Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
2012-01-17
Trong lúc Biển Đông vẫn thu hút sự chú ý của khu vực Thái Bình Dương, dư luận cho rằng một số sự kiện có thể ảnh hưởng đến tình hình tại đây trong thời gian tới. Qùynh Chi tường trình trong phần sau.
Không quốc gia nào có quyền thống trị biển Đông
Bắt đầu từ năm ngoái, từ Tổng thống đến Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đều có những phát biểu cho thấy kế hoạch trở lại Châu A´ của mình. Tuy nhiên, mãi đến khi Hoa Kỳ cho công bố chính sách quốc phòng mới vào đầu năm nay với sự hiện diện của cả Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân - Tướng Martin Dempsey, trong đó nhấn mạnh trọng tâm của nước này tại Châu A´ thì việc trở lại Châu Á - Thái Bình Dương của Washington không phải chỉ là một kế hoạch mà đã trở thành một chính sách rõ ràng và mạnh mẽ.
Một trong những trọng tâm của chính sách trở lại Thái Bình Dương là vấn đề Biển Đông, thủy lộ quan trọng của quốc tế khi mà hơn một nửa số dầu thế giới phải qua con đường này. Mặc dù khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp tại Biển Đông nhưng sự xuất hiện của một nước lớn như Hoa Kỳ tại khu vực được giới quan sát cho là ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông vì nó ít nhiều đảm bảo rằng không có một quốc gia nào thống trị vùng biển này.
Mặc dù khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp tại Biển Đông nhưng sự xuất hiện của một nước lớn như Hoa Kỳ tại khu vực được giới quan sát cho là ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông vì nó ít nhiều đảm bảo rằng không có một quốc gia nào thống trị vùng biển này.
Hồi tuần trước, ông William Cohen, đồng Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Hoa Kỳ - ASEAN, cũng từng là thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ, đồng ý rằng cái nghịch lý của sức mạnh là “nếu một nước phát triển quá mạnh thì các nước khác sẽ xếp hàng để kìm hãm sức mạnh của nước đó”.
Phát biểu tại Jakarta hồi tuần trước, ông này nói thêm rằng “Cuối cùng thì chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thể tồn tại mà không có ổn định và thịnh vượng trong khu vực này”.
Khi nói đến vấn đề Biển Đông, ngoài sự hiện diện và tác động của các nước lớn, khối ASEAN được đề cập và chú ý như một nhân tố mang đến sự bình ổn cho khu vực khi đến 4 trong tổng cộng 6 nước có tranh chấp tại Biển Đông nằm trong khối này. Mặc dù vai trò của khối ASEAN chưa được đánh giá cao cùng với cách làm việc còn nặng về hành chính và chậm chạp - điển hình là tiến trình chậm chạp khi xây dựng một bộ qui tắc mang tính ràng buộc pháp lý tại vùng này, nhưng giới quan sát cho rằng ASEAN cũng có thể đẩy mạnh, làm trì trệ hay chuyển hướng việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Bắt đầu từ đầu năm nay, dư luận chú ý vào việc Campuchia chính thức giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2012. Một trong những câu hỏi và thách thức được đặt ra khi nước này giữ vai trò cầm chịch là liệu Campuchia sẽ xem vấn đề Biển Đông là một hồ sơ quan trọng trong các sự kiện của khối hay không.
Vai trò và ảnh hưởng của ASEAN về biển Đông
Cũng cần phải nói thêm những quan ngại này xảy ra khi có những động thái cho thấy Campuchia ngày càng có mối quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc trong lúc Phnom Penh không có lợi ích tại Biển Đông. Và cuối năm ngoái, nước này cũng có những phát biểu cho thấy sự không ủng hộ việc Hoa Kỳ triển khai 2 ngàn 500 lính ở căn cứ Darwin của Úc.
Thêm vào đó, Campuchia cũng chính thức lên tiếng ủng hộ việc giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở song phương – một cách mà từ lâu được hiểu như một chiến lược của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, Campuchia không thể nào đứng ngoài hoặc đi ngược lại nguyên tắc vì hoà bình, thịnh vượng của khu vực:
“Campuchia là một nước không có quyền lợi ở Biển Đông. Và họ cũng nhiều lần tuyên bố là không can dự vào việc giải quyết vấn đề Biển Đông cũng như tuyên bố ủng hộ đàm phán song phương về vấn đề này trong cuộc gặp giữa ngoại trưởng nước này với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc hồi cuối năm ngoái. Trung Quốc cũng ít nhiều có ảnh hưởng lớn ở Campuchia. Tuy nhiên, sự đồng thuận là tính chủ đạo của khối ASEAN. Cho nên, Campuchia cũng không thể nào đứng ngoài khối này để giải quyết các vấn đề về an ninh khu vực của khối”.
Tôi nghĩ rằng dù quan điểm của Campuchia như thế nào thì cũng không thể đi ngược lại việc giải quyết vấn đề này trong hoà bình và tuân thủ Công ước LHQ về luật biển 1982 UNCLOS.Ông Đinh Kim Phúc
“Tôi nghĩ rằng dù quan điểm của Campuchia như thế nào thì cũng không thể đi ngược lại việc giải quyết vấn đề này trong hoà bình và tuân thủ Công ước LHQ về luật biển 1982 UNCLOS.”
Theo như qui tắc chọn Tổng thư ký luân phiên của khối ASEAN tính theo thứ tự chữ cái đầu tiên của nước thành viên, một người Việt Nam sẽ ngồi vào chức Tổng thư ký ASEAN vào đầu năm tới thay cho ông Surin Pitsuwan của Thái Lan khi ông này mãn nhiệm vào cuối năm. Không thể phủ nhận đây là một chức vụ còn nặng về tính hình thức qua vai trò và hoạt động khá mờ nhạt của 12 đời Tổng thư ký khối.
Tuy nhiên, việc này được nhiều người cho rằng sẽ là một lợi thế cho Việt Nam và ít nhiều ảnh hướng đến hồ sơ Biển Đông khi nhìn lại năm 2010, trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, Việt Nam được cho là đã hướng sự chú ý của các nước khác vào vấn đề tranh chấp tại đây. Ông Đinh Kim Phúc mặc dù không khẳng định việc một người Việt Nam trở thành Tổng thư ký khối ASEAN là một lợi thế, nhưng cũng không chối bỏ khả năng Việt Nam có thể đẩy mạnh tiến trình giải quyết tranh chấp tại Biển Đông:
Việt Nam có thể mượn diễn đàn của khối để đẩy nhanh tiến trình giải quyết hoà bình trên Biển Đông chứ không thể áp đặt quan điểm của mình lên toàn khối“Nhìn lại lịch sử ASEAN thì dù thành viên quốc gia nào nắm chức Tổng thư ký thì cũng không thể ra ngoài mục đích của toàn khối. Nói lợi thế thì tôi không nghĩ đây sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, Việt Nam có thể mượn diễn đàn của khối để đẩy nhanh tiến trình giải quyết hoà bình trên Biển Đông chứ không thể áp đặt quan điểm của mình lên toàn khối”.Ông Đinh Kim Phúc
Tính đến nay, khối ASEAN đã có 12 Tổng thư ký, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. Trong thời gian này, luôn có những tranh chấp giữa các nước với nhau như giữa Việt Nam – Campuchia, hay giữa Malaysia và Indonesia… Gần đây nhất, năm ngoái, khi xảy ra giao tranh giữa Thái Lan và Campuchia tại ngôi đền cổ Preah Vihear, thì vai trò của ông Surin Pitsuwan, người Thái Lan, được cho là khá mờ nhạt.
Việc Hoa Kỳ trở lại Châu Á cùng với sự thay đổi nhân sự trong vai trò cầm chịch khối ASEAN, có lẽ sẽ tạo ra những ảnh hưởng cho hồ sơ Biển Đông. Tuy nhiên, dù nó ảnh hưởng theo hướng nào thì vẫn khó thoát khỏi quỹ đạo hoà bình, thịnh vượng khu vực và luật pháp quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét