Theo RFI
Một tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chuyên chở hỏa tiễn PAC-3. Ảnh của hãng Kyodo chụp ngày 01/04/2012.
REUTERS/Kyodo
Theo tiết lộ của nhật báo Yomiuri Shimbun vào hôm nay
04/04/2012, Tokyo đang xem xét khả năng cung cấp cho cho Manila một hệ
thống thông tin liên lạc giữa đất liền và lực lượng ngoài biển cũng như
một số tàu tuần tra. Điểm đáng chú ý là sự hỗ trợ này nằm trong chương
trình viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản dành cho
Philippines.
Động thái của chính quyền Tokyo được cho là nhằm mục tiêu giúp
Manila bảo đảm an toàn cho các tuyến đường biển chạy qua Philippines,
cũng như giúp nước này tăng cường an ninh hàng hải, chống lại nạn cướp
biển và đối phó với Trung Quốc, mà nhiều hành động ở Biển Đông trong
thời gian qua đã làm quan hệ song phương căng thẳng.
Theo các nguồn tin được báo Yomiuri trích dẫn, Bộ Ngoại giao Nhật Bản có kế hoạch cử cán bộ đến Philippines vào tháng Năm sắp tới để xác định số lượng cũng như loại tàu tuần tra sẽ được cung cấp. Chính phủ Nhật có ý sử dụng một khoản vay bằng đồng yen để cung cấp tàu và hệ thống truyền tin cho Philippines.
Theo luật lệ chung tại Nhật Bản, tàu tuần tra được trang bị cửa chống đạn được coi là vũ khí, và trên nguyên tắc thường bị cấm xuất khẩu. Có điều là vào năm 2006, Nhật Bản đã từng áp đụng một ngoại lệ khi cung cấp loại tàu này cho Indonesia.
Tuy nhiên, theo báo Yomiuri, các nguyên tắc xuất khẩu kể trên đã được nới lỏng từ tháng Mười hai năm ngoái với các quy định cho phép xuất khẩu thiết bị quốc phòng dùng cho mục đích nhân đạo.
Do vậy, nếu Tokyo quyết định cung cấp tàu tuần tra cho Manila, thì đó sẽ là trường hợp áp dụng đầu tiên của các quy định mới.
Theo các nguồn tin được báo Yomiuri trích dẫn, Bộ Ngoại giao Nhật Bản có kế hoạch cử cán bộ đến Philippines vào tháng Năm sắp tới để xác định số lượng cũng như loại tàu tuần tra sẽ được cung cấp. Chính phủ Nhật có ý sử dụng một khoản vay bằng đồng yen để cung cấp tàu và hệ thống truyền tin cho Philippines.
Theo luật lệ chung tại Nhật Bản, tàu tuần tra được trang bị cửa chống đạn được coi là vũ khí, và trên nguyên tắc thường bị cấm xuất khẩu. Có điều là vào năm 2006, Nhật Bản đã từng áp đụng một ngoại lệ khi cung cấp loại tàu này cho Indonesia.
Tuy nhiên, theo báo Yomiuri, các nguyên tắc xuất khẩu kể trên đã được nới lỏng từ tháng Mười hai năm ngoái với các quy định cho phép xuất khẩu thiết bị quốc phòng dùng cho mục đích nhân đạo.
Do vậy, nếu Tokyo quyết định cung cấp tàu tuần tra cho Manila, thì đó sẽ là trường hợp áp dụng đầu tiên của các quy định mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét