Trong buổi họp báo thường kỳ tại Washington, khi trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trực thuộc đảo Hải Nam, làm tình hình tranh chấp Biển Đông căng thẳng thêm lên, bà Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là Hoa Kỳ luôn luôn «quan ngại về các động thái đơn phương như vậy có khả năng áp đặt trước quyết định trên một vấn đề (…) chỉ có thể được giải quyết bằng thương lượng, đối thoại, và một tiến trình ngoại giao hợp tác giữa tất cả các bên tranh chấp ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc lại rằng chính Ngoại trưởng Hillary Clinton, nhân chuyến công du Châu Á gần đây, vẫn thường « bày tỏ quan ngại trước mọi trường hợp cưỡng chế về kinh tế, quân sự, v.v ».
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra vào lúc chính quyền Trung Quốc nâng đơn vị quản lý vùng Biển Đông mà họ đòi hỏi chủ quyền lên cấp thành phố - đặt tên là Tam Sa - đặt trụ sở hành chánh trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm của Việt Nam vào năm 1974, rồi cho tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân, và nhất là cho đồn trú một đơn vị quân đội tại vùng này.
Thượng nghị sĩ McCain : Trung Quốc "khiêu khích"
Không hẹn mà gặp, cũng hôm qua, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain thuộc đảng Cộng hòa Mỹ đã lên tiếng đả kích các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là quyết định cho đồn trú quân lính tại các đảo trên Biển Đông.
Trong một bản thông cáo, nhân vật rất có thế lực tại Hoa Kỳ này cho rằng : « Quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho triển khai quân đội đến các đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, là một sự khiêu khích không cần thiết ».
Theo ông, các hành động của Trung Quốc, trong đó có cả việc bổ nhiệm các « nhà lập pháp » để điều hành các vụ tranh chấp « chỉ củng cố thêm lý do tại sao nhiều nước châu Á ngày càng quan ngại về các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ rộng khắp của Trung Quốc, vốn không có cơ sở trong luật quốc tế, và quan ngại trước khả năng Trung Quốc cố gắng áp đặt đòi hỏi chủ quyền bằng cách đe dọa và cưỡng chế ».
Đối với Thượng nghị sĩ McCain, các hành động của Bắc Kinh « rất đáng thất vọng và không phù hợp với một cường quốc có tinh thần trách nhiệm ». Ông đồng thời kêu gọi tất cả các bên tranh chấp quyền lãnh thổ ở Biển Đông tìm kiếm một giải pháp « hòa bình, đa phương dựa trên luật pháp quốc tế ».
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ công du Trung Quốc và Nhật Bản
Theo các nhà quan sát, tình hình đang căng thẳng tại Biển Đông chắc chắn sẽ là một trong những chủ đề được đề cập tới giữa cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - ông Tom Donilon – hiện đang có mặt ở Bắc Kinh, với các lãnh đạo Trung Quốc.
Vào hôm qua, ông Donilon đã có buổi tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại Đới Bỉnh Quốc. Theo kế hoạch, ông Donilon còn tiếp xúc với nhiều quan chức quan trọng khác như tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, và ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc và là người được cho là sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến vào mùa thu tới đây.
Sau Trung Quốc, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ sẽ bay qua Nhật Bản để tham khảo ý kiến với Tokyo về hợp tác an ninh Mỹ-Nhật và các vấn đề song phương khác.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc lại rằng chính Ngoại trưởng Hillary Clinton, nhân chuyến công du Châu Á gần đây, vẫn thường « bày tỏ quan ngại trước mọi trường hợp cưỡng chế về kinh tế, quân sự, v.v ».
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra vào lúc chính quyền Trung Quốc nâng đơn vị quản lý vùng Biển Đông mà họ đòi hỏi chủ quyền lên cấp thành phố - đặt tên là Tam Sa - đặt trụ sở hành chánh trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm của Việt Nam vào năm 1974, rồi cho tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân, và nhất là cho đồn trú một đơn vị quân đội tại vùng này.
Thượng nghị sĩ McCain : Trung Quốc "khiêu khích"
Không hẹn mà gặp, cũng hôm qua, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain thuộc đảng Cộng hòa Mỹ đã lên tiếng đả kích các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là quyết định cho đồn trú quân lính tại các đảo trên Biển Đông.
Trong một bản thông cáo, nhân vật rất có thế lực tại Hoa Kỳ này cho rằng : « Quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho triển khai quân đội đến các đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, là một sự khiêu khích không cần thiết ».
Theo ông, các hành động của Trung Quốc, trong đó có cả việc bổ nhiệm các « nhà lập pháp » để điều hành các vụ tranh chấp « chỉ củng cố thêm lý do tại sao nhiều nước châu Á ngày càng quan ngại về các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ rộng khắp của Trung Quốc, vốn không có cơ sở trong luật quốc tế, và quan ngại trước khả năng Trung Quốc cố gắng áp đặt đòi hỏi chủ quyền bằng cách đe dọa và cưỡng chế ».
Đối với Thượng nghị sĩ McCain, các hành động của Bắc Kinh « rất đáng thất vọng và không phù hợp với một cường quốc có tinh thần trách nhiệm ». Ông đồng thời kêu gọi tất cả các bên tranh chấp quyền lãnh thổ ở Biển Đông tìm kiếm một giải pháp « hòa bình, đa phương dựa trên luật pháp quốc tế ».
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ công du Trung Quốc và Nhật Bản
Theo các nhà quan sát, tình hình đang căng thẳng tại Biển Đông chắc chắn sẽ là một trong những chủ đề được đề cập tới giữa cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - ông Tom Donilon – hiện đang có mặt ở Bắc Kinh, với các lãnh đạo Trung Quốc.
Vào hôm qua, ông Donilon đã có buổi tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại Đới Bỉnh Quốc. Theo kế hoạch, ông Donilon còn tiếp xúc với nhiều quan chức quan trọng khác như tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, và ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc và là người được cho là sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến vào mùa thu tới đây.
Sau Trung Quốc, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ sẽ bay qua Nhật Bản để tham khảo ý kiến với Tokyo về hợp tác an ninh Mỹ-Nhật và các vấn đề song phương khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét