Hai tàu tuần duyên của Đài Loan sẽ có mặt trong vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ 20 đến 30 hải lý (khoảng 37 đến 56km) về phía tây, với mục đích bảo vệ các ngư dân Đài Loan đang đánh bắt hải sản tại đây.
Đài Loan quyết định điều tàu tuần duyên đến Điếu Ngư/Senkaku sau khi chính phủ Nhật Bản, hôm thứ Ba, 11/09, thông báo đã hoàn tất việc mua lại một số hòn đảo trong khu vực.
Đài Loan và Trung Quốc đều lên tiếng phản đối vụ mua lại các hòn đảo. Đài Bắc đã gọi đại diện ngoại giao của mình ở Nhật Bản về nước, còn Bắc Kinh điều hai tàu tuần duyên đến vùng Điều Ngư/Senkaku để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.
Tình hình Biển Đông
Cũng trong ngày hôm nay, chính quyền Đài Bắc chỉ trích Manila đặt tên vùng biển này là Tây Philippines. Bộ Ngoại giao Đài Loan ra thông cáo không thừa nhận hành động đơn phương của Philippines và cho rằng động thái này sẽ gây nên những tranh chấp. Đồng thời, Đài Bắc tái khẳng định là có chủ quyền đối vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Thông cáo của Đài Bắc kêu gọi « các nước láng giềng hãy tự kiềm chế và tránh hành động đơn phương, làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực, nên đối thoại thay vì đối đầu ».
Ngày hôm qua, chính quyền Manila ra chỉ thị ghi rõ : « Các vùng biển ở bờ phía tây Philippines được đặt tên là biển Tây Philippines. Các vùng biển này bao gồm biển Luzon, cũng như vùng biển xung quanh, đi qua hoặc sát gần với nhóm đảo Kalayaan và Bajo De Masinloc, còn được biết đến với tên gọi bãi đá Scarborough ».
Trong cách gọi của Philippines, nhóm đảo Kalayaan chính là vùng quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông. Với diện tích khoảng 3 triệu km vuông, Biển Đông được đánh giá là có nguồn hải sản dồi dào, trữ lượng dầu khí lớn, phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc và Đài Loan, phía đông với Philippines, phía nam với Bornéo và phía tây với Việt Nam.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, trong đó bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây cũng là nơi có nhiều tuyến đường biển quan trọng, nối liền Đông Nam Châu Á với châu Âu hoặc Trung Cận Đông.
Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philipines, Malaysia và Brunei. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Đài Loan quyết định điều tàu tuần duyên đến Điếu Ngư/Senkaku sau khi chính phủ Nhật Bản, hôm thứ Ba, 11/09, thông báo đã hoàn tất việc mua lại một số hòn đảo trong khu vực.
Đài Loan và Trung Quốc đều lên tiếng phản đối vụ mua lại các hòn đảo. Đài Bắc đã gọi đại diện ngoại giao của mình ở Nhật Bản về nước, còn Bắc Kinh điều hai tàu tuần duyên đến vùng Điều Ngư/Senkaku để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.
Tình hình Biển Đông
Cũng trong ngày hôm nay, chính quyền Đài Bắc chỉ trích Manila đặt tên vùng biển này là Tây Philippines. Bộ Ngoại giao Đài Loan ra thông cáo không thừa nhận hành động đơn phương của Philippines và cho rằng động thái này sẽ gây nên những tranh chấp. Đồng thời, Đài Bắc tái khẳng định là có chủ quyền đối vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Thông cáo của Đài Bắc kêu gọi « các nước láng giềng hãy tự kiềm chế và tránh hành động đơn phương, làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực, nên đối thoại thay vì đối đầu ».
Ngày hôm qua, chính quyền Manila ra chỉ thị ghi rõ : « Các vùng biển ở bờ phía tây Philippines được đặt tên là biển Tây Philippines. Các vùng biển này bao gồm biển Luzon, cũng như vùng biển xung quanh, đi qua hoặc sát gần với nhóm đảo Kalayaan và Bajo De Masinloc, còn được biết đến với tên gọi bãi đá Scarborough ».
Trong cách gọi của Philippines, nhóm đảo Kalayaan chính là vùng quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông. Với diện tích khoảng 3 triệu km vuông, Biển Đông được đánh giá là có nguồn hải sản dồi dào, trữ lượng dầu khí lớn, phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc và Đài Loan, phía đông với Philippines, phía nam với Bornéo và phía tây với Việt Nam.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, trong đó bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây cũng là nơi có nhiều tuyến đường biển quan trọng, nối liền Đông Nam Châu Á với châu Âu hoặc Trung Cận Đông.
Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philipines, Malaysia và Brunei. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét