Theo Dân Làm Báo
Hành Khất (danlambao) - Hai chữ "huyền thoại" đã tạo nên những sự kiện dường như trái ngược, hay thêm bớt, theo chỉ đạo lèo lách một cách rất sáng tạo trong sáng tác qua cảm hứng được phóng bút của người viết. Tất cả tạo nên "huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên Biển" như là một trong hàng ngàn "huyền thoại" khác được sản xuất trong suốt nhiều thập niên qua...
*
Sự kiện (1) : thời điểm chuyển hướng
Sự kiện (2) : thời điểm bị địch phát hiện, vượt thoát và thả hàng
Sự kiện (3) : đối địch
Sự kiện (4) : quyết định hủy tàu
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Anh có ý định phá vòng vây bởi ngoài khơi dễ cơ động, nếu cần thì áp sát tàu địch và cho nổ tàu tiêu diệt bọn chúng. Nhưng rất không may, lúc đó máy tàu hỏng nặng. Ý định phá vòng vây không thành.
" Anh chỉ huy cho tàu di chuyển vào sát bờ. Lúc đó chừng 2 giờ 20 phút, tàu cách bờ hơn 100 mét, anh tổ chức đưa người đã hy sinh và bị thương vào bờ, sau đó ra lệnh chuẩn bị điểm hỏa cho nổ tàu."
"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
" Biết không thể thoát khỏi vòng vây của địch được nữa, Nguyễn Phan Vinh hội ý với anh em và ra quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch."
"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Thấy tàu Việt Cộng hành động quyết liệt, các tàu địch còn lại không dám lại gần. Đây là thời cơ để chúng tôi thực hiện phương án 3, hủy nổ tàu để bảo đảm bí mật về “đường mòn trên biển”."
Theo "NPV, bản hùng ca bất tử" vì lúc đó máy tàu hư nặng không thể phá vòng vây ra ngoài khơi, nên phải bắt buộc cho nổ tàu, sau khi tải người đã hy sinh và bị thương vào bờ trước.
Nhưng theo "Nhớ mãi tên anh" thì cho rằng vì cuộc chiến không cân sức, và biết rằng không thể thoát khỏi vòng vây - có thể không phải con tàu bị hư hại nặng - nên Thuyền trưởng NPV "phải hội ý" và cuối cùng quyết định hủy tàu.
Và theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" vì các tàu địch còn lại không dám đến gần, nên tàu 235 lợi dụng thời cơ đó, thực hiện phương án 3 là hủy tàu, dù đã chống trả một cách quyết liệt.
Qua 3 đoạn trích trên cho cùng một sự kiện, nhưng sự việc diễn tiến hoàn toàn mâu thuẫn nhau qua các lý do cho thực hiện phương án hủy tàu. Vấn đề có thể đặt ra là "sự kiện hủy tàu có thực sự xảy ra không, hay chỉ là cách ngụy tạo để che giấu cho sự thất bại chiến dịch vận chuyển vũ khí làm hao tốn tài vật và đồng thời mượn cớ nhằm đánh bóng thêm những thành tích anh hùng của đảng ?"
Những con tàu dù đến được bến hẹn hay không nhưng một khi bị phát hiện là không còn cách vượt thoát ra khơi. Vì tốc độ của một con tàu để vận chuyển hàng hoá nặng như xe tải loại kéo thì tốc độ không thể nhanh hơn những con tàu duyên tốc đĩnh, hay tuần duyên hạm v.v, dù giả như lúc đó con tàu sắt hoàn toàn không có hàng hóa, thì cũng không thể nào vượt thoát vòng vây với hỏa lực mạnh gấp nhiều lần trên biển và trên không. Đó là những chuyến tàu dường như khó có thể trở lại ! Chỉ còn cách duy nhất là hủy tàu.
Theo wikipedia, "Action of 1 March 1968", có đoạn như sau :
"At 0230, 1 March, five 81-millimeter mortar rounds from PCF-47 were direct hits and the trawler exploded with a massive explosion due to the munitions aboard"
Tạm dịch : "Lúc 2 giờ 30 sáng, ngày 01 tháng 3, năm loạt đạn súng cối 81 mm từ PCF-47(duyên tốc đĩnh) đã rơi đúng mục tiêu và tàu đánh cá phát nổ với sự bùng phát to lớn do vũ khí trên tàu"
Sự kiện (5) : bối cảnh lúc hủy tàu
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Anh chỉ huy cho tàu di chuyển vào sát bờ. Lúc đó chừng 2 giờ 20 phút, tàu cách bờ hơn 100 mét, anh tổ chức đưa người đã hy sinh và bị thương vào bờ, sau đó ra lệnh chuẩn bị điểm hỏa cho nổ tàu."Anh Vinh, Thứ và tôi cài kíp nổ ở khoang máy, các vị trí khác do Khung, Thật, Mai đảm nhiệm. Kiểm tra xong lần cuối, chúng tôi nhảy xuống nước bơi vào bờ. Tôi được giao nhiệm vụ nếu tàu không nổ phải quay lại kiểm tra các kíp nổ"
"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
"Thuyền trưởng Vinh cho tất cả anh em bơi vào bờ trước, còn anh và thợ máy Ngô Văn Thứ ở lại chuẩn bị các loại kíp nổ và trực tiếp điểm hỏa khối thuốc nổ hủy tàu rồi bình thản nhảy xuống nước bơi vào bờ...."
"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Ở lại tàu lúc đó, theo trí nhớ của tôi còn Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và các đồng chí: Hàng hải, điều khiển 2 máy trước, điều khiển hai máy sau, 2 đồng chí pháo thủ súng máy 14,5mm, đồng chí pháo thủ ĐKZ và tôi."
"… Người đánh bộc phá khoang máy trước là anh Vũ Long An. Người đánh bộc phá khoang mũi tàu là anh Hà Minh Thật. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đến từng vị trí kiểm tra và động viên từng người."
Trong bối cảnh trước khi hủy tàu, theo "NPV, bản anh hùng bất tử" viết rằng sau khi tải những người đã hy sinh và bị thương vào bờ, NPV và một người tên Thứ cùng tác giả tên Long An lo việc gài kíp nổ ở khoang máy, trong khi ba người khác lo những vị trí còn lại. Sau đó, cả 5 người cùng nhảy xuống nước bơi vào bờ.
Nhưng theo "Nhớ mãi tên anh", NPV cho tất cả bơi vào bờ trước, chỉ còn người thợ máy tên Thứ và chính Thuyền trưởng_ không phải là 5 người như đoạn trên đã nói ở lại để chuẩn bị các loại kíp nổ và trực tiếp điểm hỏa, rồi mới nhảy xuống nước.
Và tác giả Lê Duy Mai, cũng là thợ điện, kể lại trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" thì cho rằng người đánh bộc phá khoang máy trước là Vũ Long An - không phải là NPV và người tên Thứ -, và người lo khoang mũi tàu là Hà Minh Thật. Thuyền trưởng NPV chỉ kiểm tra và động viên.
Nếu cho rằng những ngưởi kể lại trong 3 bài viết có thể nhớ lộn vài chi tiết vì quá lâu hay tình hình lúc đó quá căng thẳng, nhưng thật ra qua nhiều đoạn trong bài cho thấy rằng họ nhớ rất tỉ mỉ những sự kiện khác, ngay cả nhận thấy sự "bình tĩnh" của NPV nhảy xuống nước như trong "Nhớ mãi tên anh" đã kể. Những chi tiết khá đơn giản nầy nhưng trái ngược nhau, khiến người đọc càng thêm bối rối, nhất là khi muốn tìm hiểu thêm tài liệu để viết bài.
Trong lúc con tàu 235 bị bao phủ bởi những loạt pháo, và tràng đạn bắn xả liên tục của kẻ địch từ trên không và trên biển, nhưng họ "vẫn có thể bình tĩnh" tổ chức đưa "5 cán bộ, chiến sĩ trên tàu đã hy sinh, 2 người bị thương nặng, 7 người bị thương nhẹ" vào bờ trước, như trong "NPV, bản anh hùng bất tử" viết; thì quả thật là một là việc rất anh hùng… "khó tưởng" như trong mấy phim ảnh dàn dựng cốt chuyện cho thêm phần gai go và hấp dẫn; nhất là trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi, cấp bách, và nguy kịch lúc đó nhưng phải tải tất cả là 14 người xuống xuồng bơm hơi cao su. (cũng như những sự kiện trên, sẽ được chứng dẫn thêm sau về sự thật xảy ra như thế nào).
Sự kiện (6) : bối cảnh sau khi lên bờ
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Mười ngày phơi dưới nắng, không lương thực, không nước uống, chúng tôi kiệt sức. Ngày thứ 11, Khung đi tìm nước uống, rồi không trở về. Sau này mới hay Khung bị địch bắt. Ngày thứ 12, chúng tôi liên lạc được với du kích ở bến. Mọi người quay lại đón anh Nhi đang nằm trong rừng"
"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
"Cuộc chiến đấu trên bộ giữa thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng thợ máy Ngô Văn Thứ với bộ binh địch diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng địa hình, địa vật, các anh đã tiêu diệt nhiều tên địch. Cuối cùng, do vết thương ngày càng nặng, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thợ máy Ngô Văn Thứ đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, rồi anh dũng hi sinh..."
"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"sau khoảng 7, 8 ngày lẩn tránh các cuộc truy lùng của địch, anh Mai Văn Khung đi tìm nước cho anh Nhi uống thì bị địch phát hiện. Chúng tôi nổ súng quyết chiến với quân địch. Anh Nhi hy sinh tại chỗ còn anh Khung sau đó bị thương. Gần đây tôi được biết, anh Khung bị địch bắt rồi đày đi Phú Quốc"
Theo "NPV, bản hùng ca bất tử", số còn lại sau khi rút lên bờ là 9 người -5 người đã hy sinh, 2 người bị thương nặng, và 7 người bị thương nhẹ, còn lại 6 người không thương tích lo việc gài kíp nổ. Như vậy, có tất cả là 11 người đã hy sinh trong tổng số ban đầu là 20 người - có thể là 5 người trước đó, thêm 2 người bị thương nặng, và 4 người bị thương nhẹ. Số còn lại là 6 người không thương tích và 3 người bị thương, phải chiến đấu quyết liệt với kẻ địch đang kéo đến trên bờ. Thuyền trưởng NPV và người tên Thứ đã phải chịu hy sinh để chận đứng nhiều cuộc tấn công. Chỉ còn lại 7 người phải lẩn trốn và chịu đựng 10 ngày phơi nắng, không lương thực, nước uống, ngay cả thuốc men, băng bó. Đến ngày thứ 11, người tên Khung đi tìm nước và rồi không về; sau nầy mới biết là bị địch bắt. Cuối cùng, 7 người cũng được trở về miền Bắc hơn 6 tháng vượt Trường Sơn, sau khi bắt liên lạc với du kích và tịnh dưỡng một thời gian.
Trong "Mãi nhớ tên anh" thì không… nói đến việc vượt Trường sơn trở lại miền Bắc, cũng như thời gian lẩn tránh, hay chuyện về người tên Khung.
Nhưng theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" cho rằng số 7 người còn lại phải lẩn tránh trong 7,8 ngày - không phải là 10 ngày như được nói ở trên. Và cuộc chiến trên bờ chỉ xảy ra sau khi Khung đi tìm nước bị địch phát hiện. Sau đó Khung bị thương - có thể bị bỏ lại, nên tác giả không biết Khung đã hy sinh hay bị bắt - đến mãi sau nầy mới được tin : "Khung bị địch bắt rồi đày đi Phú Quốc" .
Sức con người luôn có hạn, dù có thể nhịn ăn nhưng không thể không uống nước trong 10 ngày liên tục như trong "NPV, bản hùng ca bất tử" đã kể. Và 3 người bị thương, không có thuốc men để băng bó, trong vùng bùn lầy mà vẫn có thể chịu đựng được; thì điều nầy lại phải đặt thêm nghi vấn. Vì với một vết thương bằng súng đạn như vậy, trong vòng 3 ngày đã hóa mủ và bắt đầu ung thúi. Ngoài ra không được ăn uống trong nhiều ngày - cơ thể dần mất khả năng chịu đựng, tự bảo vệ, và hàn gắn vết thương - thì khó bảo toàn phần cơ thể còn lại. Và giả như được may mắn sống sót, phần cơ thể đó chắc chắn phải bị cắt bỏ; nhưng trong tình hình bấy giờ, không có thuốc men thì dễ gì làm phẫu thuật dù với dụng cụ thô sơ.
Riêng về câu chuyện người tên Khung lại mâu thuẫn nhau, cũng như sự kiện xảy ra trận chiến trên bờ hoàn toàn khác biệt về giai đoạn thời gian : trước hay sau khi Khung bị phát hiện? Nhưng trong "NPV, bản hùng ca bất tử" mô tả lại trận chiến rất chi tiết như khẳng định rằng sự việc đó là thật và đã xảy ra trước khi Khung bị bắt.
Một trận chiến không kém phần náo động, với : "… máy bay đến bắn phá ven biển, nhằm dọn đường cho bộ binh bao vây, bắt sống các thủy thủ tàu 235" và "Địch lập tức đổ quân lùng sục. Thuyền trưởng Vinh và thợ máy Thứ chốt ở đó, kiên cường chống trả, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch,…", thì khó có thể làm người ta dễ dàng quên đi vài chi tiết, bao gồm sự việc về người tên Khung.
Sự kiện (7) : bản tin không chứng cứ
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Về sự kiện này, tạp chí “Lướt sóng” của Hải quân quân đội Sài Gòn viết: “Mười hai chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Hoa Kỳ cùng quân lực Việt Nam cộng hòa có phi cơ yểm trợ, đụng độ ác liệt với một tiểu đoàn Việt Cộng (thực chất chỉ có 20 thủy thủ) gan góc và thiện chiến trên con tàu chở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập và tiếp tế cho mặt trận giải phóng. Họ đã nổ súng đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay họ tự hủy, không để lại một dấu vết”..."
Đây lại một là bản tin không chứng cứ hay chỉ nói qua loa về nguồn dẫn, nhưng nó cũng dễ khiến người đọc tin là thật vì đa số đọc giả không hiểu biết rõ ràng về những danh từ dùng trong quân đội như tiểu đoàn, chiến hạm, phi cơ, nếu không có những hình ảnh cụ thể, hay vài lời chú thích. Họ khó có thể hình dung 1 tiểu đoàn như thế nào, ngoại trừ cho họ một khái niệm về con số, hay một chiến hạm to lớn được trang bị ra sao, nếu chưa từng được nhìn thấy qua hình ảnh, hay khoảng tróng trong khoang của một con tàu vận chuyển hẹp rộng như thế nào, cùng với 14 tấn vũ khí, và khả năng hủy hoại của một chiếc phi cơ chiến đấu đến mức nào, so với máy bay tuần thám.
Để chú giải phần nào, theo wikipedia cho biết, một tiểu đoàn có khoảng 300 đến 500 người. Nhưng cũng có thể lên đến 800 người, tùy tình hình và hoàn cảnh của mỗi quốc gia qua cách phân chia trong quân đội của họ. Đơn giản hoá, người ta có thể dùng con số 400 cho một tiểu đoàn.
Theo tài liệu "Lực Lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa" trên http://hqvnch.net/default.asp?id=502&lstid=62, hải quân của VNCH có tất cả là 20 tuần duyên hạm trong khoảng 1963--1967, và 7 tuần dương hạm trong khoảng 1971--1972. Vì vậy, theo bản tin, có thể xem như chỉ có tuần duyên hạm tham gia, lúc đó. Và phải vận động gần như toàn bộ lực lượng hải quân để vây đánh… một tàu sắt vận chuyển hàng hóa với 20 thủy thủ (?). Và một chiếc quân vận đĩnh chỉ có thể chứa khoảng 100 người; như vậy cần đến 4 chiếc cho một tiểu đoàn khoảng 400 người. Nhưng theo bản tin viết, con tàu sắt đánh cá chuyên chở cả "một tiểu đoàn Việt Cộng" (?)
Theo tài liệu "Lực Lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa" trên http://hqvnch.net/default.asp?id=502&lstid=62, hải quân của VNCH có tất cả là 20 tuần duyên hạm trong khoảng 1963--1967, và 7 tuần dương hạm trong khoảng 1971--1972. Vì vậy, theo bản tin, có thể xem như chỉ có tuần duyên hạm tham gia, lúc đó. Và phải vận động gần như toàn bộ lực lượng hải quân để vây đánh… một tàu sắt vận chuyển hàng hóa với 20 thủy thủ (?). Và một chiếc quân vận đĩnh chỉ có thể chứa khoảng 100 người; như vậy cần đến 4 chiếc cho một tiểu đoàn khoảng 400 người. Nhưng theo bản tin viết, con tàu sắt đánh cá chuyên chở cả "một tiểu đoàn Việt Cộng" (?)
Với một con tàu vận chuyển đầy hàng như hình ảnh ở trên, khó có thể nào dồn thêm cả 400 người trong khoang. Và cứ giả như là vậy, lực lượng chiến đấu của 1 tiểu đoàn chỉ bám vào một con tàu sắt đơn sơ, chậm chạp như thế, chỉ là cách tự sát tập thể. Theo như bản tin, ngoài 12 chiến hạm, và hàng chục hải thuyền, còn có thêm phi cơ - không phải là loại thám thính - thì đó là một trận thư hùng kinh hoàng không kém.
Thật ra, với khả năng của 1 chiếc phi cơ, cũng đủ đánh chìm con tàu sắt cùng 1 tiểu đoàn của nó trong chớp nhoáng, vì tàu sắt vận hàng, dĩ nhiên không được trang bị hỏa lực như một tàu chiến và sự chính xác của lằn đạn từ người trên tàu cầm súng bắn lên phi cơ thì rất mong manh . Vã lại, không một vị chỉ huy nào nghĩ rằng họ sẽ vận dụng một lực lượng to lớn đến vậy để chỉ đối phó với một con tàu sắt vận hàng vì trong trách nhiệm và bổn phận của người thừa hành có cấp bậc, bao gồm cả việc chi tiêu về chiến phí để tiết kiệm quân nhu và phí tổn không cần thiết, và sự điều quân thích hợp để tránh sự hao hục lực lượng.
Nếu một bản tin như vậy đăng trên tạp chí "Lướt sóng" của quân đội VNCH, thì chỉ có trong mục truyện vui cười, vì không một quân nhân nào trong quân đội VNCH nói chung, và hải quân nói riêng, thiếu kiến thức để nhận thấy sự lố bịch trong ngụy tạo như vậy. Đó là chưa nói, trong binh chủng hải quân, hay những binh chủng khác, phóng viên quân đội được đào tạo bằng trường lớp chuyên nghiệp, sau khi đỗ đạt qua hai kỳ thi tú tài toàn phần với số điểm bình (hạng thứ, hạng bình, hạng ưu). Từ đó, người ta có hiểu được một khía cạnh nhỏ như thế nào về điều kiện để trở thành một sĩ quan hải quân, hay trong binh chủng khác.
Tóm lại, chỉ cần đọc sơ qua bản tin trên, một người lính VNCH không cấp bậc, cũng hiểu rằng đó là một bài viết thiếu hiểu biết cơ bản về quân đội và chiến trận. Vậy tác giả nào dám nghĩ đến chuyện đăng lên một tạp chí hải quân như vậy mà không cảm thấy sự mê muội lố bịch của mình phơi bày sao ? Họa chăng, với bản tin như thế có thể dẫn dụ sự tin tưởng của những người dân đen cần cù mưa nắng, ví thiếu thời gian, điều kiện tự tìm hiểu thêm, ngoài trừ chỉ được đọc những bài báo tuyên truyền lá cải như tình trạng ở Việt Nam hôm nay. Cái đau của dân tộc cũng chính là sự thiếu hiểu biết trong dân chúng, khi nhà cầm quyền cố tình tạo một nền giáo dục u mê, ngụy tạo ngay cả trong lịch sử xa xưa, để có được những người "trung thành tuyệt đối với đảng" như trong "Đề Cương" nói về nhiệm vụ thứ 3 trong tình hình mới hôm nay (2011). Cũng có nghĩa là: "người dân không được quyền đặt bất kỳ nghi vấn gì với đảng", dù chỉ bắt đầu men nhóm trong tư tưởng mà đó là một đặc ân về trí não, của Thượng Đế ban cho con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét