Trong tác phẩm “tắt đèn”, nhà văn
Ngô Tất Tố đã vẽ nên bức tranh ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời thuộc Pháp.
Cùng ý tưởng ấy, nhà văn Nguyễn Công Hoan với tác phẩm “Bước đường cùng” đã cho
ta thấy cái đen tối đến cùng cực của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn
ấy. Cả hai tác phẩm là những bản cáo trạng đanh thép xã hội nửa thực dân nửa
phong kiến đã làm cho người nông dân Việt Nam là những người cùng khổ dưới mấy
tầng áp bức.
Sau khi ra đi (không biết có phải là tìm
đường cứu nước hay là không?), Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa xã hội, quyết đưa chủ nghĩa này về trên đất nước Việt Nam cũng như Đông Dương thuộc Pháp và sau
này là toàn vùng Đông Nam Á. Sau những cuộc cách mạng mà các
sử gia của Cộng Sản Việt Nam gọi là “những cuộc cách mạng long trời lở đất”,
người Cộng Sản Việt Nam đã xây dựng “chủ nghĩa xã hội” ở miền Bắc Việt Nam đã
ngót nghét 69 năm và ở miền Nam Việt Nam cũng đã 39 năm,
thế nhưng tình cảnh người nông dân Việt Nam không những không khá hơn mà lại
rơi vào những thảm trạng đen tối đến đau lòng. Những vụ cưỡng chế đất để làm
giàu cho tầng lớp “tư bản đỏ” mới vừa trỗi dậy từ những người Cộng Sản đã làm
cho người nông dân bị mất nhà, mất cửa, mất đất, mất rộng nương càng ngày càng
nhiều hơn. Những thành phần tư bản đỏ đã sử dụng lũ côn đồ, lưu manh cũng như
những tên công an ác ôn đánh đâp người nông dân để cướp đất. Những người nông
dân trở nên trắng tay, gia đình tran nát trở nên những dân oan nằm vất vơ vất
vưởng ở Hà Nội để đòi hỏi công lý, thế nhưng công lý đã hoàn toàn không bao giờ
có trên đất nước Việt Nam Cộng Sản ngày hôm nay. Bức tranh nông thôn Việt Nam
ngày nay lại đen tối hơn thời thuộc Pháp mới là điều đau lòng cho những ai là
người có lương tri. Vụ nổi lên của anh em anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn là
một hồi chuông lớn báo động cho toàn thế giới thấy tình cảnh bi đát đến cùng độ
của người nông dân Việt Nam, họ không những bị dồn đến bước đường cùng mà còn
bị o ép đến độ hết còn lối thoát.
Những cuộc cách mạng “long trời lở
đất” của Cộng Sản Việt Nam đã thành công tốt đẹp!
Phi Vũ
Ngày 28 tháng 4 năm 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét