Lê Nguyên Hồng
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã liên tục nổ ra tại Việt Nam là một hiện tượng cực kỳ mới, tuy về mặt quy mô chưa lớn, nhưng nó đã là dấu ấn mở màn cho việc người dân bắt đầu tự khẳng định quyền tự do của mình.
Sau khi dùng lực lượng công an chìm nổi trấn áp những người biểu tình, nhưng không hiệu quả. Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, tướng Nguyễn Đức Nhanh – giám đốc sở Công an Hà Nội, đã phải công khai trước báo chí là “không chủ trương trấn áp người biểu tình”. Như vậy là về mặt hình thức, nhà nước đã ít nhiều buộc phải ngầm công nhận quyền tự do biểu tình của người dân.
Thế nhưng hôm qua, ngày 18/8/2011; Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội lại ra thông báo yêu cầu người dân chấm dứt biểu tình. Liệu người dân có chấp nhận thông báo vi hiến nói trên hay không? Có thể khẳng định là không!
Nhưng nếu những người dân yêu nước vẫn tiếp tục tụ họp và xuống đường thì tình hình sẽ như thế nào? Chắc chắn là sẽ có đàn áp, nhưng công an sẽ dùng cách nào? Có thể dự đoán là nếu muốn, công an sẽ giải tán cuộc biểu tình rất chóng vánh. Những gương mặt biểu tình nổi bật qua những cuộc biểu tình gần đây thì đều đã nằm trong “ống kính” của công an, cho nên dự đoán là ngay khi người dân bắt đầu tụ họp lác đác thì họ sẽ bị bắt giữ trước khi kịp trưng ra các khẩu hiệu và khởi động cuộc tuần hành.
Các nhân vật tiêu biểu của những cuộc biểu tình lần trước sẽ bị bắt trước, có thể họ sẽ bị bắt buộc viết bản kiểm điểm và cam kết lần tới sẽ không đi biểu tình nữa thì sẽ được tha về. Nhưng nếu những người bị bắt không chấp nhận cách làm việc đó (và chắc chắn là họ không chấp nhận), rất có thể họ sẽ bị lập biên bản phạt hành chính thể theo những nghị định quy định A,B,C của nhà nước, ví dụ như nghị định 38/2005 NĐ – CP chẳng hạn.
Chỉ có một cách duy nhất có thể hóa giải được mọi thủ đoạn của công an, đó là người dân phải đồng loạt xuống đường thật đông (ít nhất phải có vài ngàn người trở lên) thì mới có đủ áp lực. Và với không gian đường phố hạn hẹp, lượng người lưu thông lúc 8-9 giờ sáng tại Hà Nội là rất lớn, nên việc giải tán biểu tình gần như là không thể.
Tuy nhiên, dù có vẻ như được công an nới lỏng trong hai chủ nhật trước, nhưng số lượng người tham gia biểu tình chưa đông. Đây là một tín hiệu buồn, vì sự vô cảm của người dân trước vận mệnh đất nước là quá phổ biến. Người dân Việt Nam lâu nay đã bị tước đoạt và chính họ tự tước đi quyền biểu tình bày tỏ chính kiến của mình.
Như vậy có thể dự đoán chắc chắn là Chủ Nhật, ngày 21/8/2011 tới đây sẽ không có cuộc biểu tình nào có thể diễn ra tại Hà Nội. Sự thật là những người yêu nước chưa gánh vác nổi trọng trách quan trọng hàng đầu là tuyên truyền giác ngộ ý thức cho các tầng lớp nhân dân. Một khi người dân cứ vô cảm đến mức vô trách nhiệm, thì sự ven toàn lãnh thổ của tổ quốc và quyền tự do dân chủ của nhân dân vẫn còn tiếp tục bị đe dọa và tước đoạt.
Lê Nguyên Hồng
Sau khi dùng lực lượng công an chìm nổi trấn áp những người biểu tình, nhưng không hiệu quả. Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, tướng Nguyễn Đức Nhanh – giám đốc sở Công an Hà Nội, đã phải công khai trước báo chí là “không chủ trương trấn áp người biểu tình”. Như vậy là về mặt hình thức, nhà nước đã ít nhiều buộc phải ngầm công nhận quyền tự do biểu tình của người dân.
Những cuộc biểu tình mang sức mạnh khổng lồ cũng chỉ gồm từng người hợp lại
Nhưng nếu những người dân yêu nước vẫn tiếp tục tụ họp và xuống đường thì tình hình sẽ như thế nào? Chắc chắn là sẽ có đàn áp, nhưng công an sẽ dùng cách nào? Có thể dự đoán là nếu muốn, công an sẽ giải tán cuộc biểu tình rất chóng vánh. Những gương mặt biểu tình nổi bật qua những cuộc biểu tình gần đây thì đều đã nằm trong “ống kính” của công an, cho nên dự đoán là ngay khi người dân bắt đầu tụ họp lác đác thì họ sẽ bị bắt giữ trước khi kịp trưng ra các khẩu hiệu và khởi động cuộc tuần hành.
Các nhân vật tiêu biểu của những cuộc biểu tình lần trước sẽ bị bắt trước, có thể họ sẽ bị bắt buộc viết bản kiểm điểm và cam kết lần tới sẽ không đi biểu tình nữa thì sẽ được tha về. Nhưng nếu những người bị bắt không chấp nhận cách làm việc đó (và chắc chắn là họ không chấp nhận), rất có thể họ sẽ bị lập biên bản phạt hành chính thể theo những nghị định quy định A,B,C của nhà nước, ví dụ như nghị định 38/2005 NĐ – CP chẳng hạn.
Chỉ có một cách duy nhất có thể hóa giải được mọi thủ đoạn của công an, đó là người dân phải đồng loạt xuống đường thật đông (ít nhất phải có vài ngàn người trở lên) thì mới có đủ áp lực. Và với không gian đường phố hạn hẹp, lượng người lưu thông lúc 8-9 giờ sáng tại Hà Nội là rất lớn, nên việc giải tán biểu tình gần như là không thể.
Tuy nhiên, dù có vẻ như được công an nới lỏng trong hai chủ nhật trước, nhưng số lượng người tham gia biểu tình chưa đông. Đây là một tín hiệu buồn, vì sự vô cảm của người dân trước vận mệnh đất nước là quá phổ biến. Người dân Việt Nam lâu nay đã bị tước đoạt và chính họ tự tước đi quyền biểu tình bày tỏ chính kiến của mình.
Như vậy có thể dự đoán chắc chắn là Chủ Nhật, ngày 21/8/2011 tới đây sẽ không có cuộc biểu tình nào có thể diễn ra tại Hà Nội. Sự thật là những người yêu nước chưa gánh vác nổi trọng trách quan trọng hàng đầu là tuyên truyền giác ngộ ý thức cho các tầng lớp nhân dân. Một khi người dân cứ vô cảm đến mức vô trách nhiệm, thì sự ven toàn lãnh thổ của tổ quốc và quyền tự do dân chủ của nhân dân vẫn còn tiếp tục bị đe dọa và tước đoạt.
Lê Nguyên Hồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét