Theo RFI
Bà
Trương Thị Bông (trái) và Bùi Thị Vân (phải), vợ của các ngư dân Lý
Sơn, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt đang ngóng chờ chồng. Ảnh chụp ngày
10/04/2012.
REUTERS/Kham
Ngày 21/05/2012 vừa qua, năm ngày sau khi chận bắt hai tàu
đánh cá Việt Nam tại vùng Hoàng Sa cùng với 14 ngư dân, chính quyền
Trung Quốc đã trả tự do cho những người bị bắt giữ, đồng thời trả lại
một chiếc tàu. Chiếc còn lại cùng toàn bộ ngư cụ, thiết bị, hải sản đánh
bắt được đã bị phía Trung Quốc tịch thu. Ngay sau khi số ngư dân về đến
Quảng Ngãi an toàn, vào hôm qua, 24/5, chính quyền Việt Nam đã lên
tiếng đòi Trung Quốc trao trả toàn bộ các tài sản của ngư dân Việt Nam
đã bị họ cưỡng chiếm.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị,
sau khi nhận được thông báo của phía Trung Quốc về vụ này, Việt Nam có
công hàm phản đối, nội dung nêu rõ :
« Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ».
Do đó, « Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng trả lại tàu cá QNg55003TS và toàn bộ tài sản mà Trung Quốc đã thu giữ ngày 16/5 và chấm dứt các hành động tương tự ».
Không chỉ chiếc tàu cá nói trên, ông Lương Thanh Nghị còn cho biết thêm là Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc trả lại một chiếc tàu cá khác mang số hiệu QNg 66101 TS, bị Trung Quốc bắt giữ cách nay gần ba tháng, vào ngày 4/3.
Chiếc QNg- 66101-TS đã bị Trung Quốc tịch thu theo cùng kịch bản tức là chặn bắt hai tàu cùng với ngư dân, đến khi Việt Nam phản đối thì thả người cùng một chiếc tàu, chiếc còn lại thì lấy luôn không trả.
Theo các nhà quan sát, với lệnh cấm đánh cá đơn phương vừa do Trung Quốc ban hành, ngư dân Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị phía Trung Quốc bắt bớ. Theo báo chí Việt Nam, một số ngư dân hiện hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa, cho biết là « Trung Quốc đã dùng trực thăng bay cách mặt biển 20 mét, hăm dọa, làm cho ngư dân ta sợ, bất an khi đánh bắt trên biển ».
Tuy nhiên, đối với nhiều ngư dân, họ vẫn tiếp tục đi đánh bắt và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ. Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh cá cũng như các vụ chặn bắt giữ tàu cá Việt Nam trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng những lời phản đối này đã bị Bắc Kinh bỏ ngoài tai.
« Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ».
Do đó, « Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng trả lại tàu cá QNg55003TS và toàn bộ tài sản mà Trung Quốc đã thu giữ ngày 16/5 và chấm dứt các hành động tương tự ».
Không chỉ chiếc tàu cá nói trên, ông Lương Thanh Nghị còn cho biết thêm là Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc trả lại một chiếc tàu cá khác mang số hiệu QNg 66101 TS, bị Trung Quốc bắt giữ cách nay gần ba tháng, vào ngày 4/3.
Chiếc QNg- 66101-TS đã bị Trung Quốc tịch thu theo cùng kịch bản tức là chặn bắt hai tàu cùng với ngư dân, đến khi Việt Nam phản đối thì thả người cùng một chiếc tàu, chiếc còn lại thì lấy luôn không trả.
Theo các nhà quan sát, với lệnh cấm đánh cá đơn phương vừa do Trung Quốc ban hành, ngư dân Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị phía Trung Quốc bắt bớ. Theo báo chí Việt Nam, một số ngư dân hiện hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa, cho biết là « Trung Quốc đã dùng trực thăng bay cách mặt biển 20 mét, hăm dọa, làm cho ngư dân ta sợ, bất an khi đánh bắt trên biển ».
Tuy nhiên, đối với nhiều ngư dân, họ vẫn tiếp tục đi đánh bắt và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ. Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh cá cũng như các vụ chặn bắt giữ tàu cá Việt Nam trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng những lời phản đối này đã bị Bắc Kinh bỏ ngoài tai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét