Translate

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Chủ Quyền Nam Hải của Trung Quốc: thực tế hay giả tưởng?

Theo Dân Luận
Andrew Forbes
Trong khi tìm kiếm các nhà báo nước ngoài bình luận về tranh chấp ở biển Đông, vô tình tôi đọc được bài viết này của Andrews Forbes viết cho Asian Wall Street Journal năm 2001. Tuy bài viết đã khá lâu nhưng giá trị hiện thực của nó thì vượt thời gian. Đây là một bài viết nêu rõ một số nguồn tài liệu lịch sử và có nhiều nghi vấn rất sáng suốt về những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc. Xin tạm dịch và gởi đến bạn đọc Dân Luận trong nước được biết. Việt Nam nên nghiên cứu có hệ thống các chứng cứ lịch sử có thể có được để đem ra tranh cãi với bọn bá quyền côn đồ hải tặc Trung Quốc vì theo bài viết này bọn côn đồ hải tặc Trung Quốc hiện chỉ cậy vào sức mạnh để cưỡng ép các nước láng giềng chấp nhận cái lưỡi bò của lũ bò điên chúng nó.

Chủ Quyền Nam Hải của Trung Quốc : thực tế hay giả tưởng?

Trong các cuộc đàm phán đang diễn ra trong vài năm qua, các quốc gia đòi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa đã đồng ý một cách lỏng lẻo để "tăng cường hợp tác" tại biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, Bắc Kinh một quốc gia mạnh nhất và ít linh hoạt nhất trong việc đòi chủ quyền, vẫn kiên quyết trong sự khẳng định của mình rằng các quần đảo Trường Sa là "một phần không thể tách rời của quê hương Trung Quốc". Trong những trường hợp này, có lẽ đây là lúc để xem xét các nền tảng lịch sử về sự tuyên bố của Trung Quốc và để thực sự xem Bắc Kinh có những lợi ích hợp pháp nào hay không trong khu vực.
Trong tháng Bảy, 1977, khi Đặng Tiểu Bình (Teng Hsiao-ping) là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên nổi lên sau cái chết của Mao Trạch Đông, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, ông Hoàng Hứa (Huang Hua), đã tái khẳng định rằng sự đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là "không chuyển nhượng được" theo lời lẽ mạnh nhất. Đồng thời ông nhận xét:
Lãnh thổ của Trung Quốc kéo xa về phía nam đến vùng Shoals James, gần lãnh thổ Borneo của Malaysia ... Tôi nhớ rằng trong khi tôi còn là một cậu học sinh, tôi đọc về những hòn đảo này trong các sách địa lý. Lúc đó, tôi chưa bao giờ nghe ai nói rằng những quần đảo này không phải của Trung Quốc ... Việt Nam cho rằng các quần đảo đó thuộc về họ. Hãy để họ nói chuyện theo cách đó. Họ đã nhiều lần yêu cầu chúng tôi để thương lượng với họ về vấn đề này, chúng tôi đã luôn luôn từ chối làm như vậy ... Khi nói đến quyền sở hữu của các đảo, có nhiều tài liệu lịch sử có thể được xác minh. Không cần có các cuộc đàm phán vì từ ban đầu nó đã thuộc về Trung Quốc.
Trong tuyên bố này ông Hoàng chỉ đơn giản là nhắc lại quan điểm trước đó của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc kể từ thời điểm khởi đầu vào năm 1949, và lặp đi lặp lại nhiều lần từ đó: rằng quyền sở hữu của Trung Quốc trên Biển Đông là "đã được lịch sử chứng minh" và do đó không chuyển nhượng được. Gần đây, kể từ khi Trung Quốc chiếm giữ đảo Panganiban, hoặc Mischief Reef, ở vùng biển gần đảo Palawan của Philippines, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã mạnh mẽ nhắc lại rằng quyền sở hữu của Trung Quốc được dựa trên "bằng chứng lịch sử không thể cãi".
Điều này có thể như vậy. Tuy nhiên, nếu như thực sự là vậy, tại sao Trung Quốc không đưa ra các bằng chứng? Sách địa lý của Cựu bộ trưởng bộ ngoại giao ông Huang Hua, chắc chắn là được viết bởi chính phủ Quốc dân Đảng đã cai trị Trung Quốc khi ông còn là học sinh, những cuốn sách này không thể được coi là bằng chứng chấp nhận được bởi bất kỳ cơ quan tư pháp độc lập nào. Chính quyền Quốc dân Đảng tuyên bố chủ quyền cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi họ cai trị Trung Quốc, và ngày nay họ duy trì sự đòi hỏi chủ quyền này khi họ đang ở Đài Loan. Để ghi chú, một lần nữa, ông Huang Hua nói: "Theo lý này, thái độ của Đài Loan là chấp nhận được. Ít nhất là họ có một ít lòng yêu nước và không bán các quần đảo". Rõ ràng, nếu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền được đưa ra để giải trí, phải có một cái gì đó có nhiều thực chất hơn là với những sách giáo khoa có chủ đích chính trị đáng nghi ngờ này được đưa dẫn làm bằng chứng.
May mắn thay, xã hội truyền thống của Trung Quốc vừa có hệ thống cấp bậc vừa có học thức. Các Biên niên sử của các hoàng đế là một nguồn phong phú về lịch sử, không chỉ đối với Trung Quốc, nhưng đối với các vùng lãnh thổ xung quanh bao gồm cả "Nam Dương" (Nan Yang), một thuật ngữ chung của Trung Quốc đối với biển Đông Nam Á. Dù không tìm cách chứng minh hay bác bỏ hiệu lực của tuyên bố Trung Quốc về lãnh thổ được tranh chấp như Tây Tạng, Đông Turkistan và Mông Cổ, các biên niên sử ít nhất chứng tỏ những tuyên bố như vậy đã tồn tại qua nhiều thế kỷ.
Mặc dù Trung Quốc khẳng định gay gắt quyền kiểm soát qua lịch sử, Trung Quốc gặp khó khăn hơn nhiều để thiết lập bằng chứng về bất kỳ quyền lợi quốc gia nào mà Trung Quốc có đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa (nay hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Trung Quốc) hoặc các quần đảo Trường Sa (vẫn còn tranh chấp) ngay cả trước cả khi thế kỷ này bắt đầu. Một trong những lý do rõ ràng là những hòn đảo ở biển Nam Trung Quốc (tức Biển Đông) là không có người ở - mãi cho đến gần đây, khi các quốc gia lân cận đã bắt đầu thiết lập các tiền đồn quân sự trong khắp khu vực.
Bao gồm chủ yếu là các đảo nhỏ bao quanh bởi các rạn san hô nguy hiểm, quần đảo Trường Sa có truyền thống được các thủy thủ xem là một mối nguy hiểm cần tránh. Chỉ có cướp biển, tìm nơi trú ẩn xa lánh quyền lực các chính quyền, mới chú ý đến cho đến giữa thập niên 1840, khi Hải quân Anh ghi chép hải đồ một cách có hệ thống. Một lần nữa, theo chỉ huấn người Anh đã không tuyên bố các quần đảo này là lãnh thổ của họ - mục đích duy nhất của cuộc ghi chép hải đồ là để cải thiện giao thông hàng hải.
Điều này, tất nhiên, đặt ra câu hỏi "nếu các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc về Trung Quốc trong nhiều thế kỷ nào đó, tại sao họ không lập bản đồ và mô tả cho đến khi cuộc ghi chép hải đồ vào giữa thế kỷ 19 của người Anh?" Nó thực sự là kỳ lạ - tương tự, có lẽ các tàu Trung Quốc là người đầu tiên ghi chép hải đồ của quần đảo Faeroes hoặc Shetland. Trong thực tế sự giải thích là đơn giản. Trung Quốc, trái ngược với Anh quốc, luôn luôn chỉ là một sức mạnh trên đất liền, hiếm khi nào mạo hiểm ra biển nếu có.
Chắc chắn là các thương gia địa phương Trung Quốc biết về các rạn san hô và bãi cạn của quần đảo Trường Sa từ lâu trước khi tàu bè người châu Âu đi vào những vùng biển của Châu Á. Dĩ nhiên, các thương gia khác trong vùng như của Việt Nam và Thái Lan, Mã Lai và Phi Luật Tân - cũng như một số ít thương gia khác như Nhật Bản và các nước Ả Rập cũng đều biết. Nhưng tất cả cũng đều giống nhau ở điểm - cũng giống như người Anh trong thế kỷ 19 – tất cả đều coi các rạn san hô và bãi cạn là nguy hiểm cần tránh xa. Ý tưởng của việc tuyên bố chủ quyền đối với các bãi cạn, bãi đá như là một tài sản quốc gia thật là vô lý - ít nhất cho đến thế kỷ 20 khi kỷ thuật công nghệ cho phép thăm do khai thác tận đáy biển.
Truyền thống lâu đời của Trung Quốc như là một sức mạnh trên đất liền cũng không hợp lý, Trung Quốc cũng có khi ra khơi. Thật vậy, những cuộc du hành đường biển để đi xa nổi tiếng và thành công của Trung quốc xảy ra trong thời nhà Minh của vua Minh Thành Tổ ( 明成祖) hay Minh Thái Tông (明太宗) tên là Chu Lệ (Yung Lo), Ch’eng Tsu, vào giữa thế kỷ thứ 15. Giữa 1405 và 1433 vị vua khác thường này đã đưa bảy chuyến thám hiểm không chỉ riêng khu vực Đông Nam Á, mà còn đến tận Ấn Độ Dương.
Minh họa của tàu Cheng Ho. Hình ảnh lưu trữ của CPA.
Những cuộc thám hiểm không phải là những vụ có quy mô nhỏ. Dưới sự lãnh đạo của đại đô đốc Trịnh Hòa, một người Hồi giáo Trung Quốc của tỉnh Vân Nam, hạm đội tàu gồm hơn sáu mươi chiếc và chừng 28.000 quan quân đã đem biểu kỳ của hoàng đế đến những nơi xa xôi như Jiddah ở Arabia và Mombasa ở Đông Phi. Các bờ biển của Ấn Độ và Indonesia đã được khám phá và mô tả, và các vùng biển xen ở giữa cũng được vẽ hải đồ. Tiếng tăm của Trung Quốc trong khu vực lúc đó rất là cao, và các nước khác nhau như Xiêm (Thái Lan hiện nay) và Sri Lanka, Java và Bengal đã tranh nhau trong việc gửi cống cho Ngai Rồng.
Khi Hoàng đế Yung Lo qua đời năm 1424 nhà Minh đã lên tới đỉnh thành tích của mình, và Trung Quốc lúc đó có sức mạnh rất lớn trên vùng biển của phương Đông. Hải quân của Yung Lo lúc mạnh nhất có khoảng bốn trăm tàu chiến đặt tại các trạm bảo vệ ven biển, bốn trăm tàu vận tải có vũ trang, và - niềm tự hào của hải quân nhà Minh lúc đó là hai trăm năm mươi "tàu kho báu", mỗi chiếc có khả năng chở năm trăm người.
Tuy nhiên, cho dầu sự nở rộ của hàng hải Trung Quốc bắt đầu có đáng kể cở nào, nhưng tất cả đã kết thúc. Một trong những hành động đầu tiên của vị vua hướng nội kể thừa của Hoàng đế Yung Lo là hoàng đế Jen-Tsung, người đã đình chỉ tất cả các cuộc thám hiểm ra nước ngoài. Từ giữa thế kỷ 15 trở đi Trung Quốc đã xa lánh biển, thiết lập một đế quốc trên đất liền lớn ở Trung Á dưới thời nhà Thanh. Bằng cách này, Vương quốc này đã sống sót trong "sự cách ly tuyệt vời" cho đến khi bị buộc phải mở cửa bằng tàu chiến của phương Tây trong thế kỷ 19.
May mắn cho hậu thế, các chuyến hàng hải thời nhà Minh để lại một sự phong phú về thông tin dưới dạng bản đồ, biểu đồ và lưu chú các cuộc du hành. Hầu hết đã được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc, và nhiều tài liệu – bao gồm những tài liệu nổi tiếng nhất – bằng tiếng Anh. Có lẽ là ví dụ nổi tiếng nhất của thể loại này là tài liệu Khảo Sát Tổng Thể Các Bở Biển của Đại dương, biên soạn bởi nhà sử học Ma Huan vào năm 1433. Sử dụng nghiên cứu Ma Huân, kết hợp với các công trình hiện đại của Kung Chen (1434), Fei Hsin (1436); và các nghiên cứu trước đó của Chao kua-Ju (1226), Wang Ta-yüan (1350); và Ming Shih (Minh Sử), hay Minh triều đại biên niên sử, học giả người Anh J.V.G. Mills vào năm 1970 đã công bố một nghiên cứu có tiêu đề 'Trung Quốc ở Nam Á, 1433’.
Trong tài liệu giá trị này ông Mills đã liệt kê danh sách và xác định không ít hơn 715 địa danh ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương đã được Trung Quốc biết đến vào giữa thế kỷ thứ 15. Tài liệu sử học có giá trị được nghiên cứu kỹ càng này, được biên soạn trước cả sự cuộc xung đột hiện nay ở vùng biển Nam Trung Quốc bùng lên vào năm 1973, và nó không có bất kỳ một chủ đích chính trị của thời nay, ông Mills cho thấy, không một rạn san hô nào, hay bãi biển nào thuộc quần đảo Trường Sa được ghi chép. Tuy nhiên, trong cùng một danh sách lại có bao gồm các quần đảo Andaman và Nicobar, không ít hơn 8 đảo của Maldive, quần đảo Laccadive, những hải đảo xa xôi ở Vịnh Ba Tư và vùng Hồng Hải – đó là chưa kể đến vô số hòn đảo với tất cả các hình dạng và kích cỡ ở Indonesia, Philippines và Malaysia.
Quần đảo Hoàng Sa, ngược lại, nhận được hai đề cập ngắn gọn, cả hai đều bắt nguồn từ bản đồ cổ Mao K'un được giữ tại Thư viện Quốc hội ở Washington. Bộ sưu tập các biểu đồ được ghi số thứ tự, có từ năm 1621 nhưng được cho là dựa trên những thông tin thu được từ những cuộc thám hiểm thời Yung Lo, xác định Hoàng Sa[c. 15 ° 47 'N, 111 ° 12'E] theo tên Shih t'ang, hoặc "đá san hô" cũng như Macclesfield Bank gần đó [c. 19 ° 12 'N, 113 ° 53'E], được xác định là Shih hsing shih t'ang, hay "Stone Star Stone Reefs" (bãi đá nổi đá chìm).
Quần đảo Hoàng Sa ngày nay dưới sự kiểm soát của Trung Quốc - mặc dù điều này vẫn còn gây tranh cãi với Việt Nam. Cho dù các tài liệu tham khảo ngắn gọn nói đến "các bãi đá cạn" trong bản đồ Mao K'un có tạo thành bất kỳ loại bằng chứng nào cho sự tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc vẫn còn là một điểm tranh luận. Bên cạnh đó, những bãi cạn san hô xa xôi không có người ở này, các thủy thủ trên thế giới đều lánh xa cho đến thời gian gần đây, cũng có thể xuất hiện trong hồ sơ lịch sử của Việt Nam.
Quan trọng hơn, một phân tích chi tiết của tất cả các kiến thức được biết đến của Trung Quốc có liên quan đến vùng biển Nam Trung Hoa trong thế kỷ 15 - đó là, trong thời gian khi tàu bè Trung Quốc có vận chuyển ở các khu vực trên cơ sở thường xuyên và thực hiện các cuộc điều tra có hệ thống về đường biển – cũng không tiết lộ bất kỳ một đề cập gì đến quần đảo Trường Sa. Do đó, câu hỏi phải hỏi là, khi nào thì các đảo nhỏ xa xôi trở thành "một phần của quê hương Trung Quốc"? Những căn cứ gì làm nền tảng cho lời tuyên bố đó? Đâu là những bằng chứng, những "bằng chứng lịch sử không thể chối cãi" mà Trung Quốc hiện nay dùng để đòi quyền bá chủ trong vùng biển Đông?
Những bằng chứng đó có thể có, được cất giữ trong các bảo tàng hoặc thư viện của một trường đại học ở đâu đó ở Trung Quốc hay ở Đài Loan – những bằng chứng minh chứng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Một điều rõ ràng. Nếu văn bản đó có tồn tại, bây giờ sẽ là thời điểm tuyệt vời để công bố chúng. Những người dân của khu vực Đông Nam Á, lo ngại một cách chính đáng bởi các kịch bản diễn ra trong các tranh chấp quần đảo Trường Sa, rất xứng đáng được xem biết đến những văn bản làm chứng cứ đó của Trung Quốc.
Văn bản quyền tác giả © Andrew Forbes / CPA năm 2001.
Bài viết này nguyên được công bố trên Asian Wall Street Journal.

Nguồn: http://www.cpamedia.com/politics/china_soulth_sea_claims/

Không có nhận xét nào: