Translate

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Ngư dân Việt Nam trên tuyến đầu trong việc tranh chấp lãnh hải

Theo DCV Online
Ben Bland - từ đảo Lý SơnCathy Lâm lược dịch


Khi ông Trần Hiền, người thuyền trưởng 31 tuổi của một tàu đánh cá Việt Nam thấy chiếc tàu lớn của Trung Hoa trong lúc tàu đánh cá của ông ta đang đi gần quần đảo Hoàng Sa đang nằm trong tranh chấp, ông Hiền biết một cách chính xác - những gì sẽ xảy ra.

Sĩ quan của sở ngư nghiệp Trung Quốc lên chiếc tàu dài 15 mét của ông Hiền, mặc dù cả hai bên không ai hiểu nhau vì bất đồng ngôn ngữ, những người sĩ quan Trung Hoa này đã tịch thu số cá và dụng cụ đánh bắt cá trị giá khoảng 3.000 đô-la từ tàu ông Hiền.

“Chúng tôi đang ở trong lãnh hải của Việt Nam và chúng tôi có quyền - mọi quyền hành xử ở đó – nhưng không có cách nào chúng tôi có thể chạy thoát họ,” ông Hiền kể lại sự cố xảy ra lúc 9 giờ sáng ngày 14 tháng Sáu.

Ông Hiền là một trong hằng chục người ngư dân Việt Nam bị tàu tuần tra Trung Quốc tịch thu ngư cụ, hải sản đánh bắt được hay ngay cả tàu đánh cá của họ trong năm nay, khi căng thẳng giữa hai nước láng giềng vì tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Nam Hải đang sùng sục.

Hà Nội cho rằng một số ngư dân Việt Nam bị tàu tuần tra Trung Hoa bắn và việc sách nhiễu ngư dân Việt Nam là vi phạm luật quốc tế. Bắc Kinh vẫn khăng khăng cho rằng họ chỉ bắt những người vi phạm chủ quyền của họ và không có giấy phép được cấp đúng đắn.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, có nội dung “bạn bè tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt”, đã chìm xuống mức thấp nhất trong thời gian gần đây theo những cáo buộc từ phía Việt Nam cho rằng Trung Quốc phá hoại tàu khai phá dầu của Việt Nam, gây nên những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên đường phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Sự tranh chấp ở vùng biển Nam Hải – bán phần hoặc toàn phần bĩ Brunei, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Đài Loan – có thể vì nhiều lý do thúc đẩy khác nhau, bao gồm một sự bất đồng chung về vấn đề biên giới và nhu cầu được đi qua vùng qua lại của hàng hải thương thuyền. Một số nước tin rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm tr6n một vùng biển chứa nhiều khoáng sản, tuy điều này chưa được ai chứng minh.

Ông Hiền biết một cách chính xác những gì sẽ xảy ra khi bị tàu tuần tra Trung Quốc ví ngay trong lãnh hải Việt Nam! Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Nhưng một nguồn căng thẳng lớn lao khác là vì vùng này được xem như là một nguồn tài nguyên thiên nhiên cốt yếu khác: cá.

Khoảng 10 phần trăm nguồn cá được cung cấp trên toàn cầu đến từ vùng biển này, theo Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, trong lúc có chừng một triệu chín (1.9) tàu đánh cá thường xuyên hoạt động trong vùng này, theo ông Simon Funge-Smith, một viên chức ngành ngư nghiệp cao cấp của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hiệp Quốc có văn phòng ở Băng Cốc cho hay.

Trong lúc Trung Quốc là nước tiêu thụ và cũng là xuất cảng cá lớn nhất thế giới, thì nền kinh tế Việt Nam dựa vào ngành ngư nghiệp này như là một nguồn thu nhập quốc gia. Hải sản là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ nhì của Việt Nam năm rồi, chiếm khoảng 7 phần trăm trong số 71 tỉ 6 hàng xuất cảng.

Mặc dù có sự nguy hiểm chờ chực từ tàu tuần tra Trung Quốc – đó là chưa kể chuyện thách đố khi đi đánh cá ở vùng biển thường hay bị bão tố – ông Hiền và người thuyền trưởng đánh cá bạn ông ta, tên Lê Tân - người đã bị tich thu tàu đánh cá trị giá 20.000 đô-la trong năm 2006 - vẫn có lý do tốt, chính đáng để tiếp tục đi đánh cá của họ.

Họ có thể thu được lợi tức khấm khá khi họ đánh được loại cá xuất cảng rất thịnh hành như là loại cá ngừ, cá mú và cá chỉ vàng, và họ không có nhiều sự chọn lựa ở một vùng mà nền nông nghiệp đã đạt đến gần hết khả năng tối đa.

Còn có một yếu tố cốt yếu khác nữa. Nhà nước Việt Nam, như những nhà nước khác trong vùng, đã thúc đẩy ngư dân của mình đi đánh cá xa bờ hơn nữa, nhằm làm giảm áp lực lên nền ngư nghiệp cận duyên vốn đã bị khai thác quá tải và cũng qua đó làm hậu thuẩn cho tính chủ quyền lãnh hải mà họ cho là của mình.

Nếu Việt Nam làm thinh, bằng lòng ngầm trước việc Trung Quốc cho vùng biển này là của họ, thì điều này sẽ “được xem là sự công nhận tính chủ quyền của Trung Quốc một cách hoàn toàn trong khu vực đang tranh chấp”, ông Nguyễn Đăng Thắng, một chuyên gia về luật biển viết trong một bài nghiên cứu mới đây cho Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratham của Singapore.

Việt Nam, như những nước khác, đã phụ cấp xăng dầu cho những tàu đi đánh cá xa bờ, cũng như cho vay với lãi nhẹ và những trợ giúp tài chánh khác dành cho chủ tàu đánh cá muốn nâng cấp máy tàu của họ. Bộ Nông nghiệp cũng đang làm việc cho một chương trình gắn máy định vị qua vệ tinh cho khoảng 3.000 tàu đánh cá hoạt động xa bờ biển Việt Nam.

Một số nhà phân tích đã đề cập đến chuyện nhà nước có thể trợ cấp tiền bạc trực tiếp cho ngư dân – những người dám mạo hiểm đi đánh cá trong những khu vực có nguy cơ bị bắt bởi tàu tuần tra Trung Quốc nhất. Viên chức nhà nước địa phương cũng ngư ngư dân đã phủ nhận chuyện này.

Ông Hiền nói: “Cuộc sống của chúng tôi rất là khó khăn và chúng tôi ước mong có nhiều sự giúp đỡ hơn từ phía nhà nước.”


© DCVOnline

Không có nhận xét nào: