Translate

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Ba Tổ chức Nhân quyền Quốc tế lên tiếng về phiên tòa xử kín Điếu Cày, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần ngày 7.8 sắp tới

Theo Dân Làm Báo


Paris, 31.7.2012 (Quê Mẹ) - Hôm nay ba Tổ chức Nhân quyền Quốc tế: Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights), Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH, International Federation for Human Rights) và Tổ chức Quan sát nhằm Bảo vệ Người đấu tranh cho Nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders) viết thư chung gửi đến 33 vị Đại sứ các quốc gia trên thế giới có nhiệm sở tại Việt Nam về phiên tòa xử kín ba blogers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải (Anh Ba Saigon) và Tạ Phong Tần. Nguyên văn thư viết như sau:

Thư chung kính gửi quý Ngài Đại sứ các quốc gia: Argentina, Australia, Austria, Belgium, Bulgaria, Canada, Chile, Cộng hòa Czech, Denmark, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Israel, Italy, Japan, Mexico, the Netherlands, New Zealand, Norway, Poland, Romania, Slovakia, South Africa, Spain, Sweden, Switzerland, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, the United States of America, and the Delegation of the European Union to Viet Nam. 

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

CSIS : Mỹ cần đưa thêm tàu chiến đến Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc

Theo RFI


Ngoại trưởng H. Clinton phát biểu tại một hội thảo của CSIS - Center for Strategic and International Studies
Ngoại trưởng H. Clinton phát biểu tại một hội thảo của CSIS - Center for Strategic and International Studies
Theo trang web của chính phủ Hoa Kỳ

Trọng Nghĩa
Vào lúc Hoa Kỳ đang triển khai chiến lược xoay trục sang châu Á, trung tâm tham vấn CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế) tại Washington đã khuyến cáo bộ Quốc phòng Mỹ đưa thêm chiến hạm đến vùng Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán tại Biển Đông, các chuyên gia còn cho rằng Washington phải xác định tốt hơn chiến lược của mình để đối phó với thế lực đang lên của Trung Quốc.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Con đường nam tiến của Trung Quốc

Theo Dân Làm Báo



Đoan Trang - Con đường bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc được thực hiện cả trên bộ lẫn trên biển. Nếu quá bị cuốn vào chuyện biển Đông, chúng ta có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc. 

Nhận định về công thức trỗi dậy của Trung Quốc, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, cho rằng: “Ở đó có sự pha trộn những hàm lượng nhất định của chủ nghĩa bành trướng hiện đại, chủ nghĩa đế quốc mới và chủ nghĩa thực dân mang màu sắc Trung Quốc”. Nói cách khác, Trung Quốc theo đuổi việc mở rộng biên giới của mình bằng nhiều phương thức, nhiều hình thức khác nhau. 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Mỹ chỉ trích hành động 'đơn phương' của Trung Quốc trên Biển Đông

Theo RFI


Thượng nghị sĩ  Mỹ John McCain
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain
Reuters

Trọng Nghĩa
Sau một loạt động thái của Trung Quốc nhằm thiết lập hệ thống chính quyền của họ tại Tam Sa - ‘thành phố’ mới được thành lập với nhiệm vụ cai quản các khu vực trên Biển Đông mà Bắc Kinh đòi chủ quyền – Hoa Kỳ vào hôm qua 24/07/2012 đã lên tiếng chỉ trích. Nếu phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ chỉ bày tỏ thái độ « quan ngại », thì trái lại Thượng nghị sĩ John McCain đã xem đấy là một hành động « khiêu khích ».

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Trương Nhân Tuấn - Tranh chấp Trung - Nhật về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư (Senkaku - Tiêm Các chư đảo)


Trương Nhân Tuấn
Những ngày gần đây quan hệ hai bên Trung - Nhật căng thẳng do nhiều biến cố sinh ra từ việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư. Tranh chấp này bắt đầu từ thập niên 70, sau khi các cuộc thăm dò cho thấy có dầu khí trong khu vực thềm lục địa quần đảo này. Những năm sau này, nhất là từ năm 2010, hai bên Nhật - Trung luôn có những tranh cãi ngoại giao, do các việc ngư dân Trung Quốc đánh cá trái phép, hay các tàu hải giám của Trung Quốc liên tiếp xâm nhập vào vùng biển thuộc quần đảo Senkaku. Những ngày gần đây, căng thẳng tăng lên, theo giọng điệu gay gắt của phát ngôn nhân Trung Quốc Hồng Lỗi, sau khi chính phủ Nhật ra quyết định mua lại các đảo Điếu Ngư (vốn thuộc chủ quyền của tư nhân Nhật), vào tháng 3 năm 2013. Báo Le Monde, dẫn lời ông Kazuhiko Togo, Giám đốc Học viện các vấn đề Thế giới, thuộc Đại Học Kyoto (l’Institut des affaires mondiales à l’université de Kyoto), rằng Nhật cần phải chuẩn bị quân đội cho sánh kịp với Trung Quốc. Vấn đề này đã thực sự trở thành tuyên bố chiến tranh (casus belli).

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức thông báo lập Bộ chỉ huy Tam Sa

Theo RFI


Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
hoangsa.org

Đức Tâm
Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào ngày hôm qua, 22/07/2012, cho biết, các binh sĩ Trung Quốc sẽ đóng quân ở Tam Sa, trong khu vực quần đảo Hoàng Sa (Paracels).

Vẫn theo nguồn tin này, việc lập đồn trú quân tại Tam Sa đã được Quân ủy Trung ương Trung Quốc thông qua. Bộ chỉ huy này sẽ chịu trách nhiệm huy động các đơn vị quốc phòng và lực lượng dự bị cho thành phố Tam Sa.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Trương Nhân Tuấn - Thế tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam tại biển Đông


Trương Nhân Tuấn
Vùng Tư Chính - Vũng Mây mà TQ cấp giấy phép cho công ty Crestone của Hoa Kỳ khai thác là nằm trên thềm lục địa của Việt Nam
Lịch sử thường lặp lại, nếu ta không thuộc lịch sử. Việc Trung Quốc cho gọi thầu khai thác 9 lô trên thềm lục địa của Việt Nam mới đây là lịch sử lặp lại. Năm 1992 Trung Quốc đã ký giấp phép cho công ty Crestone của Hoa Kỳ khai thác vùng Tư Chính, nằm trên thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 200km, mà phía Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc. Ngày hôm nay Trung Quốc soạn lại bổn cũ, với cường độ mạnh hơn nhiều lần. Đó là việc cho đấu thầu khai thác 9 lô trên thềm lục địa Việt Nam, trải dài từ vùng biển Phú Khánh (Trung Quốc gọi là Trung Kiến Nam) cho đến các bãi Tư Chính và Vũng Mây (Trung Quốc gọi là Vạn An và Nam Vi Tây), là các bãi trầm tích ở độ sâu khoảng 300m, cách bờ biển Việt Nam khoảng 50km, có diện tích lên tới 160.000Km², tức bằng ½ diện tích nước Việt Nam. Đây là một hành động "bán lúa trên ruộng người hàng xóm". Vấn đề là phía Việt Nam vẫn không có một phương cách nào để giải quyết thỏa đáng trước thái độ xấc láo của người láng giềng lưu manh. Việc kiện công ty Crestone của Hoa Kỳ ở bãi Tư Chính đầu thập niên 90 hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc, mà nhằm vào công ty Crestone của Hoa Kỳ. Đây không phải là lối giải quyết dứt khoát, tận gốc rễ. Nếu việc gọi thầu của Trung Quốc hôm nay được các công ty, thí dụ của Hoa Kỳ, Nhật, Ấn Độ, Indonesia hay các công ty thuộc các xứ Tây Âu... hưởng ứng thì thái độ của Việt Nam sẽ ra sao? Không lẽ lần nữa phải kiện các công ty tham gia ra tòa án của nước đó?

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Việt Nam phản đối Đài Loan nâng cấp cơ sở đảo Ba Bình, Trường Sa

Theo RFI


Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, mà Đài Loan thường gọi là đảo Thái Bình (DR)
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, mà Đài Loan thường gọi là đảo Thái Bình (DR)

Anh Vũ
Hôm nay 19/07/2012, báo chí tại Việt Nam đưa tin chính quyền Việt Nam lên tiếng yêu cầu Đài Bắc chấm dứt kế hoạch kéo dài đường băng trên đảo Ba Bình thuộc Trường Sa của Đài Bắc đã được báo chí Đài Loan đăng tải cách đây ít ngày.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Nhục hình

Theo Bauxite VietNam

Thuỳ Linh
clip_image001 
Bãi biển Cửa Việt (Quảng Trị)
 
Tuần xa nhà tự nói với mình, sẽ không internet, không chính trị, không những chuyện bực mình, không blog, không email…Không gì hết. Chỉ mình với thiên nhiên, với biển và trời mây. Men dọc biển Đông vào Huế. Sông và biển miền trung tuyệt đẹp. Cả trời mây cũng vậy nữa. Trời xanh mây trắng như vùng Địa Trung Hải dịu dàng. Giữ mình được 3 hôm như vậy. Tới một ngày, bật Ipad lên, bỗng những bức ảnh đầu tiên là những người nông dân Văn Giang bị đánh te tua, máu tràn đỏ cả trang facebook đập vào mắt. Vậy là không còn bình yên nữa rồi. Trước đó là những giáo dân Con Cuông (Nghệ An) cũng bị gậy gộc phang vào đầu, vào người. Nhìn ra Biển Đông mờ mịt tít tắp, chợt thấy người dân dường như đang bị đẩy kẹp chặt giữa hai kẻ thù, một là từ bên ngoài, và bên kia là chính đồng bào mình. Nghiệp chướng gì mà dân đen như đang gánh chịu hai thứ nhục hình đau đớn đến vậy? Thứ nhục hình này đâu chỉ tra tấn đau đớn về thể xác? Nó còn quất tàn bạo vào tâm hồn, tình cảm con người…

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Bất lực trước sự lộng hành của Trung Quốc


2012-07-16
Dù Phương Bắc chứng tỏ không cần che giấu hành động ngày càng gây hấn, xâm chiếm ở Biển Đông – nhất là đối với lãnh hải Việt Nam, nhưng những hành động ấy xem chừng như trở nên ráo riết mạnh mẽ đáng ngại sau khi Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật Biển khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Đội tàu cá Trung Quốc đến Trường Sa, bất chấp phản đối của Việt Nam

Theo RFI


Trung Quốc đưa tàu ngư chính đến Trường Sa
Trung Quốc đưa tàu ngư chính đến Trường Sa
REUTERS/Stringer

Thanh Phương
Theo Tân Hoa Xã, tối ngày 15/07/2012, đội tàu cá Trung Quốc gồm 30 chiếc, xuất phát từ tỉnh Hải Nam cách đây 4 ngày, đã đến vùng biển quần đảo Trường Sa. Tân Hoa Xã cho biết đây là đội tàu cá có quy mô lớn nhất của Hải Nam đến Trường Sa từ trước đến nay. Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố việc 30 tàu cá Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là « hành động phi pháp ».

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Lời nhắn nhủ của Điếu Cày từ ngục tối

Theo Dân Làm Báo

Danlambao - Hôm 3 tháng 7/2012, gia đình Blogger Điếu Cày - tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải đã đến trại giam để làm thủ tục thăm nuôi. Đây là cuộc gặp gỡ lần thứ hai của Điếu Cày với người nhà kể từ sau khi anh bị bắt giam trở lại từ tháng 10/2010. Theo lời gia đình, phải sau 6 lần hẹn liên tiếp thì Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tp. HCM mới cấp giấy cho người nhà thăm gặp. 

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Không thể coi đó chỉ là “đòn gió”

Theo Bauxita VietNam

"Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để chứng minh Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Chúng ta có đủ bằng chứng pháp lý, chứng cứ lịch sử để chứng minh Nhà nước Việt Nam là quốc gia đầu tiên chiếm hữu và thực thi chủ quyền một cách liên tục, hòa bình trên 2 quần đảo này. Trong Luật Biển vừa thông qua đã khẳng định lại những quan điểm này đối với 2 quần đảo và nói rõ đây không phải là quốc gia quần đảo”.
"Nếu nhìn thoáng qua sự việc Trung Quốc trắng trợn mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, có thể lầm tưởng chỉ là để "dằn mặt” anh bạn láng giềng bé nhỏ. Nhưng đó chính là một bước đi nữa trong âm mưu muốn "biến Biển Đông thành ao nhà của họ”- Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ-Luật gia Trần Công Trục khẳng định cùng Đại Đoàn kết.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Tại sao họ đi biểu tình?


2012-07-06
Sau nhiều tháng trời im ắng, Hà Nội và tp Hồ Chí Minh tiếp tục có những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và nhiều người tham gia đã bị bắt, bị sách nhiễu khi bày tỏ lòng yêu nước của họ.
AFP
Thanh niên, sinh viên xuống đường phản đối TQ lấn chiếm lãnh hải Việt Nam

Những phản ứng khó hiểu

Trong suốt 37 năm thống nhất đất nước Việt Nam hầu như không có một cuộc biểu tình chống chính phủ nào được tổ chức quy mô với sự tham gia đông đảo của nhiều thành phần dân chúng. Cho tới khi Trung Quốc tiến hành các hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam vào năm 2011 thì Hà Nội và Sài Gòn đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Điều rất ngạc nhiên là tuy chống Trung Quốc nhưng họ lại bị chính quyền Hà nội ra sức ngăn cản như là người biểu tình đang chống lại chính mình.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Cách mạng dân chủ tại Việt Nam, khoảng cách và hy vọng

Theo Dân Làm Báo


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Cuộc cách mạng giành độc lập của Mỹ làm thay đổi khuôn mặt thế giới suốt mấy trăm năm nay cũng chỉ bắt đầu bằng một nhóm nhỏ khoảng từ 30 đến 130 người đã can đảm ném các thùng trà của Anh xuống vịnh Boston năm 1773. Tương tự, biến cố Phá Ngục Bastille sáng ngày 14 tháng Bảy 1789 được chọn làm ngày quốc khánh Cộng Hòa Pháp không phải để giải phóng nhiều trăm hay nhiều ngàn tù nhân chính trị nhưng chỉ là hành động mang tính biểu tượng vì ngày đó nhà tù Bastille chỉ giam giữ 7 tù nhân. Các biến cố ném trà xuống biển, phá ngục Bastille hay cuộc biểu tình 1 tháng 7 vừa qua tại Việt Nam đều không phải là biến cố lớn về hình thức nhưng chuyên chở những nội dung lịch sửBa sự kiện có một đặc điểm giống nhau rằng cách mạng là một tiến trình không thể nào đảo ngược. Chọn lựa hôm nay, vì thế, không còn là chọn lựa của nhân dân Việt Nam mà là của giới cầm quyền. Bài học Tunisia, Ai Cập, Libya và Miến Điện cho thấy thuận với lòng dân thì sống mà nghịch với lòng dân sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát... 

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Trung Quốc cho tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng Trường Sa

Theo RFI


Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)
Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)

Trọng Nghĩa
Không đầy hai ngày sau khi đến khu vực Trường Sa, đội tàu hải giám của Trung Quốc hôm qua 03/07/2012 đã ngăn chặn và đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ra khỏi một khu vực mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Báo chí Trung Quốc đã tiết lộ tin trên, nhưng không nói rõ là tàu Việt Nam thuộc loại gì.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Lòng yêu nước


Mến tặng những đồng bào thân yêu của tôi tại Hà Nội và Sài Gòn trong cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7 năm 2012

Chúng lại cố đàn áp người biểu tình
Nhưng lòng yêu nước vẫn bốc cao ngùn ngụt
Người với người vẫn bàn tay nắm chặt
Đẩy lui dần những hắc ám tà ma

Người với người vẫn cùng nhau tiến bước
Những bước chân vang vọng lịch sử nghìn xưa
Những bước chân nối gót cha ông
Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung ... làm giặc thù khiếp vía

Đất nước này đâu phải của riêng ai
Là công lao tiền nhân bao đời tạo dựng
Ta không thể nào khoan nhượng
Cùng giặc thù và lũ bán nước cầu vinh ...

Phi Vũ
07/02/12



Quốc tế phản đối tập đoàn Trung Quốc CNOOC khiêu khích Việt Nam

Theo RFI


Một dàn khoan của tập đoàn CNOOC tại vịnh Bột Hải.
Một dàn khoan của tập đoàn CNOOC tại vịnh Bột Hải.
Reuters

Trọng Nghĩa
Việc Trung Quốc « ngang nhiên » phân lô một vùng biển nằm trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam và mời quốc tế đấu thầu khai thác dầu khí tại các lô đó đã bị chính quyền Việt Nam cực lực tố cáo. Dân chúng Việt Nam hôm nay 01/07/2012 cũng xuống đường tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, để lên án. Tuy nhiên, không chỉ có dư luận Việt Nam, mà ngay từ khi thông tin này được loan ra, vào hạ tuần tháng 6 vừa qua, mưu toan của Trung Quốc đã bị quốc tế phê phán.