Translate

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Trung Cộng và Đài Loan: cá mè một lứa.




( Mượn đề tài để điểm sơ qua một số tội ác Cộng Sản )


Ngày 9 tháng 10 năm 2013, một nghị sĩ của đảo quốc Đài Loan tuyên bố là Đài Loan sẽ tiến hành thăm dò dầu khí tại đảo Ba Bình mà Đài Loan đặt tên là đảo Thái Bình. Tên nghị sĩ này cũng đã cho biết là vào ngày 7 tháng 10 năm 2013, một đội kỹ thuật viên dầu khí của Đài Loan đã đến đảo Ba Bình để xúc tiến việc thăm dò về địa chất để trong tương lai sẽ thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng quần đảo Trường Sa. Tưởng cũng nên nhắc lại đảo Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa mà Đài Loan đã ăn cướp từ năm 1956, nhân lúc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa còn là một chính phủ non trẻ. Hành động này của Đài Loan lại một lần nữa gây thêm sự xáo trộn và căng thẳng trên biển Đông.



Trước đây, vào thời điểm thập niên 1960 của thế kỷ trước, chính Đài Loan đã đầu tiên vẽ nên đường lưỡi bò hình chữ U, thế nhưng Đài Loan không đủ khả năng quân sự để thực hiện giấc mộng của chúng. Vào thời điểm đó, Trung Cộng còn trong giai đoạn bao cấp, vẫn còn là một nước Cộng Sản nghèo nàn và lạc hậu. Bên cạnh đó, tình hình chính trị và văn hóa ngay tại trong nước Trung Cộng vẫn còn nhiều bất ổn. Chúng ta cũng không quên rằng cuộc “cách mạng đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông tiến hành đã thất bại thảm hại. Tiếp theo là cuộc cách mạng văn hóa dẫn đến việc biết bao nhiêu ngưởi dân bị chết một cách oan khúc và tức tưởi. Có thể nói không ngoa  Liên Xô lúc bấy giờ khét tiếng là một nước Cộng Sản tàn bạo với tên tổng bí thư Nikita Krushchev. Sự tàn bạo của Krushchev so với Stalin là bên tám lạng người nửa cân. Thế nhưng Mao Trạch Đông so với hai người này còn tàn bạo hơn nhiều. Số nạn nhân bị chết về tay tên Cộng Sản Trung Cộng Mao Trạch Đông này lên đến mấy chục triệu người, nhiều gấp đôi số lượng nạn nhân của Stalin và Krushchev. Sau khi Mao Trạch Đông chết đi, sự tranh giành quyền lực dẫn đến vụ án “tứ nhân bang”. Đến lúc Đặng Tiểu Bình lên ngôi vị tổng bí thư, tay này vừa là một tên tàn bạo nhưng cũng là một tay có đầu óc tiến bộ. Sau khi Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, Đặng Tiểu Bình suy nghĩ là nếu cứ giữ mãi cung cách Cộng Sản cũ là sẽ bị thất bại. Chính y chủ trương cải cách, xây dựng mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà Cộng Sản Việt Nam cũng bắc chước rập khuôn theo. Chính nhờ mô hình kinh tế này mà đất nước Trung Cộng phát triển và giàu mạnh lên, Cũng vì sự giàu mạnh này mà Trung Cộng lại có hành động tham lam, học theo Đài Loan vẽ nên đường lưỡi bò chín đoạn, tạo nên tình hình tranh chấp căng thẳng tại biển Đông.


Cho nên, nhìn chung, ta có thể nói rằng cả Trung Cộng lẫn Đài Loan đều có lòng tham không đáy, đều là cá mè một lứa trong vấn  đề tranh chấp tại biển Đông trong thời điểm hiện nay.


Phi Vũ

Ngày 13 tháng 10 năm 2013

Không có nhận xét nào: