Theo RFI
Những cuộc tuần hành tại Hà Nội phản đối Trung Quốc đã khiến việc ban hành Luật biểu tình càng thêm cấp thiết.
Reuters
Trong thời gian qua, Luật biểu tình đã trở thành chủ đề tranh cãi ngày càng nóng ở Việt Nam, đặc biệt là tại Quốc hội, người thì cho là phải nhanh chóng thông qua luật này, kẻ thì nói là dân Việt Nam chưa cần đến luật biểu tình. RFI phỏng vấn đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Các cuộc “ tụ tập đông người”, đặc biệt là của dân khiếu kiện kéo lên thủ đô, thành phố đòi giải quyết các vụ cướp đất, tham nhũng, đã xảy ra từ lâu ở Việt Nam. Nhưng vấn đề Luật biểu tình đã được đặt ra ngày càng cấp thiết kể từ sau các cuộc tuần hành trong tháng 6, 7 và 8 năm nay tại Hà Nội và Sài Gòn nhằm phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Sau những tuần đầu để yên, chính quyền sau đó đã thẳng tay trấn áp những người biểu tình đó, thậm chí gọi họ là những kẻ “phản động”.
Sau các cuộc biểu tình đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất xây dựng Luật Biểu tình và đã giao cho Bộ Công an chuẩn bị dự thảo luật để “cụ thể hóa quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, cũng như đáp ứng đòi hỏi thực tế, để sinh hoạt chính trị này diễn ra nề nếp, trật tự”.
Nhưng qua cuộc thảo luận tại Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội lại không đồng ý với luật biểu tình, thậm chí đại biểu Hoàng Hữu Phước, không biết căn cứ vào đâu, đã tuyên bố :” Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình”, cho nên ông đề nghị loại bỏ luật này ra khỏi danh sách luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 8. Sau đó, trả lời tở Tuổi Trẻ, ông Hoàng Hữu Phưóc còn khẳng định là “ khi nào trình độ dân trí cao hơn” thì mới có thể ban hành Luật biểu tình.
Trong khi đó, nhiều đại biểu khác, mà đặc biệt là đại biểu Dương Trung Quốc, thì cho rằng cần phải có Luật biểu tình, vì luật này sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội. Hơn nữa, đây chỉ là cụ thể hóa một trong những quyền tự do đã được ghi từ lâu trong Hiến pháp Việt Nam.
Dầu sao quyết định là tùy thuộc vào Thủ tướng, chứ không phải các đại biểu Quốc hội. Trả lời các câu hỏi của đại biểu ngày 25/11, ông Nguyễn Tấn Dũng đã gián tiếp áp đặt Luật biểu tình khi khẳng định : “Làm Luật biểu tình là phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân”. Ông Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng Luật biểu tình cũng là nhằm “ ngăn chận những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân”.
Cho nên, cuối cùng Luật biểu tình đã được đưa vào thảo luận về chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa 13.
Chưa biết là luật này có sẽ thật sự bảo đảm quyền tự do biểu tình của người dân, hay nó sẽ là một công cụ để kiểm soát chặt chẽ việc thực thi quyền này, với lý do ngăn chận “ những kẻ “phản động”, lợi dụng biểu tình để “gây phương hại cho xã hội”. Một điều chắc chắc là Luật biểu tình sẽ đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến các quyền tự do dân chủ khác ở Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do lập hội hay quyền tự do ngôn luận, mà cho tới nay vẫn bị hạn chế gắt gao ở Việt Nam.
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với đại biểu Dương Trung Quốc về vấn đề Luật biểu tình ở Việt Nam:
RFI: Xin chào đại biểu Dương Trung Quốc. Trước hết xin được hỏi là vì sao cho đến nay chúng ta mới nghĩ đến chuyện làm Luật biểu tình, trong khi quyền biểu tình đã được quy định từ lâu trong Hiến pháp?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Không chỉ có Luật biểu tình mà còn có nhiều nội dung khác của Hiến pháp chưa được thực thi trong thực tế, ví dụ như quyền lập hội. Vấn đề Luật biểu tình đã nhiều lần được đặt ra, kể cả những vị lãnh đạo cao cấp, ngay trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng có lẽ theo thời gian, người ta cũng quên rằng đó là điều cần thiết. Cho nên không phải tự nhiên mà gần đây và đặc biệt là trong Quốc hội khóa mới này, vấn đề đó được nêu ra một cách trực diện hơn.
Ngay trong kỳ họp đầu tiên, khi đề cập đến chương trình hoạt động của Quốc hội khóa này, đã có những ý kiến đầu tiên. Tôi cũng là một trong những người đầu tiên đặt vấn đề về Luật biểu tình. Nó liên quan đến thực tiễn đang diễn ra rất sôi động. Tôi không nói đến tác động, tiếng vang từ những cuộc biểu tình tại những nơi xa xôi, mà ngay ở Việt Nam, đặc biệt là với những sự kiện liên quan đến Biển Đông.
Cá nhân tôi thì nhận xét là chính phủ đã rất lúng túng khi giải quyết việc này. Một mặt thì rất muốn chia sẻ với đồng bào về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, nhưng mặt khác thì cho rằng cách biểu hiện như thế là không có lợi cho cách giải quyết với Trung Quốc.
Chính vì thế mà đã xảy ra nhiều chuyện có thể nói là cười ra nước mắt được. Không biết đó là “ người yêu nước”, hay người “ phá rối trật tự”; không biết là cách ứng xử của cơ quan bảo vệ pháp luật như thế là đúng hay không đúng...
Chính vì thế chúng tôi nghĩ rằng cần phải có Luật biểu tình, nhìn từ cả hai phía. Thứ nhất, đây là quyền của người dân. Thứ hai, đây là công cụ để Nhà nuớc điều chỉnh. Có lẽ từ trong thực tiễn ấy mà vấn đề được đặt ra một cách sát sườn hơn, để ứng phó với hiện tượng xã hội đang diễn ra và theo xu thế, chắc chắc sẽ ngày càng phổ biến hơn. Có luật còn hơn là không có luật. Có quan điểm rõ ràng về cách hành xử của công dân, cũng như của cơ quan bảo vệ pháp luật còn hơn là lúng túng không biết xử lý như thế nào cho phải.
RFI: Khi nói đến Luật biểu tình thì chắc chắn là các nhà làm luật phải nghĩ đến chuyện chúng ta được phép biểu tình để làm gì. Ở Việt Nam cho đến nay, khi nói đến biểu tình là người ta nghĩ ngay đến chuyện chống đối. Theo ông, luật có nên quy định những điều được làm hay không được làm khi tổ chức biểu tình?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Nếu chỉ nghĩ rằng biểu tình là chống chính phủ, thì đó là một cái nhìn phiến diện. Có thể là do một mặc cảm về lịch sử nào đó chăng? Chỉ nhìn trong lịch sử Việt Nam, hiện tượng biểu tình đã có từ rất sớm. Ngay từ năm 1919, khi những người yêu nước Việt Nam ký chung một văn kiện với tên chung là Nguyễn Ái Quốc gởi cho hội nghị Versailles, họ cũng đã xác định rất rõ đó là những quyền cơ bản, quyền phổ quát của con người.
Vào lúc đó, thực dân Pháp giải thích rằng người Việt chưa đủ trình độ dân trí để nắm được công cụ ấy. Nhưng chỉ hơn 25 năm sau, với Cách mạng tháng 8, Nhà nước Việt Nam ra đời. Chỉ hơn 10 ngày sau, ngày 13/9, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động ký một sắc lệnh về quyền biểu tình và đã giải thích rất rõ rằng biểu tình là một dạng thái của quyền hội họp.
Trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp như lúc ấy, cần có luật để làm cho tình hình có thể kiểm soát được, để yếu tố tích cực tác động vào đời sống xã hội, vào nền độc lập vừa mới hình thành. Và nếu xem kỹ lịch sử, thì Luật biểu tình cuối cùng là công cụ rất mạnh của những người cách mạng, của Nhà nước cách mạng.
Chúng ta đã có thể huy động hàng chục vạn người ra Nhà hát lớn Hà Nội để nghe chính phủ giải thích và ủng hộ hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3. Hiệp ước này đã bị phê phán rất nhiều, nhưng khi đã được công khai, minh bạch ra, thì được dân ủng hộ. Ngoài ra còn có những cuộc biểu tình thể hiện tinh thần độc lập dân tộc chằng hạn. Biểu tình không phải chỉ là chống chính phủ. Chống hay không chống là do chính cái chính phủ ấy. Nếu chính phủ ấy hợp lòng dân thì sẽ có những cuộc biểu tình chống chính phủ và ngược lại.
Ngay từ cuối năm 1946, bản Hiến pháp đã ghi rõ quyền hội họp và đến năm 1959 được cụ thể hoá thành quyền biểu tình. Thế thì điều đó đã được ngay chính Nhà nước cách mạng xác lập rồi. Đương nhiên, sau đó chúng ta có thể lấy lý do một thời kỳ chiến tranh rất dài, nhiều quan niệm về xã hội, về tổ chức xã hội, về công dân chưa được định hình lại. Nhưng không thể để kéo dài mãi được. Cho nên đến bây giờ tôi cho rằng Luật biểu tình là cần thiết, nhìn từ cả hai phía: quyền của người dân và công cụ pháp luật để Nhà nước giữ gìn trật tự.
Đương nhiên Nhà nước nào cũng muốn định hướng hành vi biểu tình ấy có lợi cho Nhà nước. Nhưng ngược lại cũng phải thấy rằng khi người dân biểu tình chính là họ bức xúc, họ phản đối một cái gì đó. Phải xem cái phản đối ấy đúng hay sai. Rất nhiều cuộc biểu tình tưởng là chống chính phủ, nhưng thật ra là họ ủng hộ chính phủ, nhưng vì có những người làm sai chính sách của chính phủ,
Tôi lấy ví dụ những cuộc biểu tình ở Thái Bình đã diễn ra cách đây mấy chục năm rồi, vào thời kỳ bắt đầu đổi mới. Nếu nhìn bề ngoài thì rõ ràng là một cuộc bạo loạn của nông dân. Nhưng sau khi đi sâu sát thực tế, chính các nhà lãnh đạo thời đó thấy rõ hai mặt của vấn đề: có vấn đề về tổ chức xã hội, có vấn đề kích động, có vấn đề do người dân chưa được tuyên truyền đầy đủ, nhưng ngược lại cũng phát hiện nhiều sai sót trong bộ máy cầm quyền. Đương nhiên Nhà nước phải làm sao để triệt tiêu những yếu tố tiêu cực, hiểu theo nghĩa là có hại cho Nhà nước, để từ đó kích thích, tổ chức lại xã hội theo hướng có lợi cho mình.
Những cuộc biểu tình ở các nước phát triển chính là góp phần sắp xếp lại xã hội: người dân vẫn được thỏa mãn điều của họ, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ. Người cầm quyền nào mà khôn ngoan thì họ sẽ triệt tiêu dần những yếu tố không có lợi và phát huy những mặt có lợi cho họ.
Đến lúc này, biểu tình là quyền phổ quát của thế giới, chúng ta không thể không thừa nhận được. Không lẽ ở trong nước đang đấu tranh chống hiện tượng luật treo, tức là luật không đi vào đời sống được vì không có văn bản hướng dẫn, không lẽ để cả Hiến pháp treo à? Hiến pháp 65 năm nay đã đề rõ quyền ấy, mà lại chưa được cụ thể hóa bằng một văn bản nào để người dân vừa thực thi quyền đó, nhưng thực thi trong khuôn khổ pháp luật. Và Nhà nước cũng có căn cứ pháp luật để ứng phó với các cuộc biểu tình.
RFI: Thưa ông Dương Trung Quốc, nếu nhìn kỹ thì quyền biểu tình này có liên quan đến những quyền khác, chẳng hạn như quyền lập hội, vì thường biểu tình là theo lời kêu gọi của một tổ chức, một công đoàn hay một hiệp hội. Cùng một lúc với Luật biểu tình, chúng ta có cần phải bàn về quyền lập hội?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Quyền lập hội cũng đã được soạn thảo và được đem ra bàn thảo ở Quốc hội từ rất lâu rồi, nhưng đương nhiên những người lãnh đạo ý thức được tính chất nhạy cảm của nó, nhất là trong thời kỳ thế giới rất phức tạp như hiện nay, Việt Nam hội nhập thế giới về rất nhiều yếu tố. Nhưng không phải vì lý do ấy mà chúng ta không làm. Có điều phải có một lộ trình đúng, có một giải pháp tốt. Tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam đã kế thừa được cả một truyền thống khá lâu dài, được thể hiện trong thời kỳ chiến tranh, tức là biết đoàn kết, tổ chức mọi lực lượng xã hội. Nếu biết khai thác những tổ chức chính trị và biết tin vào dân thì có thể tìm ra giải pháp tốt ngay trong bối cảnh hiện nay. Ở Quốc hội cũng đã có đại biểu nói là chưa cần có luật về hội, nhưng trên thực tế đã có hàng trăm hội rồi, cho dù vẫn còn nằm trong khuôn khổ của một tổ chức chính trị là Mặt trận Tổ quốc. Nếu có luật thì có phải là hội sẽ được phát triển một cách lành mạnh hơn không?
Đương nhiên khi nói vấn đề đó thì tôi cũng ý thức được tính nhạy cảm, nhạy cảm từ trong nhận thức, từ người dân cho đến lãnh đạo, nhạy cảm từ trong thực tiễn, diễn biến xã hội ngày càng phức tạp, trong một thế giới ngày càng biến động như hiện nay. Nhưng không phải vì thế mà bảo rằng chúng ta chưa đủ trình độ để được hưởng quyền này, mà phải bắt tay vào nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo, để làm sao đạt mục tiêu thực thi quyền này, những vẫn bảo đảm lợi ích của xã hội, kể cả của chế độ nữa.
RFI: Thưa ông Dương Trung Quốc, Luật biểu tình cũng đặt ra vấn đề về quyền tự do ngôn luận, bởi vì khi người dân biểu tình thì thường là để phản đối một chính sách, hoặc phản đối chính phủ về một vấn nào đó. Trong khi ở Việt Nam thì quyền tự do ngôn luận còn bị hạn chế bởi những điều khoản trong luật hình sự, cụ thể là điều 88 về tội “ tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam ”. Làm sao có thể dung hoà quyền tự do ngôn luận liên quan đến quyền biểu tình với những điều khoản đó của luật hình sự.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Có lẽ chúng ta đang bàn đến những luật chưa có và kể cả khi có luật rồi thì phải hiểu luật đó như thế nào. Luật báo chí đã có rồi, nhưng vận dụng như thế nào thì có những vấn đề của mỗi một thời kỳ lịch sử. Bây giờ chúng ta đừng liên hệ quyền biểu tình với quyền tự do báo chí. Tự do báo chí thì ít nhất đã có luật rồi, còn vận dụng như thế nào thì là cả một quá trình vận động của nó, kể cả từ nhận thức của Nhà nước về quyền của người dân, như thế nào là quyền tự do báo chí, nói như thế nào, có “lề phải” “lề trái” hay không, cho đến ý thức của người làm báo. Tôi nghĩ đây là hai việc rất khác nhau. Ta đang bàn đến chuyện là có Luật biểu tình hay không, chứ không bàn về Luật báo chí.
RFI: Thật ra đây không phải là nói về tự do báo chí mà là quyền được phát biểu, vì khi biểu tình thì người ta sẽ hô các khẩu hiệu, giuơng các biểu ngữ...
Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi xin nhắc lại vấn đề đây là vận dụng luật pháp, cả phía Nhà nước là cơ quan quản lý và bản thân người làm báo. Anh cũng thừa hiểu là hệ thống báo chí ở Việt Nam theo truyền thống là một vũ khí tuyên truyền. Bước sang thời kỳ hiện nay, những tiêu chí nào để xác định thế nào là tự do báo chí thí đó là cả một quá trình vận động. Ai cũng mong muốn là nó ngày càng nới rộng hơn, nhưng mỗi quốc gia có những nét đặc thù, có hoàn cảnh riêng. Cón quốc gia đó có hội nhập với tiêu chí chung của thế giới chưa, đó là cả một quá trình phấn đấu.
RFI: Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã đề xuất Luật biểu tình, nhưng ông lại giao cho Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Điều đó có đáng quan ngại hay không, vì Luật biểu tình liên quan đến các tổ chức quần chúng, mà trên hết là Mặt trận Tổ quốc.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Việc giao cho các cơ quan hành pháp soạn thảo luật đã trở thành thông lệ ở Việt Nam từ lâu rồi, mặc dù là bây giờ Quốc hội cũng khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp hoặc các cá nhân đưa ra sáng kiến luật pháp. Nhưng làm được điều đó là cả một quá trình, liên quan đến nhân lực, nghiệp vụ.
Dù cho cơ quan công an là nơi có liên hệ trực tiếp nhất về vấn đề này, họ có nhiều kinh nghiệm. Đương nhiên người ta sẽ e ngại rằng họ sẽ đứng về phía một lợi ích nào đó. Điều đó có thể xảy ra. Nhưng quan trọng là Quốc hội. Quốc hội có thể hiện được vai trò của mình hay không.
Trong quá trình soạn thảo đương nhiên là cần có sự tham khảo của những tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có liên quan, như Mặt trận Tổ quốc. Thế còn Quốc hội tham gia đến mức độ nào, thể hiện đến mức độ nào bản lĩnh, nhận thức, sự đồng thuận của mình trong quyết định cuối cùng hay không. Đó lại là vấn đề tiếp theo.
RFI: Theo ông, Luật biểu tình khi nào mới có thể được thông qua?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Về thời gian thì tôi không thể nói được vì nhất là cơ quan soạn thảo do chính phủ chủ động tổ chức. Tôi chỉ mong muốn là quá trình ấy thu hút được nhiều ý kiến, càng rộng rãi bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, để luật đi sát với đời sống hơn và gần với những giá trị phổ quát hơn. Cuối cùng vẫn là trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội là những người thông qua luật.
Luật này chắc chắn là rất nhạy cảm, cho nên nó rất cần thiết, nhưng cũng phải có một lộ trình, có sự thận trọng nhất định. Cả về phía nhu cầu người dân, cả về phía nhu cầu Nhà nước sẽ quyết định khi nào luật này ra đời.
RFI: Xin cám ơn ông Dương Trung Quốc.
Sau các cuộc biểu tình đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất xây dựng Luật Biểu tình và đã giao cho Bộ Công an chuẩn bị dự thảo luật để “cụ thể hóa quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, cũng như đáp ứng đòi hỏi thực tế, để sinh hoạt chính trị này diễn ra nề nếp, trật tự”.
Nhưng qua cuộc thảo luận tại Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội lại không đồng ý với luật biểu tình, thậm chí đại biểu Hoàng Hữu Phước, không biết căn cứ vào đâu, đã tuyên bố :” Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình”, cho nên ông đề nghị loại bỏ luật này ra khỏi danh sách luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 8. Sau đó, trả lời tở Tuổi Trẻ, ông Hoàng Hữu Phưóc còn khẳng định là “ khi nào trình độ dân trí cao hơn” thì mới có thể ban hành Luật biểu tình.
Trong khi đó, nhiều đại biểu khác, mà đặc biệt là đại biểu Dương Trung Quốc, thì cho rằng cần phải có Luật biểu tình, vì luật này sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội. Hơn nữa, đây chỉ là cụ thể hóa một trong những quyền tự do đã được ghi từ lâu trong Hiến pháp Việt Nam.
Dầu sao quyết định là tùy thuộc vào Thủ tướng, chứ không phải các đại biểu Quốc hội. Trả lời các câu hỏi của đại biểu ngày 25/11, ông Nguyễn Tấn Dũng đã gián tiếp áp đặt Luật biểu tình khi khẳng định : “Làm Luật biểu tình là phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân”. Ông Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng Luật biểu tình cũng là nhằm “ ngăn chận những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân”.
Cho nên, cuối cùng Luật biểu tình đã được đưa vào thảo luận về chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa 13.
Chưa biết là luật này có sẽ thật sự bảo đảm quyền tự do biểu tình của người dân, hay nó sẽ là một công cụ để kiểm soát chặt chẽ việc thực thi quyền này, với lý do ngăn chận “ những kẻ “phản động”, lợi dụng biểu tình để “gây phương hại cho xã hội”. Một điều chắc chắc là Luật biểu tình sẽ đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến các quyền tự do dân chủ khác ở Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do lập hội hay quyền tự do ngôn luận, mà cho tới nay vẫn bị hạn chế gắt gao ở Việt Nam.
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với đại biểu Dương Trung Quốc về vấn đề Luật biểu tình ở Việt Nam:
Đại biểu Dương Trung Quốc: Không chỉ có Luật biểu tình mà còn có nhiều nội dung khác của Hiến pháp chưa được thực thi trong thực tế, ví dụ như quyền lập hội. Vấn đề Luật biểu tình đã nhiều lần được đặt ra, kể cả những vị lãnh đạo cao cấp, ngay trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng có lẽ theo thời gian, người ta cũng quên rằng đó là điều cần thiết. Cho nên không phải tự nhiên mà gần đây và đặc biệt là trong Quốc hội khóa mới này, vấn đề đó được nêu ra một cách trực diện hơn.
Ngay trong kỳ họp đầu tiên, khi đề cập đến chương trình hoạt động của Quốc hội khóa này, đã có những ý kiến đầu tiên. Tôi cũng là một trong những người đầu tiên đặt vấn đề về Luật biểu tình. Nó liên quan đến thực tiễn đang diễn ra rất sôi động. Tôi không nói đến tác động, tiếng vang từ những cuộc biểu tình tại những nơi xa xôi, mà ngay ở Việt Nam, đặc biệt là với những sự kiện liên quan đến Biển Đông.
Cá nhân tôi thì nhận xét là chính phủ đã rất lúng túng khi giải quyết việc này. Một mặt thì rất muốn chia sẻ với đồng bào về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, nhưng mặt khác thì cho rằng cách biểu hiện như thế là không có lợi cho cách giải quyết với Trung Quốc.
Chính vì thế mà đã xảy ra nhiều chuyện có thể nói là cười ra nước mắt được. Không biết đó là “ người yêu nước”, hay người “ phá rối trật tự”; không biết là cách ứng xử của cơ quan bảo vệ pháp luật như thế là đúng hay không đúng...
Chính vì thế chúng tôi nghĩ rằng cần phải có Luật biểu tình, nhìn từ cả hai phía. Thứ nhất, đây là quyền của người dân. Thứ hai, đây là công cụ để Nhà nuớc điều chỉnh. Có lẽ từ trong thực tiễn ấy mà vấn đề được đặt ra một cách sát sườn hơn, để ứng phó với hiện tượng xã hội đang diễn ra và theo xu thế, chắc chắc sẽ ngày càng phổ biến hơn. Có luật còn hơn là không có luật. Có quan điểm rõ ràng về cách hành xử của công dân, cũng như của cơ quan bảo vệ pháp luật còn hơn là lúng túng không biết xử lý như thế nào cho phải.
RFI: Khi nói đến Luật biểu tình thì chắc chắn là các nhà làm luật phải nghĩ đến chuyện chúng ta được phép biểu tình để làm gì. Ở Việt Nam cho đến nay, khi nói đến biểu tình là người ta nghĩ ngay đến chuyện chống đối. Theo ông, luật có nên quy định những điều được làm hay không được làm khi tổ chức biểu tình?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Nếu chỉ nghĩ rằng biểu tình là chống chính phủ, thì đó là một cái nhìn phiến diện. Có thể là do một mặc cảm về lịch sử nào đó chăng? Chỉ nhìn trong lịch sử Việt Nam, hiện tượng biểu tình đã có từ rất sớm. Ngay từ năm 1919, khi những người yêu nước Việt Nam ký chung một văn kiện với tên chung là Nguyễn Ái Quốc gởi cho hội nghị Versailles, họ cũng đã xác định rất rõ đó là những quyền cơ bản, quyền phổ quát của con người.
Vào lúc đó, thực dân Pháp giải thích rằng người Việt chưa đủ trình độ dân trí để nắm được công cụ ấy. Nhưng chỉ hơn 25 năm sau, với Cách mạng tháng 8, Nhà nước Việt Nam ra đời. Chỉ hơn 10 ngày sau, ngày 13/9, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động ký một sắc lệnh về quyền biểu tình và đã giải thích rất rõ rằng biểu tình là một dạng thái của quyền hội họp.
Trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp như lúc ấy, cần có luật để làm cho tình hình có thể kiểm soát được, để yếu tố tích cực tác động vào đời sống xã hội, vào nền độc lập vừa mới hình thành. Và nếu xem kỹ lịch sử, thì Luật biểu tình cuối cùng là công cụ rất mạnh của những người cách mạng, của Nhà nước cách mạng.
Chúng ta đã có thể huy động hàng chục vạn người ra Nhà hát lớn Hà Nội để nghe chính phủ giải thích và ủng hộ hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3. Hiệp ước này đã bị phê phán rất nhiều, nhưng khi đã được công khai, minh bạch ra, thì được dân ủng hộ. Ngoài ra còn có những cuộc biểu tình thể hiện tinh thần độc lập dân tộc chằng hạn. Biểu tình không phải chỉ là chống chính phủ. Chống hay không chống là do chính cái chính phủ ấy. Nếu chính phủ ấy hợp lòng dân thì sẽ có những cuộc biểu tình chống chính phủ và ngược lại.
Ngay từ cuối năm 1946, bản Hiến pháp đã ghi rõ quyền hội họp và đến năm 1959 được cụ thể hoá thành quyền biểu tình. Thế thì điều đó đã được ngay chính Nhà nước cách mạng xác lập rồi. Đương nhiên, sau đó chúng ta có thể lấy lý do một thời kỳ chiến tranh rất dài, nhiều quan niệm về xã hội, về tổ chức xã hội, về công dân chưa được định hình lại. Nhưng không thể để kéo dài mãi được. Cho nên đến bây giờ tôi cho rằng Luật biểu tình là cần thiết, nhìn từ cả hai phía: quyền của người dân và công cụ pháp luật để Nhà nước giữ gìn trật tự.
Đương nhiên Nhà nước nào cũng muốn định hướng hành vi biểu tình ấy có lợi cho Nhà nước. Nhưng ngược lại cũng phải thấy rằng khi người dân biểu tình chính là họ bức xúc, họ phản đối một cái gì đó. Phải xem cái phản đối ấy đúng hay sai. Rất nhiều cuộc biểu tình tưởng là chống chính phủ, nhưng thật ra là họ ủng hộ chính phủ, nhưng vì có những người làm sai chính sách của chính phủ,
Tôi lấy ví dụ những cuộc biểu tình ở Thái Bình đã diễn ra cách đây mấy chục năm rồi, vào thời kỳ bắt đầu đổi mới. Nếu nhìn bề ngoài thì rõ ràng là một cuộc bạo loạn của nông dân. Nhưng sau khi đi sâu sát thực tế, chính các nhà lãnh đạo thời đó thấy rõ hai mặt của vấn đề: có vấn đề về tổ chức xã hội, có vấn đề kích động, có vấn đề do người dân chưa được tuyên truyền đầy đủ, nhưng ngược lại cũng phát hiện nhiều sai sót trong bộ máy cầm quyền. Đương nhiên Nhà nước phải làm sao để triệt tiêu những yếu tố tiêu cực, hiểu theo nghĩa là có hại cho Nhà nước, để từ đó kích thích, tổ chức lại xã hội theo hướng có lợi cho mình.
Những cuộc biểu tình ở các nước phát triển chính là góp phần sắp xếp lại xã hội: người dân vẫn được thỏa mãn điều của họ, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ. Người cầm quyền nào mà khôn ngoan thì họ sẽ triệt tiêu dần những yếu tố không có lợi và phát huy những mặt có lợi cho họ.
Đến lúc này, biểu tình là quyền phổ quát của thế giới, chúng ta không thể không thừa nhận được. Không lẽ ở trong nước đang đấu tranh chống hiện tượng luật treo, tức là luật không đi vào đời sống được vì không có văn bản hướng dẫn, không lẽ để cả Hiến pháp treo à? Hiến pháp 65 năm nay đã đề rõ quyền ấy, mà lại chưa được cụ thể hóa bằng một văn bản nào để người dân vừa thực thi quyền đó, nhưng thực thi trong khuôn khổ pháp luật. Và Nhà nước cũng có căn cứ pháp luật để ứng phó với các cuộc biểu tình.
RFI: Thưa ông Dương Trung Quốc, nếu nhìn kỹ thì quyền biểu tình này có liên quan đến những quyền khác, chẳng hạn như quyền lập hội, vì thường biểu tình là theo lời kêu gọi của một tổ chức, một công đoàn hay một hiệp hội. Cùng một lúc với Luật biểu tình, chúng ta có cần phải bàn về quyền lập hội?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Quyền lập hội cũng đã được soạn thảo và được đem ra bàn thảo ở Quốc hội từ rất lâu rồi, nhưng đương nhiên những người lãnh đạo ý thức được tính chất nhạy cảm của nó, nhất là trong thời kỳ thế giới rất phức tạp như hiện nay, Việt Nam hội nhập thế giới về rất nhiều yếu tố. Nhưng không phải vì lý do ấy mà chúng ta không làm. Có điều phải có một lộ trình đúng, có một giải pháp tốt. Tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam đã kế thừa được cả một truyền thống khá lâu dài, được thể hiện trong thời kỳ chiến tranh, tức là biết đoàn kết, tổ chức mọi lực lượng xã hội. Nếu biết khai thác những tổ chức chính trị và biết tin vào dân thì có thể tìm ra giải pháp tốt ngay trong bối cảnh hiện nay. Ở Quốc hội cũng đã có đại biểu nói là chưa cần có luật về hội, nhưng trên thực tế đã có hàng trăm hội rồi, cho dù vẫn còn nằm trong khuôn khổ của một tổ chức chính trị là Mặt trận Tổ quốc. Nếu có luật thì có phải là hội sẽ được phát triển một cách lành mạnh hơn không?
Đương nhiên khi nói vấn đề đó thì tôi cũng ý thức được tính nhạy cảm, nhạy cảm từ trong nhận thức, từ người dân cho đến lãnh đạo, nhạy cảm từ trong thực tiễn, diễn biến xã hội ngày càng phức tạp, trong một thế giới ngày càng biến động như hiện nay. Nhưng không phải vì thế mà bảo rằng chúng ta chưa đủ trình độ để được hưởng quyền này, mà phải bắt tay vào nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo, để làm sao đạt mục tiêu thực thi quyền này, những vẫn bảo đảm lợi ích của xã hội, kể cả của chế độ nữa.
RFI: Thưa ông Dương Trung Quốc, Luật biểu tình cũng đặt ra vấn đề về quyền tự do ngôn luận, bởi vì khi người dân biểu tình thì thường là để phản đối một chính sách, hoặc phản đối chính phủ về một vấn nào đó. Trong khi ở Việt Nam thì quyền tự do ngôn luận còn bị hạn chế bởi những điều khoản trong luật hình sự, cụ thể là điều 88 về tội “ tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam ”. Làm sao có thể dung hoà quyền tự do ngôn luận liên quan đến quyền biểu tình với những điều khoản đó của luật hình sự.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Có lẽ chúng ta đang bàn đến những luật chưa có và kể cả khi có luật rồi thì phải hiểu luật đó như thế nào. Luật báo chí đã có rồi, nhưng vận dụng như thế nào thì có những vấn đề của mỗi một thời kỳ lịch sử. Bây giờ chúng ta đừng liên hệ quyền biểu tình với quyền tự do báo chí. Tự do báo chí thì ít nhất đã có luật rồi, còn vận dụng như thế nào thì là cả một quá trình vận động của nó, kể cả từ nhận thức của Nhà nước về quyền của người dân, như thế nào là quyền tự do báo chí, nói như thế nào, có “lề phải” “lề trái” hay không, cho đến ý thức của người làm báo. Tôi nghĩ đây là hai việc rất khác nhau. Ta đang bàn đến chuyện là có Luật biểu tình hay không, chứ không bàn về Luật báo chí.
RFI: Thật ra đây không phải là nói về tự do báo chí mà là quyền được phát biểu, vì khi biểu tình thì người ta sẽ hô các khẩu hiệu, giuơng các biểu ngữ...
Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi xin nhắc lại vấn đề đây là vận dụng luật pháp, cả phía Nhà nước là cơ quan quản lý và bản thân người làm báo. Anh cũng thừa hiểu là hệ thống báo chí ở Việt Nam theo truyền thống là một vũ khí tuyên truyền. Bước sang thời kỳ hiện nay, những tiêu chí nào để xác định thế nào là tự do báo chí thí đó là cả một quá trình vận động. Ai cũng mong muốn là nó ngày càng nới rộng hơn, nhưng mỗi quốc gia có những nét đặc thù, có hoàn cảnh riêng. Cón quốc gia đó có hội nhập với tiêu chí chung của thế giới chưa, đó là cả một quá trình phấn đấu.
RFI: Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã đề xuất Luật biểu tình, nhưng ông lại giao cho Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Điều đó có đáng quan ngại hay không, vì Luật biểu tình liên quan đến các tổ chức quần chúng, mà trên hết là Mặt trận Tổ quốc.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Việc giao cho các cơ quan hành pháp soạn thảo luật đã trở thành thông lệ ở Việt Nam từ lâu rồi, mặc dù là bây giờ Quốc hội cũng khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp hoặc các cá nhân đưa ra sáng kiến luật pháp. Nhưng làm được điều đó là cả một quá trình, liên quan đến nhân lực, nghiệp vụ.
Dù cho cơ quan công an là nơi có liên hệ trực tiếp nhất về vấn đề này, họ có nhiều kinh nghiệm. Đương nhiên người ta sẽ e ngại rằng họ sẽ đứng về phía một lợi ích nào đó. Điều đó có thể xảy ra. Nhưng quan trọng là Quốc hội. Quốc hội có thể hiện được vai trò của mình hay không.
Trong quá trình soạn thảo đương nhiên là cần có sự tham khảo của những tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có liên quan, như Mặt trận Tổ quốc. Thế còn Quốc hội tham gia đến mức độ nào, thể hiện đến mức độ nào bản lĩnh, nhận thức, sự đồng thuận của mình trong quyết định cuối cùng hay không. Đó lại là vấn đề tiếp theo.
RFI: Theo ông, Luật biểu tình khi nào mới có thể được thông qua?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Về thời gian thì tôi không thể nói được vì nhất là cơ quan soạn thảo do chính phủ chủ động tổ chức. Tôi chỉ mong muốn là quá trình ấy thu hút được nhiều ý kiến, càng rộng rãi bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, để luật đi sát với đời sống hơn và gần với những giá trị phổ quát hơn. Cuối cùng vẫn là trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội là những người thông qua luật.
Luật này chắc chắn là rất nhạy cảm, cho nên nó rất cần thiết, nhưng cũng phải có một lộ trình, có sự thận trọng nhất định. Cả về phía nhu cầu người dân, cả về phía nhu cầu Nhà nước sẽ quyết định khi nào luật này ra đời.
RFI: Xin cám ơn ông Dương Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét