Theo danchimviet.info
Tác giả: Huỳnh Trọng Hiếu
Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và sự tan rã của khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu giống như một cú đấm thép làm rung chuyển chế độ CS tại Việt Nam. Hai năm sau đó, Liên Xô sụp đổ đánh dấu sự suy tàn của khối XHCN trên phạm vi toàn cầu. Hai cú sốc này khiến cho guồng máy cai trị của Đảng CSVN rung chuyển và rệu rã. Hệ thống XHCN suy sụp đã chứng minh sự hoang tưởng và phi khoa học của chủ nghĩa Mark, điều này khiến các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hết sức quan ngại. Tuy nhiên, sự phá sản về lý luận của chủ nghĩa cộng sản không đủ sức để quật đổ chế độ chuyên chế tại Trung Quốc.Chủ nghĩa vô sản quốc tế trở thành ảo tưởng nhưng guồng máy chính trị Cộng sản tại TQ vẫn nguyên vẹn. Chủ nghĩa Mark được chính quyền các nước CS còn sót lại biến thể theo nhiều cách để lừa đảo quần chúng nhằm tiếp tục duy trì quyền lực.
Khác với Liên Xô, nhận thức được sự phi lý và không hiệu quả trong việc phát triển kinh tế theo mô hình chủ nghĩa CS, Đặng Tiểu Bình đã lãnh đạo đất nước TQ bước vào cuộc cải tổ kinh tế năm 1978, chính vì thế Đặng đã kịp thời lều lái guồng máy kinh tế TQ tránh được sự đổ vỡ và gặt hái nhiều thành công. Điều này giúp TQ đứng vững và không bị cô lập trong xu thế phát triển của CN Tư bản trên toàn thế giới.
“Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TQ “đã giúp TC tránh được khủng hoảng dẫn đến sụp đổ như Liên Xô mà còn giúp TC từng bước thực hiện tham vọng bá chủ. Giờ đây 2011,TQ đang bước những bước khá xa và vững chắc trên con đường phát triển của mình. Trên con đường phát triển đó, TQ đã trở thành hiểm họa cho nền hòa bình trong khu vực và thế giới, là mối đe dọa về an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ đối với VN.
Vào những năm đầu của thập niên 90, chính sách đối ngoại của TQ có nhiều thay đổi…từ một nước XHCN khép kín, TQ đang tiến nhanh vào giai đoạn hội nhập thế giới, có thể nói thời điểm đó, họ đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, tìm kiếm đối tác và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và thế giới. Họ cũng có nhu cầu liên kết khối CS để bớt đi cái cảm giác đơn độc,đây là cơ hội để CSVN quay trở lại quỷ đạo của TQ, tìm kiếm sự bảo trợ từ một nước CS khổng lồ duy nhất còn lạị và bằng mọi giá họ phải có được mỗi quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc hòng duy trì chế độ bất chấp điều này có thể gây nguy hiểm đến sự độc lập quốc gia hay tổn thương đến lòng tự tôn dân tộc như thế nào!?
Về phía TQ, hơn ai hết họ biết rõ vị trí và ảnh hưởng của mình đối với đảng CSVN nên không ngần ngại đặt ra hàng loạt điều kiện và yêu sách buộc CSVN nhượng bộ trong ý đồ bành trướng ở biển Đông. Quan hệ Việt – Trung đầy sóng gió và nguy hiểm.
Căng thẳng trong khu vực và tại VN dần gia tăng và không có dấu hiệu ngưng nghỉ. Theo sau những chuyến thăm chính thức của nguyên thủ quốc gia và phái bộ ngoại giao hai nước, sau những lời tuyên bố “hợp tác”, và thăm hỏi nồng thắm thì đến tháng 1/2005 tàu Hải quân Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân VN và làm bị thương nhiều người khác. Sau đó phát ngôn viên TQ – bằng những lời lẽ ngang ngược đã lên tiếng cáo buộc những tàu bị bắn là hải tặc có trang bị vũ khí?!
Trước những hành động vi phạm luật pháp quốc tế về tự do hàng hải nghiêm trọng như thế nhưng Bộ ngoại giao VN không hề công khai lên tiếng phản đối hay đưa vấn đề này lên LHQ. Điều này đã tạo tiền lệ bất lợi cho VN.Tháng 4/2007 Hải quân TQ tiếp tục bắt giữ 4 thuyền đánh cá của VN gồm 41 người và yêu cầu đòi tiền chuộc. Tưởng cũng xin nhắc lại rằng ngư dân VN đánh cá trên ngư trường truyền thống của mình, đây là chủ quyền lãnh hải của VN thuộc sự quản lý hợp pháp của Việt Nam.
Tháng 6/2007 hải quân TQ lại bắn chết ngư dân VN và làm bị thương nhiều người . Phía chính phủ TQ tiếp tục cho Hải quân hoạt động và kiểm soát vùng biển không thuộc phạm vi chủ quyền của mình và tiếp tục tấn công, đánh phá làm nhiều người chết và hàng trăm con tàu không còn hoạt động được. Những quyết định đơn phương của TQ về việc cấm đánh cá đẩy ngư dân VN vào thế bế tắc.
Những cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao hai nước VN – TQ vẫn tiếp diễn, những lời tuyên bố về sự hợp tác thân thiết giữa các giới chức hai bên được phía VN đánh bóng, phổ biến rộng rãi trên cả nước và xem đó là những thành công mỹ mãn trong quan hệ ngoại giao. Cũng vào năm 2007, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tuyên bố với Bắc Kinh: “Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt -Trung tốt đẹp như hiện nay”.
Hàng chục ngư dân chết oan khuất dưới biển, hàng trăm tàu bè phải kéo lên bờ, hàng trăm gia đình bị thiệt hại kinh tế không làm thay đổi quan hệ ngoại giao hai nước, đã chứng minh mỗi quan hệ giữa VN và TQ là mối quan hệ mang tính phụ thuộc – bất bình đẳng, là nước lớn bảo trợ nước nhỏ. Họ vẫn gọi nhau bằng đồng chí, anh em bất chấp mọi thiệt hại đối với đất nước và nhân dân VN để giữ gìn mối quan hệ chiến lược này .
Sự thờ ơ hay nói chính xác là nhu nhược của ban lãnh đạo Hà Nội trong việc giải quyết vấn đề Biển đông đã gây ra những hệ lụy cho đất nước và dấy lên làn sóng phản đối trong quần chúng. Biển Đông đang là mối tranh chấp của nhiều quốc gia trong khu vực và hiện là vấn đề nhức nhối đối với dư luận trong và ngoài nước. Trong bối cảnh tranh chấp biển Đông rơi vào thế bế tắc mà thiệt hại thuộc về phía VN khiến cho lòng dân phẫn uất và leo thang xu hướng chống TQ, thì ngày 1/11/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến quặng Bauxite từ giai đoạn 2007-2025. Dự án được ước tính với tổng mức đầu tư lên đến 3.1 tỉ mỹ kim do một công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng và khai thác.
Dự án khai thác Bauxite được các nhà khoa học đánh giá là không có giá trị thiết thực về mặt kinh tế nhưng lại gặp nhiều nguy hại về môi sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến môi trường và đời sống người dân Tây Nguyên. Thảm họa bùn đỏ tại Hungary không làm cho giới lãnh đạo VN cân nhắc hơn trong việc tiếp tục khai thác quặng!
Trong vấn nạn Bauxite VN, bên cạnh các mối nguy hiểm mang tính nội tại, còn hình thành một hiểm họa tiềm tàng nghiêm trọng hơn rất nhiều đó là việc hàng ngàn công nhân TQ đang làm việc tại VN. Ai cũng biết Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược…có thể nói vùng đất này là yết hầu của cả nước, mang tính sinh tử đối với an ninh quốc gia. Số lượng công nhân đông đảo người TQ làm việc tại TN là một thách thức lớn đối với an ninh của VN.
Quan hệ Việt – Trung không vĩnh viễn bền vững mà trái lại còn hàm chứa nhiều nguy cơ. Không một người dân VN nào tin tưởng vào chính sách đối ngoại của TQ trong khu vực! Nếu trong tương lai, TQ và VN xảy ra tranh chấp, có thể đi xa hơn thế là những xung đột về quân sự thì hàng chục ngàn công nhân TQ đang làm việc ở TN và những nơi khác trên cả nước là một hiểm họa đối với an ninh quốc gia. Như chúng ta đã biết, cứ mỗi thanh niên TQ đến 18 tuổi sẽ được động viên vào quân đội và ở đó họ được huấn luyện rất chuyên nghiệp. Mỗi một thanh niên TQ là một binh sĩ nếu có chiến sự thì mỗi công nhân TQ là một tay súng …đến lúc đó, chúng ta phải đối phó thế nào?
Quan hệ Việt – Trung không vĩnh viễn bền vững mà trái lại còn hàm chứa nhiều nguy cơ. Không một người dân VN nào tin tưởng vào chính sách đối ngoại của TQ trong khu vực! Nếu trong tương lai, TQ và VN xảy ra tranh chấp, có thể đi xa hơn thế là những xung đột về quân sự thì hàng chục ngàn công nhân TQ đang làm việc ở TN và những nơi khác trên cả nước là một hiểm họa đối với an ninh quốc gia. Như chúng ta đã biết, cứ mỗi thanh niên TQ đến 18 tuổi sẽ được động viên vào quân đội và ở đó họ được huấn luyện rất chuyên nghiệp. Mỗi một thanh niên TQ là một binh sĩ nếu có chiến sự thì mỗi công nhân TQ là một tay súng …đến lúc đó, chúng ta phải đối phó thế nào?
Thời gian gần đây, báo chí đưa tin về việc hơn 1000 công nhân TQ đang làm việc không có giấy phép tại công trường nhà máy đạm Cà Mau. PCT UBND tỉnh Cà Mau trả lời phỏng vấn BBC rằng: “chưa nhất thiết phải trục xuất số lao động chui này”. Càng ngày, số lượng người Hán hiện diện trên đất nước VN càng đông đảo và họ được chính quyền nhắm mắt bỏ qua. Số lượng người Hán gia tăng trên lãnh thổ VN họ lấy vợ sinh con tràn lan đe dọa đến bản sắc văn hóa cũng như sự thuần chủng của dân tộc VN. Đó là điều không thể chấp nhận được!
Lại nói về chính sách gây căng thẳng trên Biển đông của TQ, ngày 27/5/2011 Tàu hải giám TQ ngang nhiên cắt cable của tàu thăm dò dầu khí Petro VN làm bùng lên sự phẫn uất của đông đảo nhân dân VN. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao TQ lên tiếng cáo buộc tàu VN xâm phạm lãnh hải TQ càng khiến cho dư luận VN bất bình. Theo thông lệ ngoại giao quốc tế, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền, Bộ ngoại giao VN cần đưa ra một kháng thư đủ mạnh và công khai trước cộng đồng quốc tế để cảnh cáo TQ. Một điều quan trọng nữa, chính phủ VN cần quốc tế hóa vần đề tranh chấp chủ quyền trên Biển đông nhằm tìm kiếm giải pháp có lợi nhất cho VN mà không để TQ thao túng.
Lại nói về chính sách gây căng thẳng trên Biển đông của TQ, ngày 27/5/2011 Tàu hải giám TQ ngang nhiên cắt cable của tàu thăm dò dầu khí Petro VN làm bùng lên sự phẫn uất của đông đảo nhân dân VN. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao TQ lên tiếng cáo buộc tàu VN xâm phạm lãnh hải TQ càng khiến cho dư luận VN bất bình. Theo thông lệ ngoại giao quốc tế, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền, Bộ ngoại giao VN cần đưa ra một kháng thư đủ mạnh và công khai trước cộng đồng quốc tế để cảnh cáo TQ. Một điều quan trọng nữa, chính phủ VN cần quốc tế hóa vần đề tranh chấp chủ quyền trên Biển đông nhằm tìm kiếm giải pháp có lợi nhất cho VN mà không để TQ thao túng.
Ngược lại sự mong đợi từ phía nhân dân VN, chính phủ cử thứ trưởng ngoại giao hồ xuân Sơn sang Bắc Kinh đàm phán và kết quả cuộc gặp hoàn toàn bí mật. Ban lãnh đạo hai nước cùng nhất trí trong việc giải quyết tranh chấp trong vòng đàm phán song phương. Về phía TQ, trong các phiên họp cấp cao giữa hai nước, phát ngôn viên bộ ngoại giao TQ Hồng Lỗi đã kêu gọi phía VN thực hiện những đồng thuận đã cam kết về vấn để biển “Nam Trung Hoa” và luôn bày tỏ thái độ cứng rắn trong việc bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình. Dư luận tại TQ cũng là một vấn đề không thể không nhắc đến, các tờ báo mạng chính thức và không chính thức của TQ tỏ thái độ hung hăng và kêu gọi tấn công VN bằng quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Qua những sự việc trên cho thấy chính quyền Hà Nội đã tỏ ra lệ thuộc trong các mối quan hệ với Bắc Kinh.
Sự thiếu quyết đoán của chính quyền làm dấy lên mối quan ngại về an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, từ đó dẫn đến việc người dân bất chấp sự đàn áp của công an xuống đường biểu tình chống TQ. Có một nghịch lý, chính quyền Hà Nội tỏ ra quá nhu nhược trong chính sách đối ngoại, nhưng lại tỏ ra quá hung hăng trong việc đàn áp các cuộc biểu tình của người dân yêu nước. Thay vì để người dân xuống đường biểu tình để chính phủ và quân đội TQ thấy được hào khí và ý chí của dân tộc VN thì chính quyền lại ra tay bắt bớ và trấn áp thô bạo những người yêu nước. Một điều đáng ngạc nhiên hơn là sau chuyến viếng thăm TQ, thứ trưởng quốc phòng VN là Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh thông báo với TQ rằng: “Việt Nam kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người với tinh thần không để sự việc tái diễn”.
Nhìn vào cỗ máy chiến tranh của Trung Cộng hiện nay khiến chúng ta không khỏi liên tưởng đến Phát xít Đức vào thời điểm trước Thế chiến II. Quân đội TQ đang điên cuồng hiện đại hóa và bành trướng khắp mọi nơi… song hành với việc đe dọa bằng quân sự là chiến lược ngoại giao Đế quốc. Sự lớn mạnh của Đế quốc Trung Cộng đe dọa đến tồn vong của dân tộc VN. Thế giới luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt, việc cá lớn nuốt cá bé là điều thường thấy nhưng một điều hiếm thấy mà chỉ ở VN mới có là chính quyền vì cố làm hài lòng ngoại bang mà thẳng tay đàn áp người yêu nước. Thế hệ trẻ VN cần nhận thức một điều: TQ là hiểm họa của dân tộc,và hiểm họa đó còn lớn hơn khi những người lãnh đạo hiện nay lại tôn thờ 16 chữ vàng và 4 Tốt.
© Huỳnh Trọng Hiếu
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét