Trong bản báo cáo soạn thảo theo đề nghị của Lầu Năm Góc, công bố hôm 27/07/2012, trung tâm nghiên cứu độc lập CSIS cho biết cụ thể là, Hoa Kỳ nên triển khai một Nhóm tàu đổ độ (Amphibious Ready Group) thứ hai từ vùng Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương, theo như yêu cầu của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.
Bản báo cáo cũng kêu gọi cho đồn trú thêm ít nhất là một tàu ngầm nguyên tử tấn công khác tại đảo Guam, căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương gần Philippines.
Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo chiến lược "tái cân bằng" lực lượng quân sự Mỹ qua vùng châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng Giêng vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu Lầu Năm Góc phải có một đánh giá độc lập về chính sách châu Á mới của Mỹ. Bản báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế là nhằm đáp ứng yêu cầu này.
Nhận định chung của các tác giả là quân đội Mỹ còn đặt quá nhiều trọng tâm vào vùng Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản, để tập trung đối phó với các mối đe dọa trên bán đảo Triều Tiên và tại eo biển Đài Loan. Đối với CSIS, cái nhìn đó có phần chưa chính xác.
Báo cáo viết : « Như đã được chứng minh qua những hành động mới đây của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, và trên khắp các hòn đảo ở Thái Bình Dương, các vấn đề an nguy phát triển nhanh nhất ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Để thành công, chiến lược tái cân bằng lực lượng của Mỹ cần được thúc đẩy nhiều hơn tại những vùng này ».
Bản báo cáo cũng phê phán Bộ Quốc phòng là chưa làm rõ được chiến lược mà họ đã dựa theo đó để thực hiện kế hoạch chuyển quân, cũng như chưa cho thấy mối quan tâm đến việc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Các tác giả đặt ra câu hỏi là, liệu Lầu Năm Góc đã có chuẩn bị đầy đủ hay chưa để giải trình về sự cần thiết của việc tăng cường lực lượng ở Thái Bình Dương, vào lúc phải đối mặt với 1 nghìn tỷ đô, sẽ bị cắt giảm trong thập kỷ tới.
Ông John Hamre, chủ tịch và giám đốc điều hành của trung tâm CSIS cho rằng một chiến lược châu Á rõ ràng cũng cần thiết như “chính sách quốc phòng rất nhất quán” đã từng định hướng cho Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trước đây. Trong một bức thư gửi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta, đính kèm theo bản báo cáo, ông Hamre xác định : « Lúc này chúng ta cần một khung hành động tương tự cho châu Á trong 30 năm tới đây ».
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã hoan nghênh bản báo cáo này, cho rằng Bộ của ông và nhóm nghiên cứu đều có chung một lập trường « trên việc thấu hiểu những thách thức và cơ hội đối với nhu cầu phát huy lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương».
Bản báo cáo cũng kêu gọi cho đồn trú thêm ít nhất là một tàu ngầm nguyên tử tấn công khác tại đảo Guam, căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương gần Philippines.
Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo chiến lược "tái cân bằng" lực lượng quân sự Mỹ qua vùng châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng Giêng vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu Lầu Năm Góc phải có một đánh giá độc lập về chính sách châu Á mới của Mỹ. Bản báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế là nhằm đáp ứng yêu cầu này.
Nhận định chung của các tác giả là quân đội Mỹ còn đặt quá nhiều trọng tâm vào vùng Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản, để tập trung đối phó với các mối đe dọa trên bán đảo Triều Tiên và tại eo biển Đài Loan. Đối với CSIS, cái nhìn đó có phần chưa chính xác.
Báo cáo viết : « Như đã được chứng minh qua những hành động mới đây của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, và trên khắp các hòn đảo ở Thái Bình Dương, các vấn đề an nguy phát triển nhanh nhất ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Để thành công, chiến lược tái cân bằng lực lượng của Mỹ cần được thúc đẩy nhiều hơn tại những vùng này ».
Bản báo cáo cũng phê phán Bộ Quốc phòng là chưa làm rõ được chiến lược mà họ đã dựa theo đó để thực hiện kế hoạch chuyển quân, cũng như chưa cho thấy mối quan tâm đến việc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Các tác giả đặt ra câu hỏi là, liệu Lầu Năm Góc đã có chuẩn bị đầy đủ hay chưa để giải trình về sự cần thiết của việc tăng cường lực lượng ở Thái Bình Dương, vào lúc phải đối mặt với 1 nghìn tỷ đô, sẽ bị cắt giảm trong thập kỷ tới.
Ông John Hamre, chủ tịch và giám đốc điều hành của trung tâm CSIS cho rằng một chiến lược châu Á rõ ràng cũng cần thiết như “chính sách quốc phòng rất nhất quán” đã từng định hướng cho Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trước đây. Trong một bức thư gửi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta, đính kèm theo bản báo cáo, ông Hamre xác định : « Lúc này chúng ta cần một khung hành động tương tự cho châu Á trong 30 năm tới đây ».
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã hoan nghênh bản báo cáo này, cho rằng Bộ của ông và nhóm nghiên cứu đều có chung một lập trường « trên việc thấu hiểu những thách thức và cơ hội đối với nhu cầu phát huy lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét