuộc cải tổ kinh tế năm 1978, chính vì thế Đặng đã kịp thời lều lái guồng máy kinh tế TQ tránh được sự đổ vỡ và gặt hái nhiều thành công. Điều này giúp TQ đứng vững và không bị cô lập trong xu thế phát triển của CN Tư bản trên toàn thế giới.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Vụ Đoàn Văn Vươn: Ai là tội phạm?

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Biển Đông căng thẳng : Việt Nam tìm mua vũ khí từ Tây phương

Theo RFI

Singapore Airshow : Triển lãm hàng không thuộc vào hàng lớn nhất châu Á (Reuters)
Singapore Airshow : Triển lãm hàng không thuộc vào hàng lớn nhất châu Á (Reuters)

Thanh Phương
Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam đang tìm mua vũ khí từ các công ty Tây phương, mặc dù ngày càng có nhiều cảnh báo về nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực. Đó là nhận định của giới công nghiệp quốc phòng và giới phân tích an ninh được Reuters loan tin vào hôm qua, nhân cuộc Triển lãm hàng không Singapore 14/02 - 19/02/2012.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Ấn Độ tăng cường quân bị ngăn TQ

Theo BBC Tiếng Việt
Trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường quân bị và sắp có cuộc tập trận hải quân Milan cuối tuần này, mời quý vị đọc bài của Nirmala George, hãng thông tấn AP mà BBC Tiếng Việt lược dịch:
Hải quân Ấn Độ diễn tập
Ấn Độ đang tăng trang bị và hiện đại hóa hải quân
Ấn Độ và Trung Quốc có một lịch sử căng thẳng lâu dài, từ cuộc chiến biên giới năm 1962, và Dehli cũng lo ngại nhìn Trung Quốc tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã bỏ tiền vào xây dựng cảng biển ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar để bao vây Ấn Độ.
Gần đây Bắc Kinh cũng có nỗ lực tiếp cận các cơ sở trên đảo Seychelles khiến Dehli vội mở lại quan hệ với đảo quốc trên Ấn Độ Dương, nằm về phía Tây bờ biển của Ấn.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Tranh chấp biển Đông qua nhận định của hai chuyên gia Mĩ và Trung quốc

Theo danchimviet.info
 

Lời người dịch: Từ 2-5. 2. 2012 Hội nghị về An ninh lần thứ 48 vừa diễn ra ở München, Đức. Đây là một diễn đàn thường niên về an ninh và đối ngoại quan trọng, tập hợp sự tham dự của các đại diện cấp cao của chính quyền nhiều nước, các chuyên gia quốc tế hàng đầu và tổ chức quốc tế. Lần này ngoài các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của nước chủ nhà còn có sự tham dự của nguyên thủ một số nước và bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của Mĩ, Nga, Pháp, Úc, Tổng thư kí NATO… Riêng Trung quốc cử Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân.Không thấy đại diện của Hà nội.Một trọng tâm trong kì Hội thảo này là biến động ở Trung đông nên nhiều bộ trưởng các nước Ả rập cũng đã tham dự. Ngoài những cuộc hội thảo khoa học, các hoạt động hành lang đa chiều trong Hội nghị được lưu ý đặc biệt, trong đó có những cuộc trao đổi không chính thức về các vấn đề các bên quan tâm.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Thủ Tướng VN sẽ trực tiếp giải quyết vụ tranh chấp đất đai ở Hải Phòng

Theo VOA
Căn nhà của gia đình ông Ðoàn Văn Vươn sau khi bị chính quyền phá hủy
Căn nhà của gia đình ông Ðoàn Văn Vươn sau khi bị chính quyền phá hủy
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng theo dự kiến sẽ gặp gỡ các giới chức chính phủ khác để tìm cách giải quyết cuộc tranh chấp về một đầm tôm ở Tiên Lãng, Hải Phòng, đã biến thành bạo động mới đây.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng : Chủ tịch huyện bị đình chỉ công tác

Theo RFI


Những gì còn lại của ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn sau khi bị chính quyền địa phương đập phá. Ảnh chụp ngày 10/01/2012.
Những gì còn lại của ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn sau khi bị chính quyền địa phương đập phá. Ảnh chụp ngày 10/01/2012.
REUTERS/Stringer

Thanh Phương
Dưới áp lực của công luận, chính quyền Việt Nam cuối cùng đã phải có biện pháp mạnh đối với các lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Hải Phòng trong vụ cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn. Theo báo chí trong nước, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng hôm nay 07/02/2012, vừa quyết định tạm đình chỉ công tác Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Brunei phạt 9 ngư dân Việt Nam cả chục nghìn đôla

2012-02-06
Chín ngư dân Việt Nam trên chiếc tàu đánh cá BĐ96092TS bị phía Brunei bắt giữ hồi ngày 21 tháng 1 vừa qua đã ra tòa hôm cuối tuần rồi và bị tuyên phạt theo qui định của luật pháp nước này.
RFA
Tàu đánh cá Việt Nam ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị Nga, bí thư thứ hai Đại sứ Quán Việt Nam tại Brunei hôm nay cho RFA biết thông tin liên quan như sau:

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Khác với Việt Nam, Philippines có thể dựa vào Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc

Theo RFI

Lính Mỹ huấn luyện cho lính tuần duyên Philippines (Reuters)
Lính Mỹ huấn luyện cho lính tuần duyên Philippines (Reuters)

Thanh Phương
Ngày 27/01/2012 vừa qua, chính phủ Philippines tuyên bố là Manila sẽ chấp nhận sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ để giúp nước này bảo vệ quyền lợi và bảo đảm hòa bình trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng do tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Nhà báo Lưu Tường Quang, Sydney
 
04/02/2012
 
 
Sở dĩ Manila có thể dựa hẳn vào Washington để đối đầu với Trung Quốc, đó là do những yếu tố địa dư, lịch sử, địa chiến lược và thể chế chính trị. Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Hoa Kỳ tăng cường vị thế quân sự

Một phái đoàn quân sự của Philippines đi Washington hồi tuần trước, ký thoả thuận cho Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á. Việc này có ý nghĩa gì đối với tình hình an ninh quanh biển Đông, và phản ứng của Trung Quốc ra sao?
Source: USAF website
Một phi đội Falcon F-16.- Source: USAF website

Tăng cường hiện diện

Báo Washington Post loan tin hôm thứ năm, 26 tháng 1- 2012, về cuộc thảo luận giữa Philippines với Hoa Kỳ quanh vấn đề Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Ấn Độ phải tăng cường võ trang vì thiết bị cũ và hiểm họa mới

Theo RFI


Xe tăng T-72 của Ấn Độ trong lễ diễu binh 26/01/2012
Xe tăng T-72 của Ấn Độ trong lễ diễu binh 26/01/2012
REUTERS

Trọng Nghĩa
Ấn Độ, cường quốc Nam Á, phải tăng cường võ trang, vì nhận thấy thiết bị quốc phòng đã lỗi thời, vào lúc nhiều mối đe dọa mới xuất hiện. Cho đến nay, Ấn Độ thường được mệnh danh là nền dân chủ lớn nhất thế giới, ít ra là về mặt dân số. Với dự định mua thêm 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp được tiết lộ ngày 31/01/2012 vừa qua, Ấn Độ mặc nhiên có được một ngôi vị số một khác : Quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất hành tinh.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Việt Nam tham gia tập trận Milan

Theo BBC Tiếng Việt

Tập trận Milan 2010
Cuộc tập trận Milan năm nay có 14 quốc gia tham dự
Tin cho hay hải quân Việt Nam có mặt trong cuộc tập trận Milan do Ấn Độ chủ trì kéo dài một tuần, bắt đầu từ thứ Tư 1/2.
Các nguồn tin Ấn Độ và quốc tế loan báo có tổng cộng 14 nước tham gia cuộc tập trận đa quốc gia quanh các quần đảo Andaman và Nicobar nằm giữa Biển Andaman và Vịnh Bengal.