Translate

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Huyền Thoại "Giả Tạo" của Đường Hồ Chí Minh trên Biển (1)

Theo Dân Làm Báo

Hành Khất (danlambao) "Cuộc thi tìm hiểu 'Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển" được đăng trên trang mạng thanhnien.com.vn, bắt đẩu nhận bài từ ngày 15/09/2011 đến 30/09/2011 với giải thưởng từ 10 triệu--1 triệu cho bài viết của tập thể hay cá nhân. Kèm theo, bên dưới trang là những tài liệu được "chỉ đạo" để tham khảo trên mạng baodatviet.vn, baomoi.com, và vnca.cand.com và một trang "Đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Mở Đường Hồ Chí Minh Trên Biển". Có lẽ, cũng vì hai chữ "huyền thoại" nầy, nên có những sự kiện dường như trái ngược, hay thêm bớt, theo chỉ đạo lèo lách một cách rất sáng tạo trong sáng tác qua cảm hứng được phóng bút của người viết.

A. Sơ lượt về "đường Hồ Chí Minh trên biển" 
        
Theo "Đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Mở Đường Hồ Chí Minh", trong khoảng giữa năm 1959 sau hiệp định Genève, với nhu cầu mở rộng chiến trường miền Nam để bành trướng chủ nghĩa cộng sản với sự trợ giúp của Liên Xô và Trung cộng trên vùng Đông Dương, đảng cộng sản Việt Nam thành lập"Đoàn công tác quân sự đặc biệt" - tiền thân của Đoàn 759 - với mục đích dùng đường biển để chuyên chở vũ khí được viện trợ bởi hai nước đàn anh vào miền Nam để hỗ trợ cho hai lực lượng : Bình Xuyên, các đảng phái quốc gia (Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng) và các giáo phái (Cao Đài, Hoà Hảo), và những người kháng chiến cũ là Việt Minh đóng ở miền Nam.

Theo ước tính của Mỹ, đa số cán bộ, đảng viên các ngành vẫn được bố trí ở lại lên đến 100.000 người (wikipedia, "Chiến Tranh Việt Nam", bảng tiếng Việt). Và từ đó nối tiếp những chuyến tàu gọi là "tàu không số" qua "đường Hồ Chí Minh trên biển" song song với "con đường mòn Hồ Chí Minh" bắt đầu khoảng đầu năm 1960. 

Bãi tiếp nhận đầu tiên là bến Vàm Lũng (Cà Mau), sau đó hàng loạt bến ven biển được thành lập trên khắp 4 vùng chiến thuật của miền Nam: bến Rạch Kiến Vàng (Cà Mau), bến Lộc An (Bà Rịa- Vũng Tàu), bến Hòn Hèo (Khánh Hoà), bến Vũng Rô (Phú Yên), bến Lộ Diêu (Bình Định), bến Đạm Thuỷ, Ba Làng An (Quảng Ngãi), bến Bình Đào (Quảng Nam), và ở các tỉnh Minh Hải, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre. Sau đợt tổng công kích Tết Mậu Thân, 1968, hoạt động của những con tàu số không bị thu lại trong vùng Sông Gianh - Quảng Bình và hàng tấn vũ khí, hàng hoá được chuyển tiếp bằng đường bộ. Tính đến trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, có khoảng hơn 33.000 tấn hàng được vận chuyển (khoảng trọng lượng của 825 xe tăng T54 hay 1.0000 xe hàng loại kéo).

Trong những "con tàu không số" tiêu biểu thường được nói đến là : 165, 56, 54, và 235, được Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định sử dụng để vận chuyển vũ khí tiếp sức cho mặt trận nằm vùng ở miền Nam để phân tán sự phản công trên nhiều mặt chiến trường truy nã của quân đội Việt Nam Cộng Hoà , sau thất bại trong trận đại chiến của cuộc tổng khởi nghĩa vào dịp Tết Mậu Thân (1968), nhằm bảo tồn lực lượng bộ đội chính uy còn lại đang rút lui về vùng Hạ Lào. Con tàu 235 được xem như "bản anh hùng ca bất tử", do Trung úy Nguyễn Phan Vinh điều khiển, cùng 19 cán bộ xuôi Nam trên vùng biển quốc tế và bãi chuyển hàng theo ước định là Hòn Hèo (Khánh Hoà), cách Nha Trang khoảng hơn mười hải lý. Đó là vùng kiểm soát của lực lượng tuần giang của Hải quân Hoa Kỳ, Nước Nâu (The Brown Water Navy) trong giai đoạn 1965--1970, với nhiệm vụ bảo vệ vùng ven biển từ cửa Việt (Quảng Trị, nơi gần vĩ tuyến 17) đến Nam Căn (tận cùng đất miền Nam) vòng qua đào Hà Tiên

B. Những sự kiện dị biệt qua 3 tài liệu tiêu biểu

Tuy nhiên, có những sự kiện khác biệt về câu chuyện con tàu 235, được xét từ 3 tài liệu tiêu biểu:

1. (Tài liệu được chỉ đạo) trên vnca.cand.com.vn, "Nguyễn Phan Vinh và tàu 235 - Bàn hùng ca bất tử", ra ngày 26/10/2006, của Bùi Thị Hương (Bào tàng Quân chủng Hải quân) là loạt bài viết "Chuyện người trong cuộc - Chân dung các thuyền trưởng tàu không số. Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" ra ngày 10/09/2011, của Trịnh Dũng--Thu Hương, trên mạng qdnd.vn.

2. Qua bài viết "Chuyện người trong cuộc -  Những trang đời huyền thoại. Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh", ra ngày 9/09/2011, của Phan Tiến Dũng, cũng trên qdnd.vn.

3. Qua lời bài viết kể lại của cựu chiến binh đoàn tàu không số "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", ra ngày 8/09/2011, của Lê Duy Mai, trên qdnd.vn.

Sau đây là những sự kiện dựa trên "Kỳ 4 : Nguyễn Phan vinh (NPV), bản hùng ca cất tử" được chọn lọc để có thể so sánh sự dị biệt, đôi khi cả mâu thuẩn, và sai sự thật trong cả 2 bài viết còn lại : 

Sự kiện (1) : thời điểm chuyển hướng

"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Tối 29/2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ. Phát hiện ra tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ 617 và 4 tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ý định bắt sống...

"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
"… ngày 29-2-1968, tàu 235 đến ngang vùng biển Nha Trang, thì phát hiện máy bay trinh sát địch lượn vòng quanh tàu rồi mất hút. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh nhận định tàu ta đã bị lộ nên cho anh em ngụy trang cẩn thận, chờ đêm tối chuyển hướng vào bờ, cả tàu chuẩn bị thả hàng sẵn sàng chiến đấu "

"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Trong suốt hành trình ngoài hải phận quốc tế, tàu địch và máy bay địch luôn thay phiên bám đuổi. Biết địch bám chặt, Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cho tàu chuyển hướng đánh lừa địch, khi thấy tàu và máy bay địch không “bám đuôi” nữachúng tôi mới chuyển hướng hành trình vào bến.

Trong "NPV, bản hùng ca bất tử" cho rằng khi tàu đến vùng biển Nha Trang, và chuyển hướng vào bờ, sau đó tàu địch mới phát hiện ra.

Nhưng trong "Nhớ mãi tên anh" lại viết, khi tàu đến vùng biển Nha Trang, thì phát hiện máy bay trinh sát địch, nên chờ đêm tối mới chuyển hướng vào bờ. Tương tự như trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", Lê Duy Mai kể rằng khi máy bay và tàu địch không theo bám nữa, họ mới chuyển hướng. Điều nầy xét ra hợp lý hơn, qua sự kiểm soát vùng biển quốc tế trong phạm vi mở rộng ngang qua của một nước, lực lượng hải quân của họ có quyền theo dõi khi phát hiện những con tàu đáng nghi ngại cho sự an ninh vùng bờ biển thuộc chủ quyền. Một khi bất kỳ con tàu lạ nào xâm nhập lãnh hải mà không thông báo xin phép trước, lực lượng hải quân sẽ theo đuổi chận xét.

Quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến trong khoảng thời gian 1965. Riêng lực lượng hải quân Hoa Kỳ, kết hợp với hải quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) đã bao phủ một hệ thống kiểm soát chặc chẽ với những đoàn tàu đủ loại được trang bị hỏa lực đủ mạnh, máy bay trinh thám và những mạng lưới radars, thì không thể không phát hiện được con tàu đi ngang qua trong hải phận quốc tế. Đó là chưa nói đến, những hình ảnh, bản vẽ trong danh sách tư liệu về những "con tàu không số" (dù số tàu có thể thay đổi, nhưng hình dáng được nhận diện khó đổi thay dù được ngụy trang bằng những tấm lưới cá, chày câu) qua chiến dịch Thời Thị Trường (Market Time)_ là một trong 3 chiến dịch nhằm đối phó với những cuộc chuyên chở vũ khí, xâm phậm vào miền Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh, đường biển, và đường bộ từ biên giới Lào.

Sự kiện (2) : thời điểm bị địch phát hiện,  vượt thoát và thả hàng

"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Tối 29/2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ. Phát hiện ra tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ 617 và 4 tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ý định bắt sống...
Biết đã bị lộ, Thuyền trưởng Phan Vinh khôn khéo điểu khiển tàu 235 luồn lách qua đội hình tàu địch và đến được bến Ninh Phước lúc 0 giờ 30 phút ngày 1/3. Anh quyết định thực hiện phương án hai, cho thả hàng xuống nước để quân dân ở bến mò vớt sau"

"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
"Kim đồng hồ chỉ đúng 23 giờ. Màn đêm đen đặc, tàu 235 đè sóng lướt tới. Khi cách Hòn Hèo khoảng chừng 6 hải lý thì bất ngờ gặp 3 tàu chiến của địch là Ngọc Hồi, HQ12, HQ617 và 4 chiếc khác dàn hàng ngang, triển khai đội hình phục kích thành thế bao vây hòng bắt sống tàu ta. Trước tình hình đó, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đã mưu trí chỉ huy các thủy thủ thả khói mù, khôn khéo điều khiển tàu luồn lách qua đội hình tàu địch đến đúng vị trí bến quy định thuộc xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa)"

"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Ngày 1-3-1968, tàu chúng tôi vào đúng bến Hòn Hèo, phát tín hiệu nhiều lần nhưng trên bờ không có tín hiệu đáp lại. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh quyết định neo tàu và thực hiện phương án thả hàng. Hàng vừa thả xong thì chúng tôi cũng phát hiện tàu địch đã bao vây tứ phía"

Theo "NPV, bản hùng ca bất tử", thời điểm bị địch phát hiện là lúc chuyển hướng thẳng vào bờ từ vùng hải phận quốc tế; sau đó tàu 235 "luồn lách qua đội hình địch" để đến bến hẹn Ninh Phước.

Nhưng theo "Nhớ mãi tên anh" , tàu 235 "bất ngờ" gặp những tàu chiến địch, và thêm chi tiết "thả khói mù", sau đó cũng do sự khôn khéo điều khiển tàu "luồn lách" qua đội hình tàu địch, đến bến hẹn Ninh Phước .

Và theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", tàu 235 vào đúng bến Hòn Hèo, nhưng không nhận được tín hiệu đáp lại, nên tàu thả hàng xuống nước khi vừa xong thi phát hiện tàu địch bao vây.

Sự kiện khi bị tàu địch phát hiện trong 3 bài viết hoàn toàn khác nhau, dù trong hai bài có vài phần dường như sao chép nhau, nhưng trong bài thứ 2 được thêm vào chi tiết "thả khói mù" để vượt thoát tàu địch đang bao vây. Theo tài liệu wikipedia, con tàu sắt- được chế tạo bên trung cộng, không phải từ hãng xưởng Hải Phòng hay bất kỳ vùng nào ở miền Bắc (sẽ nói và dẫn chứng thêm sau) - chỉ có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 12 hải lý/ giờ (trong khi tuần dương đỉnh của Hoa Kỳ và tàu tuần cao tốc có thể đạt từ 17-- 28 hải lý /giờ) thì làm sao có thể vượt thoát bằng cách "luồn lách" trước đội hình mạnh mẽ của hải quân địch. Cho dù có "thả khói mù", nhưng trên vùng biển mênh mông như vậy khói mù khó có thể nào bao phủ một khoảng rộng bao quanh để che chắn, và sẽ bị loãng rất nhanh theo sức gió, cộng thêm lực chuyển động của con tàu; ngoài ra, chưa nói đến hệ thống radar trên tàu địch không bao giờ có thể bị mù vì khói.      

Sự kiện (3) : đối địch

"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Các thủy thủ Thật, Phong liên tiếp dùng DKZ và 14 ly 5 bắn về phía tàu địch, một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần"

 "Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
 "Phía bên ngoài các tàu địch di chuyển khép chặt vòng vây. Trên không chúng huy động máy bay lên thẳng vũ trang yểm trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn ra quyết liệt"

 "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Chúng tôi dùng ĐKZ và súng máy 14,5mm bắn chìm và làm bị thương một số tàu địch"

Giữa một con tàu sắt vận chuyển hàng được ngụy trang thành tàu đánh cá và 8 tàu chiến tàu địch bao vây, thêm vào là máy bay trên không, quả là một cuộc chiến không cân sức như trong "Nhớ mãi tên anh" đã thừa nhận điều đó.

Theo wikipedia, "Action of 1 March 1968" có đoạn :

"Surveillance was continued by Market Time vessels until she crossed the 12 mile limit 28 miles northeast of Nha Trang.[1] Ignoring warning to heave to for boarding, the trawler continued on towards the beach. A South Vietnamese Navy patrol boat opened fire on the trawler and it quickly changed course and returned fire. Assisted by a U.S. Air Force AC-47 gunshipswift boats PCF-42, PCF-43, PCF-46, PCF-47, PCF-48 and two SVN junks sortied to help the patrol craft chase the trawler to a cove where it ran aground in the Hon Heo Secret Zone[4]


Tạm dịch : "Sự giám sát được tiếp tục bằng nhữncon tàu trong chiến dịch Thời Thị Trường cho đến khi con tàu(235) vượt qua 12 dặm giới hạn (hướng)28 dặm về phía đông bắc của Nha Trang. Bỏ qua sự cảnh cáo dừng lại đề lên tàu (kiểm soát), con tàu đánh cá vẫn tiếp tục hướng tới bãi biển. Tàu tuần duyên hạm của Hải quân miền Nam Việt Nam khai hoả và tàu đánh cá nhanh chóng đổi hướng và bắn trả lại. Được hỗ trợ bởi máy bay tuần thám có trang bị vũ khí AC-47 của Không quân Hoa Kỳ, những(5) Duyên tốc đĩnh PCF-42, PCF-43, PCF-46, PCF-47, PCF-48 và hai chiếc ghe hải thyền gổ (có gắn súng) của miền Nam Việt Nam chưa một lần xung trận để giúp con tàu tuần tra đuổi theo các tàu đánh cá vào vịnh nhỏ để bị mắc cạn trong Khu Hòn Hèo bí mật"




Theo tài liệu "NPV, bản hùng ca bất tử", có 3 con tàu HQ.12, Ngọc Hồi, và HQ.617 của Hải quân VNCH tham chiến, và 4 con tàu khác dàn hàng ngang. Nhưng theo "Sử Liệu" của Hải quân trên mạng hqvch.net cho biết rằng HQ.12-Ngọc Hồi là một tuần dương hạm. Và theo wikipedia, được trích đoạn ở trên, không nói rõ tên con tàu tham dự, ngoại trừ những duyên tốc đĩnh và một máy bay trinh thám được vũ trang_ không phải là "máy bay lên thẳng" như được nói đến trong "Nhớ mãi tên anh". Vì vậy có thể đoán rằng, chỉ một HQ.12 hoặc HQ.617 có mặt lúc đó. Dù vậy, lực lượng tham chiến cũng không nhỏ đối với một con tàu sắt đánh cá; do đó khó có thể nghĩ rằng sự phản công của con tàu sắt tạo nên hiệu quả như trong "NPV, bản hùng ca bất tử" viết : " một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần" hay như trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" thêm  : " bắn chìm và làm bị thương một số tàu địch" (sẽ được trích dẩn để chứng minh trong phần kế tiếp).  




Ps. Xin xem tiếp phần 2

Không có nhận xét nào: