Nhật báo Yomiuri, số ra ngày hôm nay 05/10/2012, trích nguồn tin xin dấu tên, từ Toyota cho biết, trong tháng Tám năm nay, số lượng xe hơi của tập đoàn bán ra trên thị trường Trung Quốc là 75 000 chiếc, trong tháng Chín, con số này giảm xuống hẳn một nửa. Phát ngôn viên của Toyota không khẳng định con số này với AFP. Ngày 09/10, tập đoàn sẽ có thông báo chính thức về các số liệu liên quan.
Cuộc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động tại Trung Quốc của ba tập đoàn Nhật Bản sản xuất xe hơi là Toyota, Nissan và Honda.Vào giữa tháng Chín, do làn sóng biểu tình bài Nhật, đôi khi xẩy ra bạo lực, diễn ra tại Trung Quốc, Toyota cũng như Nissan và Honda, đã phải đóng cửa một số cơ sở sản xuất. Tuần trước, tất cả các nhà máy của Toyota ở Trung Quốc đã phải đóng cửa vì hai lý do : số lượng xe bán ra giảm và công nhân Trung Quốc nghỉ việc nhân dịp Quốc khánh.
Theo đại diện của tập đoàn ở Tokyo, các cơ sở này sẽ mở của trở lại vào thứ Hai, 08/10, tuy nhiên, nhịp độ sản xuất sẽ được điều chỉnh lại. Các hoạt động lắp ráp sẽ giảm do số lượng xe hơi bán ra trên thị trường Trung Quốc đi xuống. Hiện nay, tại Trung Quốc, Toyota có 9 nhà máy sản xuất xe hơi và 860 đại lý bán xe. Trong năm 2011, các nhà máy này sản xuất 800 000 xe hơi.
Trong các cuộc biểu tình bài Nhật hồi giữa tháng Chín tại Trung Quốc, nhiều vụ bạo lực đã xẩy ra. Cửa hàng, xí nghiệp, xe hơi của Nhật Bản bị đập phá, đốt cháy. Báo kinh tế Nikkei cho biết là nhiều tập đoàn bảo hiểm lớn của Nhật Bản đã từ chối bảo hiểm cho các khách hàng Nhật Bản tại Trung Quốc, đối với các thiệt hại xẩy ra trong các cuộc biểu tình bài Nhật.
Cũng trong ngày hôm nay, công ty hàng không Nhật Bản Japan Airlines (JAL) thông báo kéo dài thời gian áp dụng kế hoạch giảm các chuyến bay giữa Nhật Bản và Trung Quốc, do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa ha nước. Kể từ đầu tháng Chín, khi căng thẳng Tokyo-Bắc Kinh leo thang, Japan Airlines cũng như các hãng hàng không khác của Nhật Bản đã phải giảm tần xuất các chuyến bay nối liền hai nước, do có hàng chục ngàn khách hủy bỏ vé máy bay.
Trước đây, Japan Airlines đã cho biết giảm số chuyến bay giữa hai nước trong thời gian từ 10 đến 27/10. Nay, hãng này kéo dài lịch giảm bay đến 17/11/2012.
Cuộc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động tại Trung Quốc của ba tập đoàn Nhật Bản sản xuất xe hơi là Toyota, Nissan và Honda.Vào giữa tháng Chín, do làn sóng biểu tình bài Nhật, đôi khi xẩy ra bạo lực, diễn ra tại Trung Quốc, Toyota cũng như Nissan và Honda, đã phải đóng cửa một số cơ sở sản xuất. Tuần trước, tất cả các nhà máy của Toyota ở Trung Quốc đã phải đóng cửa vì hai lý do : số lượng xe bán ra giảm và công nhân Trung Quốc nghỉ việc nhân dịp Quốc khánh.
Theo đại diện của tập đoàn ở Tokyo, các cơ sở này sẽ mở của trở lại vào thứ Hai, 08/10, tuy nhiên, nhịp độ sản xuất sẽ được điều chỉnh lại. Các hoạt động lắp ráp sẽ giảm do số lượng xe hơi bán ra trên thị trường Trung Quốc đi xuống. Hiện nay, tại Trung Quốc, Toyota có 9 nhà máy sản xuất xe hơi và 860 đại lý bán xe. Trong năm 2011, các nhà máy này sản xuất 800 000 xe hơi.
Trong các cuộc biểu tình bài Nhật hồi giữa tháng Chín tại Trung Quốc, nhiều vụ bạo lực đã xẩy ra. Cửa hàng, xí nghiệp, xe hơi của Nhật Bản bị đập phá, đốt cháy. Báo kinh tế Nikkei cho biết là nhiều tập đoàn bảo hiểm lớn của Nhật Bản đã từ chối bảo hiểm cho các khách hàng Nhật Bản tại Trung Quốc, đối với các thiệt hại xẩy ra trong các cuộc biểu tình bài Nhật.
Cũng trong ngày hôm nay, công ty hàng không Nhật Bản Japan Airlines (JAL) thông báo kéo dài thời gian áp dụng kế hoạch giảm các chuyến bay giữa Nhật Bản và Trung Quốc, do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa ha nước. Kể từ đầu tháng Chín, khi căng thẳng Tokyo-Bắc Kinh leo thang, Japan Airlines cũng như các hãng hàng không khác của Nhật Bản đã phải giảm tần xuất các chuyến bay nối liền hai nước, do có hàng chục ngàn khách hủy bỏ vé máy bay.
Trước đây, Japan Airlines đã cho biết giảm số chuyến bay giữa hai nước trong thời gian từ 10 đến 27/10. Nay, hãng này kéo dài lịch giảm bay đến 17/11/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét