Con người, phàm sinh ra đời, nếu có một chút hiểu biết, nếu được gia đình giáo dục đàng hoàng từ tấm bé chắc hẳn rằng con người ấy khi ra đời luôn có lòng tự trọng chính bản thân mình trước. Lòng tự trọng bao hàm cả việc biết xấu hổ, biết giữ gìn giá trị đạo đức bản thân cũng như gia đình. Nếu sinh ra đời mà thiếu lòng tự trọng thì chắc chắn một điều người khác cũng khó mà trọng mình, bởi lẽ chính mình đã không tự trọng mình thì làm sao mà còn ai trọng mình nữa.
Việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị trù dập và bị cho thôi việc sau khi có bài phản biện lại lời của Nguyễn Phú Trọng, nhiều người đã nói đến, nhiều người đã bàn đến và viết ra bằng giấy trắng mực đen, hẳn cũng không cần phải nói nhiều thêm. Ở đây, chỉ xin bàn đến khía cạnh khác. Khi một người phát biểu một điều gì đúng đắn, người khác cũng khó có thể soi mói, dẫu là dùng “kính hiển vi” cũng không thể nào tìm ra sai sót để mà phê bình, để mà bình luận. Thế nhưng, lời nói của tay Nguyễn Phú Trọng sai bét sai be, nhà báo Nguyễn Phú Kiên chỉ cần một bài báo ngắn gọn đã có thể làm cho hắn ta bị “nốc ao”. Đuối lý, thua cuộc, hắn đã giở trò bẩn ra hành xử với nhà báo. Lối cư xử này sao mà mạt kiếp quá, chứng tỏ rằng bản thân người giở thủ đoạn đê hèn này ra chẳng có chút lòng tự trọng. Là người đứng đầu một đảng (độc nhất hiện nay tại Việt Nam) mà lại giở trò gian manh ma bùn ma bẩn ra khi bị đuối lý, khi bị phê phán và bị dồn đến chân tường, lòng tự trọng và sợi dây xấu hổ của Nguyễn Phú Trọng đã hoàn toàn bị tê liệt.
Nguyễn Phú Trọng đã từng du học ở Liên Xô và đã lấy bằng tiến sĩ. Như vậy, về mặt trí thức y cũng đã có một vốn liếng học thức không ít nhưng lối hành xử thì không phải là người có học. Cho nên một con người có học vị chưa chắc đã là người trí thức và có lòng tự trọng. Hãy nhìn vào Nguyễn Phú Trọng, ta có thể thấy rõ ràng về điều này.
Phi Vũ
Ngày 28 tháng 2 năm 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét