Translate

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Tuyên bố 258 và chặng đường dân chủ.


Không ai chối cãi rằng trên đất nước Việt Nam hiện nay, với hệ thống độc đảng tự tung tự tác đã là một lực cản “hàm hồ” nhất để ngăn chặn bước tiến của cả dân tộc và đất nước Việt Nam đi lên. Hoàn cảnh ra đời của tuyên bố 258 của những blogger Việt Nam khi vấn đề nhân quyền tại Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi hàng loạt nhà báo tự do và những blogger là những công dân Việt Nam bị bắt vì biểu tỏ một chính kiến chưa phải là chống đối với đảng và nhà cầm quyền, nhưng họ chỉ mới nêu lên được những sai trái, những nhũng lạm, nạn bè phái của những người đang cai trị trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Sự can đảm hiếm có của những người này đã bị chận đứng bằng hàng loạt những vụ bắt bớ, giam cầm và tù đày. Nhà cầm quyền đã muốn chứng tỏ uy quyền của mình cũng như muốn ngăn chặn những mầm mống tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Cho nên, tuyên bố 258 của những CÔNG DÂN VIỆT NAM ra đời là nguồn động lực làm cho tiến trình dân chủ hóa đất nước được khai hoa nở nhụy mà đằng đẳng đã nhiều  năm lắm rồi người dân Việt được được chạm đến.


Theo điều 258 của bộ luật hình sự Cộng Sản Việt Nam và được sửa đổi năm 2009, đây là “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Rõ ràng điều 258 của bộ luật hình sự của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là một bức tường nhằm ngăn cản mọi tiến trình đi đến dân chủ tự do, đi đến đa nguyên đa đảng. Bởi vì đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn độc đảng, chỉ muốn “múa gậy giữa vườn hoang” cho nên tất cả những gì đi ngược lại đảng, những ước muốn thiết tha của người dân Việt là đất nước được dân chủ, tự do, nhiều đảng phái cùng tham gia trong tiến trình dân chủ hóa đất nước để nền chính trị đất nước được trở nên trong sạch hơn là trong chế độ độc đảng. Rõ ràng điều 258 bộ luật hình sự này vô cùng phản động, đi ngược lại mọi ước muốn của toàn dân Việt Nam đang khát khao bầu trời dân chủ.

Cho nên tuyên bố 258 của những bloggerr, những nhà báo tự do đang sống trên đất nước Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh này rất là đúng lúc, nhất là khi có rất nhiều nhà báo tự do kể cả những nhà báo đang làm việc ăn lương từ nhà cầm quyền và những blogger đang bị tù tội vì muốn cho tình hình đất nước được trong sáng và trong sạch hơn về mọi phương diện. Và mạng lưới blogger Việt Nam đã có lời mời mọi người cùng thảo luận về tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên., Đây là điều hết sức hay và tốt đẹp. Sẽ có những ý kiến trái chiều đối với tuyên bố 258, thế nhưng với tinh thần dân chủ đa nguyên, điều này hoàn toàn phù hợp và mang tính dân chủ, tự do. Hy vọng đây sẽ là một bước dẫu ngắn nhưng cũng là một bước tiến quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Kèm theo bên dưới là toàn văn bản tuyên bố 258 của Mạng lưới bloggers Việt Nam.

Phi Vũ
Ngày 1 tháng 10 năm 2013.

Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam


Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
   
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ) có trách nhiệm tăng cường việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị

Là một ứng cử viên vào HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì “những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.

Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét ại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền. 

Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.

Chúng tôi sẽ:

- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. 

- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành. 

Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lạiĐiều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. 

Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. 

Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ. 

Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. 

Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩynhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền. 

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc hủy bỏ điều 258 để chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh cử. 

Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó. 

Như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi.
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ 
NHẬN TUYÊN BỐ CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM 

1. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights

2. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)

3. Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)

4. Human Right Watch

5. Freedom House  

6. Committee to Protect Journalists (CPJ)

7. International Freedom of Expression Exchange network (IFEX)
campaigns@ifex.org

8. International Federation for Human Rights (FIDH)

9. Civil Rights Defenders

10. Amnesty International

11. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)

12. Human Right Law Network

13. Southeast Asian Human Rights Studies Network (SEAHRN)

14. Southeast Asia Press Alliance(SEAPA)

15. Swedish International Development Cooporation Agency (SIDA)

16. Open Society Foundation (OSF)

17. Front Line Defenders

Không có nhận xét nào: