Theo RFI
Xe tăng T-72 của Ấn Độ trong lễ diễu binh 26/01/2012
REUTERS
Ấn Độ, cường quốc Nam Á, phải tăng cường võ trang, vì nhận thấy thiết bị quốc phòng đã lỗi thời, vào lúc nhiều mối đe dọa mới xuất hiện. Cho đến nay, Ấn Độ thường được mệnh danh là nền dân chủ lớn nhất thế giới, ít ra là về mặt dân số. Với dự định mua thêm 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp được tiết lộ ngày 31/01/2012 vừa qua, Ấn Độ mặc nhiên có được một ngôi vị số một khác : Quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất hành tinh.
Theo nhiều nhà phân tích được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, sở dĩ cường quốc Nam Á này phải rốt ráo tăng cường võ trang, đó là vì họ đã nhận thức được rằng thiết bị quốc phòng của họ đã lỗi thời vào lúc nhiều mối đe dọa mới xuất hiện.
Hóa đơn của hợp đồng mua chiến đấu cơ Rafale – hiện chưa được đúc kết – được ước lượng lên đến khoảng 12 tỷ đô la. Đây là một món tiền rất lớn, nhưng được cho là chẳng thấm vào đâu so với các gói thầu cung cấp vũ khí mà Ấn Độ dự định tung ra trong thời gian tới đây, đặc biệt là để mua thêm trực thăng và vũ khí hạng nặng.
Trong một công trình nghiên cứu sẽ được công bố vào tuần tới, về các thị trường đang vươn lên, chuyên san quốc phòng Jane’s Defence Weekly của Anh Quốc đã ước tính rằng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015, Ấn Độ có thể chi ra khoảng 100 tỷ đô la để mua vũ khí.
Vấn đề đối với New Delhi là nước này phải dựa vào ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu vũ khí của mình. Tham vọng của Ấn Độ từng là phát triển ngành công nghiệp quốc phòng bản xứ để có thể cung ứng được 70% nhu cầu, chỉ nhập khẩu 30% mà thôi. Tuy nhiên, do tệ nạn quan liêu quá nặng, trong lúc năng lực sản xuất lại quá yếu, tỷ lệ trên đây đã bị đảo ngược. Theo thống kê từ bộ Quốc phòng Ấn Độ, nước này vẫn còn phải mua 70% thiết bị vũ khí cần thiết trên các thị trường ngoại quốc.
Do đâu mà nền dân chủ lớn nhất hành tinh này lại phải dồn sức vào cuộc chạy đua võ trang đặc biệt tốn kém để trang bị cho mình các loại vũ khí tối tân nhất hiện nay ? Trên vấn đề này rất nhiều giả thuyết đã được nêu lên.
Đối với một số quan sát viên, « phú quý sinh lễ nghĩa », trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ rất khả quan, do vậy nước này muốn tranh thủ tình trạng này để nhanh chóng hiện đại hóa kho vũ khí quân sự cũ kỹ - thậm chí lỗi thời - của mình, mà một số thiết bị có từ thời Liên Xô.
Nguyên nhân thúc đẩy Ấn Độ tìm mua loại chiến đấu cơ Rafale của Dassault chẳng hạn là nhu cầu sở hữu một loại máy bay chiến đấu đa năng, có khả năng hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau như tại Ấn Độ.
James Hardy, chuyên gia phân tích khu vực châu Á Thái Bình Dương của chuyên san Jane’s giải thích : « Đội phi cơ của Ấn Độ hiện đã rất cũ kỹ. Họ hiện muốn có một loại thiết bị có thể tuần tra, cất cánh và hạ cánh ở bất cứ nơi nào, từ dãy Himalaya cho đến sa mạc Rajasthan ».
Ngược lại, một số phân tích gia khác thì cho rằng nỗ lực hiện đại hóa quân đội Ấn Độ là nhằm đối phó với đà vươn lên về mặt quân sự của hai láng giềng đồng thời là đối thủ truyền thống : Pakistan và Trung Quốc. Mặt khác, tương tự như Bắc Kinh, New Delhi cũng cần có phương tiện hữu hiệu để bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng cho mình.
Trong một bài điều trần trước một ủy ban Thượng viện, ông James Clapper, Giám đốc ngành tình báo Mỹ, cho rằng Ấn Độ càng lúc càng lo ngại trước các động thái của Trung Quốc tại vùng biên giới đang tranh chấp giữa hai bên và tại toàn vùng Nam Á nói chung. Ông phân tích : « Quân đội Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh, dự phòng trường hợp nổ ra xung đột cục bộ dọc theo đường biên giới đang tranh chấp với Trung Quốc, cũng như để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương ».
Chính vì xuất phát từ động cơ nói trên mà tiến trình tăng cường võ trang của Ấn Độ hiện đặt trọng tâm vào hai binh chủng hải quân và không quân, thay vì vào lục quân như trong thời kỳ trước đây. Ấn Độ đặc biệt tìm cách củng cố lực lượng hải quân để đối phó với việc Trung Quốc càng lúc càng phát triển lực lượng hải quân biển khơi của họ.
Đối với Ấn Độ, lực lượng hải quân Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa đối với các tuyến hàng hải thiết yếu cho New Delhi trên Ấn Độ Dương, cũng như đối với các khu vực dầu khí mà Ấn Độ được Việt Nam trao quyền khai thác tại vùng Biển Đông.
Hóa đơn của hợp đồng mua chiến đấu cơ Rafale – hiện chưa được đúc kết – được ước lượng lên đến khoảng 12 tỷ đô la. Đây là một món tiền rất lớn, nhưng được cho là chẳng thấm vào đâu so với các gói thầu cung cấp vũ khí mà Ấn Độ dự định tung ra trong thời gian tới đây, đặc biệt là để mua thêm trực thăng và vũ khí hạng nặng.
Trong một công trình nghiên cứu sẽ được công bố vào tuần tới, về các thị trường đang vươn lên, chuyên san quốc phòng Jane’s Defence Weekly của Anh Quốc đã ước tính rằng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015, Ấn Độ có thể chi ra khoảng 100 tỷ đô la để mua vũ khí.
Vấn đề đối với New Delhi là nước này phải dựa vào ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu vũ khí của mình. Tham vọng của Ấn Độ từng là phát triển ngành công nghiệp quốc phòng bản xứ để có thể cung ứng được 70% nhu cầu, chỉ nhập khẩu 30% mà thôi. Tuy nhiên, do tệ nạn quan liêu quá nặng, trong lúc năng lực sản xuất lại quá yếu, tỷ lệ trên đây đã bị đảo ngược. Theo thống kê từ bộ Quốc phòng Ấn Độ, nước này vẫn còn phải mua 70% thiết bị vũ khí cần thiết trên các thị trường ngoại quốc.
Do đâu mà nền dân chủ lớn nhất hành tinh này lại phải dồn sức vào cuộc chạy đua võ trang đặc biệt tốn kém để trang bị cho mình các loại vũ khí tối tân nhất hiện nay ? Trên vấn đề này rất nhiều giả thuyết đã được nêu lên.
Đối với một số quan sát viên, « phú quý sinh lễ nghĩa », trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ rất khả quan, do vậy nước này muốn tranh thủ tình trạng này để nhanh chóng hiện đại hóa kho vũ khí quân sự cũ kỹ - thậm chí lỗi thời - của mình, mà một số thiết bị có từ thời Liên Xô.
Nguyên nhân thúc đẩy Ấn Độ tìm mua loại chiến đấu cơ Rafale của Dassault chẳng hạn là nhu cầu sở hữu một loại máy bay chiến đấu đa năng, có khả năng hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau như tại Ấn Độ.
James Hardy, chuyên gia phân tích khu vực châu Á Thái Bình Dương của chuyên san Jane’s giải thích : « Đội phi cơ của Ấn Độ hiện đã rất cũ kỹ. Họ hiện muốn có một loại thiết bị có thể tuần tra, cất cánh và hạ cánh ở bất cứ nơi nào, từ dãy Himalaya cho đến sa mạc Rajasthan ».
Ngược lại, một số phân tích gia khác thì cho rằng nỗ lực hiện đại hóa quân đội Ấn Độ là nhằm đối phó với đà vươn lên về mặt quân sự của hai láng giềng đồng thời là đối thủ truyền thống : Pakistan và Trung Quốc. Mặt khác, tương tự như Bắc Kinh, New Delhi cũng cần có phương tiện hữu hiệu để bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng cho mình.
Trong một bài điều trần trước một ủy ban Thượng viện, ông James Clapper, Giám đốc ngành tình báo Mỹ, cho rằng Ấn Độ càng lúc càng lo ngại trước các động thái của Trung Quốc tại vùng biên giới đang tranh chấp giữa hai bên và tại toàn vùng Nam Á nói chung. Ông phân tích : « Quân đội Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh, dự phòng trường hợp nổ ra xung đột cục bộ dọc theo đường biên giới đang tranh chấp với Trung Quốc, cũng như để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương ».
Chính vì xuất phát từ động cơ nói trên mà tiến trình tăng cường võ trang của Ấn Độ hiện đặt trọng tâm vào hai binh chủng hải quân và không quân, thay vì vào lục quân như trong thời kỳ trước đây. Ấn Độ đặc biệt tìm cách củng cố lực lượng hải quân để đối phó với việc Trung Quốc càng lúc càng phát triển lực lượng hải quân biển khơi của họ.
Đối với Ấn Độ, lực lượng hải quân Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa đối với các tuyến hàng hải thiết yếu cho New Delhi trên Ấn Độ Dương, cũng như đối với các khu vực dầu khí mà Ấn Độ được Việt Nam trao quyền khai thác tại vùng Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét