Theo RFI
Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011.
REUTERS/U.S. Navy
Vài giờ sau tiết lộ của nhật báo Mỹ The Washington Post, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines vào hôm nay (26/01/2012) đã xác nhận là Manila và Washington đang thảo luận về khả năng Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự ở quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, phía Philippines đã giảm nhẹ tầm mức quan trọng của sự kiện này khi cho rằng đó chỉ là những cuộc « đối thoại quốc phòng chiến lược » bình thường.
Theo bản tin trên trang web của nhật báo Philippines The Inquirer, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đã tiết lộ rằng các cuộc đàm phán Mỹ - Phi đang diễn ra, và dự trù kết thúc vào ngày 28 hay 29 tháng Giêng. Theo ông, mục tiêu thảo luận chủ yếu là trao đổi thông tin, để xem xét khả năng tăng cường quan hệ song phương.
Riêng đối với Philippines, ông Gazmin xác định mong muốn tiên quyết : « Làm cách nào để được trợ giúp trong việc bảo vệ lãnh thổ của mình trong điều kiện mà chính Philippines không thể làm được vì thiếu trang thiết bị ».
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines thừa nhận rằng Hoa Kỳ muốn gia tăng hiện diện trong khu vực, một chủ trương đã được cụ thể hóa bằng việc thiết lập căn cứ thủy quân lục chiến tại Úc và đưa tàu chiến đến trú đóng tại Singapore.
Tuy nhiên, ông đã trấn an những người lo ngại trước việc lính Mỹ ồ ạt trở lại Philippines khi cho rằng mọi việc vẫn phải tuân thủ Hiệp định VFA (Visiting Force Agreement), từng được hai bên ký kết nhằm quy định khuôn khổ sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Philippines.
Theo ông Gazmin, Hiệp định VFA cho phép Hoa Kỳ đồn trú 600 lính trên lãnh thổ Philippines, và quy định một số trường hợp đặc biệt, cho phép quân đội Mỹ trong khu vực được cập bến Manila để tiếp liệu và nghỉ ngơi, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
Lời xác nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines được đưa ra sau khi báo Washington đã tiết lộ sự kiện Manila bắt đầu thương thảo với chính quyền Obama về việc quân đội Mỹ tăng cường hiện diện trên lãnh thổ Philippines, để đối phó với các động thái càng lúc càng quyết đoán của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.
Theo Washington Post, đàm phán mới ở bước đầu, tuy nhiên quan chức cả hai bên đều tỏ ý muốn sớm đạt đến thỏa thuận. Các cuộc thương lượng tăng tốc vào hôm nay và ngày mai tại Washington, để chuẩn bị cho các cuộc tiếp xúc ở cấp cao vào tháng Ba tới đây.
Trong số các phương án đang xem xét, có việc điều hành các tàu hải quân từ Philippines, triển khai lực lượng tại Philippines trên cơ sở luân chuyển, và tiến hành các cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ - Phi một cách thường xuyên hơn.
Theo Washington Post, sự kiện một loạt quốc gia Châu Á -Thái Bình Dương vội vã tìm cách bắt tay với Mỹ là phản ứng rõ rệt trước đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc và thái độ quyết đoán của Bắc Kinh trong việc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ, như trên Biển Đông chẳng hạn.
Nếu thỏa thuận tăng cường sự hiện diện của lính Mỹ tại Philippines hình thành, thì rõ ràng đây là một sự lặp lại của lịch sử, vì Philippines từng là nơi đặt căn cứ quân sự Mỹ 20 năm trước đây. Một ví dụ điển hình là căn cứ hải quân Subic Bay.
Riêng đối với Philippines, ông Gazmin xác định mong muốn tiên quyết : « Làm cách nào để được trợ giúp trong việc bảo vệ lãnh thổ của mình trong điều kiện mà chính Philippines không thể làm được vì thiếu trang thiết bị ».
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines thừa nhận rằng Hoa Kỳ muốn gia tăng hiện diện trong khu vực, một chủ trương đã được cụ thể hóa bằng việc thiết lập căn cứ thủy quân lục chiến tại Úc và đưa tàu chiến đến trú đóng tại Singapore.
Tuy nhiên, ông đã trấn an những người lo ngại trước việc lính Mỹ ồ ạt trở lại Philippines khi cho rằng mọi việc vẫn phải tuân thủ Hiệp định VFA (Visiting Force Agreement), từng được hai bên ký kết nhằm quy định khuôn khổ sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Philippines.
Theo ông Gazmin, Hiệp định VFA cho phép Hoa Kỳ đồn trú 600 lính trên lãnh thổ Philippines, và quy định một số trường hợp đặc biệt, cho phép quân đội Mỹ trong khu vực được cập bến Manila để tiếp liệu và nghỉ ngơi, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
Lời xác nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines được đưa ra sau khi báo Washington đã tiết lộ sự kiện Manila bắt đầu thương thảo với chính quyền Obama về việc quân đội Mỹ tăng cường hiện diện trên lãnh thổ Philippines, để đối phó với các động thái càng lúc càng quyết đoán của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.
Theo Washington Post, đàm phán mới ở bước đầu, tuy nhiên quan chức cả hai bên đều tỏ ý muốn sớm đạt đến thỏa thuận. Các cuộc thương lượng tăng tốc vào hôm nay và ngày mai tại Washington, để chuẩn bị cho các cuộc tiếp xúc ở cấp cao vào tháng Ba tới đây.
Trong số các phương án đang xem xét, có việc điều hành các tàu hải quân từ Philippines, triển khai lực lượng tại Philippines trên cơ sở luân chuyển, và tiến hành các cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ - Phi một cách thường xuyên hơn.
Theo Washington Post, sự kiện một loạt quốc gia Châu Á -Thái Bình Dương vội vã tìm cách bắt tay với Mỹ là phản ứng rõ rệt trước đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc và thái độ quyết đoán của Bắc Kinh trong việc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ, như trên Biển Đông chẳng hạn.
Nếu thỏa thuận tăng cường sự hiện diện của lính Mỹ tại Philippines hình thành, thì rõ ràng đây là một sự lặp lại của lịch sử, vì Philippines từng là nơi đặt căn cứ quân sự Mỹ 20 năm trước đây. Một ví dụ điển hình là căn cứ hải quân Subic Bay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét