Gia Minh, biên tập viên
2011-08-26
Ngư dân Việt Nam khi đi đánh bắt cá tại vùng biển truyền thống của mình từ bao đời qua tiếp tục gặp phải những trở ngại bấp bênh như con thuyền trên sóng dữ.
Những chuyến đi mất trắng
Gia Minh trình bày hai trường hợp mới nhất đang thu hút quan tâm của dư luận.Tin thứ nhất về chiếc tàu cá số hiệu QB1825TS thuộc tỉnh Quảng Bình vừa về được đến bến nhà thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới vào chiều tối ngày 25 tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên chuyến đi biển này của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thạnh và bốn thuyền viên Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Hiến, Hồ Văn Tịnh, Nguyễn Văn Hạnh không mang được cá tôm gì về như những chuyến đi biển khác, trái lại về không với ngư cụ trên tàu bị tịch thu hết. Dẫu thế họ vẫn vui vì được thóat nạn trở về, không phải trả tiền chuộc 6 ngàn đô la như từng được thông báo. Tàu của họ khi đánh bắt cá tại khu vực Vịnh Bắc Bộ đã bị phía Trung Quốc bắt giữ từ hồi ngày 8 tháng 8 vừa qua.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, chủ tịch xã Bảo Ninh, vào trưa ngày 26 tháng 8 xác nhận thông tin những ngư phủ thuộc địa bàn quản lý của ông đã trở về nhà qua cuộc nói chuyện sau đây với chúng tôi:
Họ về hồi 17:30 ngày hôm qua, 25 tháng 8. Họ nói đến giờ đến ngày thì được cho về. Người về sức khỏe bình thường nhưng ngư lưới cụ bị giữ. Mùa này tàu đó thường đi đánh bắt tại vùng đó; nhưng nay là lần đầu bị bắt, họ không biết lý do vì sao bị bắt.
Họ về hồi 17:30 ngày hôm qua, 25 tháng 8. Họ nói đến giờ đến ngày thì được cho về. Người về sức khỏe bình thường nhưng ngư lưới cụ bị giữ. Mùa này tàu đó thường đi đánh bắt tại vùng đó; nhưng nay là lần đầu bị bắt, họ không biết lý do vì sao bị bắt.Địa phương có khỏang trên 150 chiếc đi đánh bắt theo kinh độ, vĩ độ qui định trong Hiệp định Nghề cá. Sau vụ này, xã tuyên truyền cho bà con nên đi trong vùng của mình và đảm bảo công suất lớn để khi bị rượt đuổi thì chạy về vùng đánh cá của mình.
Một người dân ngụ tại thôn Mỹ Cảnh cho biết nguồn sinh kế chính của hầu hết tòan bộ người dân tại thôn là làm nghề đi biển, và khi đi đánh bắt cá hiện nay tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ mà chính quyền Việt Nam đã ký kết hiệp định phân định với phía Trung Quốc phải có những yêu cầu được đặt ra:
Tôi làm biển nay vẫn làm. Vịnh Bắc bộ đã chia rồi nên nhiều khi ta lầm và bị bắt.
Trong khi tàu của ngư dân Nguyễn Văn Thạnh, thuộc thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh tỉnh Quảng Bình vừa thóat nạn trở về, thì bảy tàu cá với 122 ngư dân xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận trong ngày 26 tháng 8 tiếp tục phải hầu tòa tại đảo Palawan, Philippines về tội danh xâm nhập lãnh hải của họ một cách bất hợp pháp.
Vào chiều ngày 25 tháng 8, một viên chức của Đại sứ quán Việt Nam tại Philipines cho biết một số thông tin liên quan về phiên xét xử trong ngày sau đó:
Theo lịch 8:30 ngày 26 tháng 8 phiên tòa mở ra để có kết luận cụ thể. Phiên hôm 24 tháng 8 chỉ là dạng trù bị thôi, điểm danh điểm diện và các bên đưa ra chứng cứ buộc tội, gỡ tội.
Đại sứ quán có hai người tham gia, và đại sứ chiều nay sẽ xuống để chỉ đạo và làm việc với các bên liên quan.Vấn đề phức tạp bởi thả ra phải lo ăn ở cho số hơn 100 ngư dân, chủ yếu là thanh niên không sẽ ra sao.
Về vấn đề luật sư có một luật sư Việt Nam qua hổ trợ cho luật sư Phi. Sứ quán nhờ một luật sư công của Phi giúp bảo vệ quyền lợi cho những ngư dân nghèo của Việt Nam. Luật sư Việt Nam qua giúp cung cấp các chứng cứ.
Trong vụ này chưa đề cập đến các công ty Phi và Việt liên quan.
Chúng tôi chỉ biết đến đó thôi.
Hai câu chuyện về tình cảnh của ngư dân Việt khi ra khơi đánh bắt hải sản trên vùng biển giúp nuôi sống bao đời từ cha ông họ cho đến nay cho thấy ngòai những gian nan, trắc trở trong nghề đi biển do thiên nhiên gây nên; những khó khăn hiện tại đang mỗi lúc một nhiều nếu như cơ quan chức năng, Nhà Nước không ra sức hổ trợ cho họ thì họ khó có thể bám biển để mưu sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét