Translate

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Lê Duẩn và Trung Quốc

Theo danchimviet.info

Lê Duẩn (1907-1986)
Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là một khuôn mặt về mưu mô và thao lược có lẽ chỉ đứng sau ông Hồ Chí Minh. Đó là một trong những lý do Hồ Chí Minh chọn ông làm Bí thư thứ nhất sau cuộc cải cách ruộng đất nhiều tai tiếng. Là một người cộng sản, Lê Duẩn kiên trì theo đuổi đường lối của Hồ Chí Minh là thống nhất Việt Nam và đặt cả nước dưới chế độ cộng sản. Ông đã chống lại một cách có kết quả chính sách của Mao Trạch Đông không  muốn thấy miền Bắc chiếm miền Nam dù bằng hiệp thương bầu cử hay bằng vũ lực. Đối với Trung quốc một Việt Nam chia đôi, miền Bắc không thể mạnh để thành một mối lo cho Trung quốc, đồng thời làm trái độn ở biên giới phía Nam giúp Trung quốc tránh sự tiếp cận với các lực lượng quân sự Hoa Kỳ.
Từ khi bị áp lực của Trung quốc ký Hiệp định Geneve chia đôi dất nước, Lê Duẩn thấy rõ chính sách của Trung quốc đối với Việt Nam trong hơn một ngàn năm qua không có gì thay đổi. Thay đổi chăng là thay đổi lối nói mồm miệng, từ “thiên triều và thuộc quốc” thành “anh em trong khối xã hội chủ nghĩa” môi hở răng lạnh giả dối.
Theo hồi ký “Cuối đời nhớ lại” của ông Nguyễn Thành Thơ một đảng viên từng có chân trong Trung ương đảng ghi lại rằng, khoảng cuối năm 1978 khi tình hình biên giới Việt – Kampuchia và Việt –Trung căng thẳng, quân lính Kampuchia thường vượt biên giới cướp của và giết người mà Việt Nam không có đối sách gì. Trong một dịp Tổng Bí thư Lê Duẩn đi thăm huyện Cần Giờ tháp tùng bởi Huyện ủy và 30 cán bộ cao cấp khác, Nguyễn Thành Thơ ghi:
“Lê Duẩn nói ‘Các anh có gì hỏi tôi giải đáp’ . Anh em phấn khởi rộ lên ‘Xin hỏi K nó quấy rối biên giới ta, tàn sát cướp phá rất dã man điên cuồng, sao ta đối phó rất lôi thôi, chúng tôi khó hiểu’. Anh Lê Duãn trả lời ‘Các đồng chí hỏi đúng là một tình hình cả nước đều quan tâm, chúng tôi đau đầu lắm ngủ không được, không phải là vấn đề Khmer đỏ, vấn đề Pôn Pốt mà là vấn đề ai đằng sau Khmer đỏ, Pôn Pốt. Lần này ta có đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó, Trung quốc đánh ta thôi, nhưng ta không chiếm K, Trung quốc cũng không chiếm ta.”
(Cuối Đời Nhớ Lại của Nguyễn Thành Thơ)

Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam dự định lập đường dây điện thoại nóng

Theo RFI

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và tướng Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (DR)
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và tướng Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (DR)

Đức Tâm
Nhật báo Vietnam News, bản tiếng Anh, hôm nay, 31/08/2011, cho biết là Trung Quốc và Việt Nam dự định thiết lập đường dây điện thoại nóng giữa hai bộ Quốc phòng. Đây là một trong những biện pháp nhằm làm giảm những căng thẳng trong quan hệ song phương do các tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Biển Đông báo trước một hình thức xung đột khác biệt

Theo danchimviet.info

Ảnh AP
Biển Đông báo trước một hình thức xung đột khác với những gì chúng ta đã biết. Kể từ đầu thế kỷ 20, chúng ta đã bị tổn thương bởi những cuộc chiến thông thường, quy mô lớn trên đất liền, hay những cuộc chiến nhỏ bất thường. Cả hai loại này đều gây thương vong lớn cho người dân, và chiến tranh trở thành chủ đề của những người ủng hộ chủ nghĩa nhân văn và tướng lĩnh quân sự.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Philippines-TQ cùng thăm dò ở Trường Sa?

Theo BBC News

Một dàn khoan dầu khí (ảnh chỉ có tính minh họa)
Hiện chưa có phản ứng từ các quốc gia liên quan
Có tin cho hay Philippines đã chấp thuận cùng tập đoàn Sino Petroleum của Trung Quốc lập dự án thăm dò dầu khí ở quần đảo Trường Sa.
Đây là khu vực còn đang tranh chấp, với Việt Nam là một bên tham gia tuyên bố chủ quyền.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Xâm lấn kinh tế mới nguy hiểm

Theo NguoiViet Online
Ngô Nhân Dụng

Tháng trước, nhiều báo, đài và mạng thông tin đã ồn ào về cuộc tập trận của quân đội Trung Cộng ở vùng giáp giới Việt Nam trong các tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây.
Nhưng dù Bắc Kinh cố ý biểu diễn sức mạnh quân sự sát biên giới nước ta thì người mình cũng không cần sợ.
Có nhiều lý do để người Việt Nam không sợ nạn Mã Viện, Thoát Hoan hay Vương Thông, Mộc Thạnh. Tất nhiên, lý do quan trọng nhất vẫn là những bài học lịch sử mà nước Trung Hoa đã học mỗi lần đánh Việt Nam. Khi lòng yêu nước bị khích động, dân Việt Nam sẽ rất khó bị chinh phục.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Những nỗi nhọc nhằn của đời đi biển

2011-08-26
Ngư dân Việt Nam khi đi đánh bắt cá tại vùng biển truyền thống của mình từ bao đời qua tiếp tục gặp phải những trở ngại bấp bênh như con thuyền trên sóng dữ.
Nguồn báo Trung Quốc
Tàu ngư chính của Trung Quốc đang bắt tàu cá Việt Nam.
Ngư dân Việt Nam khi đi đánh bắt cá tại vùng biển truyền thống của mình từ bao đời qua tiếp tục gặp phải những trở ngại bấp bênh như con thuyền trên sóng dữ.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Sự khó xử của nhà cầm quyền

2011-08-25
Hoa Kỳ kêu gọi VN trả tự do cho tất cả những người biểu tình hôm Chủ nhật 21 tháng 8 vẫn còn bị giam giữ.
AFP photo
Người Việt Nam biểu tình phản đối TQ, thể hiện lòng yêu nước hôm 24/6/2011
Hôm Chủ nhật 21 tháng 8 vừa rồi, công an giải tán và đẩy lên xe buýt chừng 50 người vốn bất chấp lệnh cấm biểu tình của UBND TP Hà Nội – 1 văn bản “vô danh” không có người ký, “nửa bí mật, nửa công khai”, văn bản mà blogger Cu Làng Cát gọi là “cái dại của không chính danh”:
“Chúng tôi quan ngại về việc câu lưu một số cá nhân mà duờng như chỉ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Không thể bắt giữ những cá nhân vì thực thi quyền tự do tụ tập, vì như thế là trái với những cam kết của Việt Nam đối với những công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những cá nhân thực thi các nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người.’
Đó là lời của ông Beau J. Miller, tùy viên báo chí của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Đàm phán Việt-Trung về tranh chấp Biển Đông sẽ đi theo hướng nào?

Theo danchimviet.info

0. Mở đầu.
Việt Nam và Trung Quốc vừa tiến hành đàm phán vòng 7, cấp chuyên viên về “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” (từ ngày 29/7 đến 1/8/2011) tại Hà Nội. Chiều ngày 3/8/11, phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho hay, hai bên đã sơ bộ nhất trí với nhau về một số nguyên tắc.
“Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, hai bên thống nhất cần nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Không tiến hành bất cứ hành động nào nhằm mở rộng, phức tạp hóa tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
“Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì cần trao đổi giữa các bên liên quan.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

'Mỹ giật dây biểu tình ở Hà Nội'

Theo BBC News

Biểu tình chống TQ hôm 21/08 tại Hà Nội
Đã có 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội
Báo chí Trung Quốc vừa có bài bình luận về các cuộc biểu tình mới đây tại Hà Nội, cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau hoạt động này.
Tờ Thế giới Tân văn trong số ra tuần trước đăng bài viết tựa đề 'Ai kích động biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam' nói "sau các cuộc biểu tình là bóng dáng của Mỹ".

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

TNS Jim Webb gặp chuyên gia Biển Đông của Việt Nam

2011-08-23
Thượng nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngọai Thượng Viện Hoa Kỳ hiện đang có mặt tại Việt Nam trong chuyến công du một số nước trong khu vực.
RFA
Thượng nghị sĩ Jim Webb trình bày quan điểm của ông về thái độ của Hoa Kỳ đối với tình hình tranh chấp tại biển Đông (Hoa Thịnh Đốn tháng 6, 2011)

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Đâu ai ngờ

Anh muốn viết điều gì để lòng em thanh thản
Để em nhẹ lòng sau những buồn đau
Nhưng lòng anh cũng đau buồn không kém
Khi vận nước mình trong lúc ngửa nghiêng

Trước mắt anh một màn đêm xám xịt
Đang phủ trùm lên đất nước Việt Nam
Thương tiền nhân khổ công dựng nước
Đâu ai ngờ mang nông nỗi ngày nay...

Phi Vũ
08/22/11

Con đường ta đi

Theo Dân Làm Báo

Khoai Lang (danlambao) Sự thật vẫn là sự thật. Con đường chúng ta đi không hề dễ dàng. Cuộc đấu tranh cho lòng tự tôn dân tộc lắm chông gai phải đổi bằng máu. Ta đã bước được 11 bước, và đã giẫm phải gai. Tứa máu. Cái đau ấy không đau bằng nỗi đau mà dân tộc phải chịu. Xấu hổ và xấu xa thay cho những kẻ rãi đinh lên đó. Không có con đường nào rải thảm. Không có thành công nào mà không phải đánh đổi đi những thứ quý giá. Chúng ta đem đau thương, và máu, để giành lấy tự do cho dân tộc...

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Nhà cầm quyền này có phải của dân?



Nhà cầm quyền này có phải của dân?
Khi bắt bớ giam cầm người yêu nước
Đàn áp người dã man thô bạo
Hiện nguyên hình là lũ lưu manh

Nhà cầm quyền này có phải của dân?
Hay là lũ tay sai Tàu Cộng
Đốn mạt, bất nhân như loài thú
Một lũ thú rừng đội lốt ngưới

Nhà cầm quyền này có phải của dân?
Từ  nay nhân dân không còn tin tưởng
Lũ bán nước đốn mạt đê hèn
Đàn áp dân để vừa lòng giặc cướp nước

Phi Vũ
08/21/11


Biểu tình chống Trung Quốc 21/ 08/ 2011 bị đàn áp dã man tại Hà nội .flv

Liên khúc Gõ cửa - Căn nhà ngoại ô & Mạnh Đình - Băng Tâm

Biểu tình Hà Nội "hàng chục" người bị bắt

Theo BBC News

Người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/8/2011
Một người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/8/2011 mang biểu ngữ so sánh TQ với chủ nghĩa phát-xít Đức.
Công an Hà Nội nhanh chóng dập tắt cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 11 tại Hà Nội và bắt đi hàng chục người hôm Chủ nhật 21/08.
Hãng thông tấn AP tường thuật từ Hà Nội cho hay những người biểu tình bất chấp lệnh cấm và cảnh báo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội từ hôm 18/8, đã bị bắt lên hai chiếc xe bus.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Buồn thay!


Nhà cầm quyền cũng hay
Dùng chương trình văn nghệ
Phá đám dân biểu tình
Biểu tỏ lòng yêu nước

Trên chiều dài lịch sử
Chưa hề có bao giờ
Đau thay cho dân Việt
Sao chịu cảnh đảo điên

Buồn thay và thương thay!
Bao nhiêu người yêu nước
Lại phải lỡ...một lần
Để giặc Tàu hả hê!

Phi Vũ
08/21/11

Vũ Thị Phương Anh - Tôi đang định viết bài ca ngợi chính quyền Hà Nội!

Vũ Thị Phương Anh
Ca ngợi chính quyền là một việc tôi ít khi làm, và thực ra cho đến nay tôi chưa làm bao giờ trong đời.
Tại sao lại ít ca ngợi? Well, tôi nghĩ rằng trách nhiệm của chính quyền là phải chăm lo cho dân, đó là lẽ đương nhiên, và chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên và ca ngợi cả. Nếu ca ngợi chính quyền vì chính quyền chăm lo cho dân, thì chẳng khác nào tấm tắc khen ngợi một người đi làm là anh ta đến cơ quan mà cũng có làm việc cơ đấy, chứ không chỉ ngồi chơi games thôi đâu.

Biểu tình có ích lợi gì không?

Theo Diễn Đàn Thế Kỷ
Nguyễn Hưng Quốc

Biểu tình gần Ðại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội (hình chụp ngày 10/7/2011) - Hình: REUTERS
Nghe nói khi đoàn biểu tình chống Trung Quốc đang tuần hành trên các đường phố Hà Nội trong các ngày Chủ nhật tháng 6, 7 và đầu tháng 8 vừa qua, một vài thanh niên lái xe máy đi ngang qua chõ miệng chửi: “Đồ điên!” Đọc trên internet, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp luận điệu tương tự trên một vài blog, ở đó, người ta ví những người biểu tình chống Trung Quốc như những tên Chí Phèo chuyên môn ăn vạ. Cứ mỗi sáng Chủ nhật là lại lăn ra đường ăn vạ.

Tôi nghĩ chúng ta không nên vội chụp mũ những người có quan điểm như thế là tay sai của Trung Quốc. Không nên đồng nhất lòng yêu nước với việc biểu tình cũng như không nên xem việc phản đối biểu tình như bằng chứng của một sự phản bội. Vấn đề ở đây, tôi nghĩ, là cách nhìn: nhiều người yêu nước và lo lắng trước sự uy hiếp cũng như xâm lấn của Trung Quốc nhưng lại không ủng hộ việc biểu tình vì không tin là những cuộc biểu tình như vậy là có ích.

Lê Nguyên Hồng - Dự đoán tình hình biểu tình tại Hà Nội ngày 21/8/2011

Lê Nguyên Hồng
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã liên tục nổ ra tại Việt Nam là một hiện tượng cực kỳ mới, tuy về mặt quy mô chưa lớn, nhưng nó đã là dấu ấn mở màn cho việc người dân bắt đầu tự khẳng định quyền tự do của mình.
Sau khi dùng lực lượng công an chìm nổi trấn áp những người biểu tình, nhưng không hiệu quả. Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, tướng Nguyễn Đức Nhanh – giám đốc sở Công an Hà Nội, đã phải công khai trước báo chí là “không chủ trương trấn áp người biểu tình”. Như vậy là về mặt hình thức, nhà nước đã ít nhiều buộc phải ngầm công nhận quyền tự do biểu tình của người dân.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Đôi điều ”giải oan” cho Phạm Văn Đồng.

Phi Vũ


Thời gian gần đây, mọi người thường nhắc đến “Công hàm 1958” và hay quy kết tất cả tội này là của Phạm Văn Đồng vì Phạm Văn Đồng đã đặt bút ký phê chuẩn. Thế nhưng sự thật như thế nào?

Cẩm nang biếu tình 1 - rút tỉa kinh nghiệm từ Đấu Tranh Bất Bạo Động

Ký giả Vũ Thạch
Là một nghiên cứu gia về Đấu Tranh Bất Bạo Động và phong trào quần chúng.


Có lẽ sẽ chẳng người Việt nào lấy làm ngạc nhiên nếu sử sách sau này gọi ngày 5 tháng 6 năm 2011 là mốc điểm khởi đầu của thời đại Sức Mạnh Nhân Dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ điểm khởi đầu hệ trọng đó đến ngày Nhân Dân thực sự làm chủ đất nước và bảo vệ được đất nước một cách hữu hiệu vẫn còn là một khoảng thời gian khó khăn; đòi hỏi người Việt chúng ta liên tục học hỏi từ các kinh nghiệm của tuần trước, tháng trước để đẩy nhanh hơn các nỗ lực trong tương lai. Loại kinh nghiệm này không thể thu thập hoàn toàn từ các dân tộc khác.

Vì sao lại coi thường hành động yêu nước?

2011-08-19
Khi nhiều người dân Việt yêu nước báo động “Toàn dân nghe chăng, Sơn Hà nguy biến”, đã có những ý kiến coi thường hành động yêu nước của người dân qua 10 cuộc biểu tình vừa rồi vốn diễn ra chủ yếu tại Hà Nội.
Courtesy AnhBaSam
An ninh, cảnh sát cơ động đàn áp, bắt người dân biểu tình chống Trung Quốc lên xe buýt sáng 17-07-2011 tại Hà Nội.

Hà Nội ra lệnh cấm biểu tình

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Lòng yêu nước.

Phi Vũ

Lòng yêu nưc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mọi  con dân nước Việt. Vào thời Bắc thuộc, thúc đẩy vì lòng yêu nước nồng nàn mà biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nồi lên chống lại giặc Tàu: Hai Bà Trưng, hai anh em ông Triệu Quốc Đạt và bà Triệu Thị Trinh, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng…, Dương Diên Nghệ..., Lê Lợi… Đến thời Pháp thuộc, cũng do lòng yêu nước mà có các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Hoàng Hoa Thám…và nhiều cuộc khởi nghĩa khác nữa đếm không xuể. Nếu không có lòng yêu nước thì toàn dân Việt làm sao có cuộc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 thần kỳ, đánh Nhật đuổi Pháp…Cho nên lòng yêu nước đã là truyền thống quý báu của dân tộc. Lòng yêu nước đã thấm vào máu, vào thịt, nằm sâu trong tận cùng trái tim, chiếm ngự từng tế bào óc của người dân Việt Nam. Đã là người Việt Nam, nếu không có lòng yêu nước thì rõ ràng là sự phản quốc, sự phản trắc đối với công ơn của tiền nhân đã dày công xây dựng quê hương, tạo nên mảnh giang sơn gấm vóc hình chữ S ngày hôm nay.

Cay đắng

Phi Vũ

Đọc bản tin nhà cầm quyền Việt Nam đưa tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vào giam ở nhà tù tạiThanh Hóa, tôi không lấy làm lạ. Cũng như trước đây, khi phiên tòa phúcthẩm xử y án phiên tòa sơ thẩm, tôi cũng không lấy làm lạ. Rõ ràng đây là đòn thù của kẻ “ném đá dấu tay” dù con nít mới lên ba cũng có thể biết được đó là ai?

Từ thông báo cấm biểu tình nghĩ đến những điều... khác!

Nguyễn Ngọc Già
Lời đe dọa ẩn danh mới nhất đối với người dân biểu tình chống bá quyền Bắc Kinh, thông qua trang blog Nguyễn Xuân Diện, cho biết họ: "đã mệt mỏi lắm rồi" (1) khi phải "đi làm" vào ngày Chủ nhật cả mười tuần vừa qua, việc này gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, tâm trí và gây xáo trộn gia cảnh (đang "bình yên") của họ(!). Tâm trạng này không chỉ cho những "tép riu" lăng xăng chạy theo dòm ngó, canh me, hành hung, theo dõi... người biểu tình mà nặng nề hơn nhiều lần đối với các ông, bà quan chức cao cấp trong bộ chính trị. Hẳn là mười tuần qua, các ông, bà cũng "trăn trở" theo từng bước chân, "nôn nao" theo từng tiếng hô vang khẩu hiệu bảo vệ đất nước.
I. Từ thông báo cấm biểu tình:
Loay hoay gần ba tháng trời nay, chắc các ông (bà) cũng đã vắt óc suy nghĩ kế sách êm đẹp nào đó để dẹp biểu tình, nhưng rốt cuộc không tìm ra nổi biện pháp hữu hiệu nào để "hợp pháp hóa" tư tưởng nhún nhường cùng hành vi lép vế trước ham muốn thôn tính biển Đông của nhà cầm quyền Bắc Kinh và thêm phần quá lo sợ người đồng chí nổi giận tột độ khi không khiển được "bầy cừu" trong nhà (nhằm bảo vệ an toàn chế độ độc tài đảng trị), nên cuối cùng đã buộc phải dùng biện pháp cũ rích "cái gì không quản được thì cấm":