Theo RFI
Tổng thống Obama tại Lầu Năm Gốc ngày 05/01/2012
Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 05/01/2012 đã đến Lầu Năm Góc để công bố chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ. Hướng chủ đạo của chiến lược này là tinh giản lực lượng để duy trì được uy lực của quân đội Mỹ trên thế giới, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị giảm bớt. Trọng tâm chiến lược cũng chuyển qua Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong bản thông cáo báo chí, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng đây là một bước chuyển quan trọng trong các mục tiêu chiến lược quân sự của nước Mỹ, thoát dần ra khỏi những cuộc chiến tốn kém tại Irak và Afghanistan để hướng tới một « trọng tâm mới trong tương lai ».
Phát biểu trước báo chí, Tổng thống Obama nhấn mạnh trước tiên đến việc quân đội Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương và sẽ nỗ lực đầu tư để nâng cao hiệu năng trong mọi lãnh vực, trong đó có năng lực tác chiến trong những môi trường bị đối phương tìm cách phong tỏa. Ông nói :
« Như tôi đã xác định tại Úc, chúng ta sẽ củng cố sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, và việc tiết giảm ngân sách sẽ không tác hại đến khu vực trọng yếu này. Chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các quan hệ đối tác và liên minh thiết yếu, trong đó có NATO… Chúng ta sẽ rất đề cao cảnh giác, đặc biệt là tại Trung Đông...
Chúng ta sẽ có năng lực đảm bảo an ninh cho mình với một lực lượng quy ước trên bộ ít người hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục từ bỏ các hệ thống đã lỗi thời tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh để có thể đầu tư vào các phương tiện mà chúng ta cần cho tương lai, bao gồm cả tình báo, giám sát, và trinh sát, chống khủng bố, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và khả năng hoạt động trong những môi trường mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho chúng ta tiếp cận ».
Theo các nhà quan sát, dù Tổng thống Obama không hề nêu đích danh, nhưng rõ ràng là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, đang không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự để thách thức vai trò cường quốc Châu Á Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang nắm giữ. Những « môi trường » mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho Hoa Kỳ tiếp cận được ông Obama gợi lên có thể được hiểu là Biển Đông, mà Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích, và gần đây hơn là eo biển Ormuz mà Iran dọa phong tỏa.
Trung Quốc lẽ dĩ nhiên đã phản ứng ngay sau khi Hoa Kỳ tái xác định rằng Châu Á Thái Bình Dương là ưu tiên chiến lược.
Cho đến chiều nay, chính quyền Bắc Kinh chưa lên tiếng về sự kiện này, nhưng Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đã lập tức công bố một bài bình luận với lời lẽ thận trọng.
Theo Tân Hoa Xã, việc Hoa Kỳ muốn tăng cường trở lại sự hiện diện tại châu Á là một điều đáng hoan nghênh nếu được tiến hành một cách tích cực, không mang hơi hướm của tâm lý thời Chiến tranh Lạnh. Theo tác giả bài bình luận, trong trường hợp đó, sự hiện diện của Mỹ sẽ không chỉ có lợi cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực, nhưng còn tốt cho cả Trung Quốc.
Tân Hoa Xã đã lưu ý rằng « khi tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nên có hành động thị uy », vì điều đó chỉ phá hoại thay vì củng cố hòa bình.
Phát biểu trước báo chí, Tổng thống Obama nhấn mạnh trước tiên đến việc quân đội Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương và sẽ nỗ lực đầu tư để nâng cao hiệu năng trong mọi lãnh vực, trong đó có năng lực tác chiến trong những môi trường bị đối phương tìm cách phong tỏa. Ông nói :
« Như tôi đã xác định tại Úc, chúng ta sẽ củng cố sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, và việc tiết giảm ngân sách sẽ không tác hại đến khu vực trọng yếu này. Chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các quan hệ đối tác và liên minh thiết yếu, trong đó có NATO… Chúng ta sẽ rất đề cao cảnh giác, đặc biệt là tại Trung Đông...
Chúng ta sẽ có năng lực đảm bảo an ninh cho mình với một lực lượng quy ước trên bộ ít người hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục từ bỏ các hệ thống đã lỗi thời tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh để có thể đầu tư vào các phương tiện mà chúng ta cần cho tương lai, bao gồm cả tình báo, giám sát, và trinh sát, chống khủng bố, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và khả năng hoạt động trong những môi trường mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho chúng ta tiếp cận ».
Theo các nhà quan sát, dù Tổng thống Obama không hề nêu đích danh, nhưng rõ ràng là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, đang không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự để thách thức vai trò cường quốc Châu Á Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang nắm giữ. Những « môi trường » mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho Hoa Kỳ tiếp cận được ông Obama gợi lên có thể được hiểu là Biển Đông, mà Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích, và gần đây hơn là eo biển Ormuz mà Iran dọa phong tỏa.
Trung Quốc lẽ dĩ nhiên đã phản ứng ngay sau khi Hoa Kỳ tái xác định rằng Châu Á Thái Bình Dương là ưu tiên chiến lược.
Cho đến chiều nay, chính quyền Bắc Kinh chưa lên tiếng về sự kiện này, nhưng Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đã lập tức công bố một bài bình luận với lời lẽ thận trọng.
Theo Tân Hoa Xã, việc Hoa Kỳ muốn tăng cường trở lại sự hiện diện tại châu Á là một điều đáng hoan nghênh nếu được tiến hành một cách tích cực, không mang hơi hướm của tâm lý thời Chiến tranh Lạnh. Theo tác giả bài bình luận, trong trường hợp đó, sự hiện diện của Mỹ sẽ không chỉ có lợi cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực, nhưng còn tốt cho cả Trung Quốc.
Tân Hoa Xã đã lưu ý rằng « khi tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nên có hành động thị uy », vì điều đó chỉ phá hoại thay vì củng cố hòa bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét