Translate

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Ái Quốc Đại Sư



Sau năm 1975, Trung Úy Đại và một số người lính Địa Phương Quân không chịu ra đầu hàng giặc thù Cộng Sản. Ông cùng với một số binh sĩ dưới quyền quyết định vào rừng để kháng chiến. Ông được người dân trong vùng là gia đình những người Bắc di cư vào Nam năm 1954 vốn là những người trung kiên với chính nghĩa quốc gia, năng lòng với Tổ Quốc hết lòng che chở.

Tuy nhiên vào thời điểm ấy, những kho lương thực an toàn ở miền Nam có đủ để nuôi sống dân miền Nam trong vòng 20 năm đã bị Việt Cộng dùng xe vận tải chở ra Bắc để trả nợ chiến tranh cho Tàu Cộng mà chúng đã vay. Người dân miền Nam đang no đủ bỗng lâm vào nạn đói nặng nề và trầm trọng. Trung Úy Đại và những người đồng đội không có đủ lương thực đã phải giải toán nghĩa quân. Những người bạn chiến đấu trốn về quê cùng với gia đình.


Trong vùng có ngôi chùa nhỏ tên là Phổ Quang Thiền Tự đã được xây dựng từ năm 1954 sau khi đồng bào Phật Tử miền Bắc di cư vào Nam. Những vị sư tu trong chùa đều là những vị sư cùng dân làng di cư năm xưa. Cuối năm 1975 trong chùa có thêm một vị sư pháp danh Tâm Đạo. Vào những buổi chiều, sau khi kinh kệ đã xong, ông thường hay đi bách bộ trong sân chùa, thỉnh thoảng ngước mắt nhìn lên trời buông những tiếng thở dài. Tâm Đạo đại sư chính là Trung Úy Đại ngày trước.

Vào một ngày cuối thu năm 1992, Tâm Đạo đại sư lâm bệnh nặng. Dân làng thương yêu ông đã đến bên giường bệnh của ông khá đông. Ông nhìn dân làng rồi nói:

-Bần tăng đã cùng bà con di cư vào năm 1954. Bần tăng cũng đã xông pha lửa đạn để chống lại giặc thù Cộng Sản, giữ gìn an ninh cho mọi người. Thế nhưng vận nước đảo điên nên bần tăng cũng xuôi tay. Bần tăng trông lên trời không thẹn với Trời Phật, với tiền nhân, nhìn xuống cũng không thẹn lòng với quân dân. Chỉ cầu mong sau khi mất được hỏa thiêu, thân xác rải lên ngọn suối Vọng Bắc ở trên núi.

Nói xong ông qua đời. Dân làng thương tiếc và khóc râm ran. Mọi người làm theo di ngôn của ông. Dân làng lập bàn thờ ông. Có người ghi hàng chữ “Ái Quốc Đại Sư” và dấu ở dưới bài vị của ông.


Phi Vũ


Không có nhận xét nào: