Ở các nước phương Tây, trong thế kỷ thứ 20, nền kinh tế phát triển càng ngày càng vượt bậc kèm theo là mức độ ô nhiễm môi trường càng lúc càng tăng cao. Cũng vì lý do đó, các nước Âu Mỹ có nền kinh tế phát triển đã quyết định cần phải phát triển công kỹ nghệ kèm theo là phải giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bởi lẽ nếu bầu khí quyển chúng ta đang sống bị ô nhiễm thì sẽ tác hại rất lớn đến sức khỏe của con người. Cho nên cả thế giới đã chọn ngày 5 tháng 6 hàng năm kể từ năm 1972 làm ngày môi trường thế giới.
Tuy các nước Âu Mỹ đã xem việc bảo vệ môi trường là quan trọng vì điều này là có liên quan đến bầu khí quyển của chúng ta đang hít thở mà nếu môi trường ô nhiễm còn ảnh hưởng đến khí hậu tòan thế giới nữa. Lâu nay chúng ta thường nghe danh từ “hiệu ứng nhà kính” là để chỉ bầu khí quyển bị ô nhiễn làm cho “tầng ô zôn” của bầu khí quyển càng ngày càng “mỏng” dần đi. Mà tầng ô zôn của bầu khí quyển lại rất là quan trọng. Tầng ô zôn này giống như là một “filter” có nhiệm vụ “lọc” những tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời chiếu vào trái đất. Nếu tầng ô zôn này bị càng ngày càng mỏng đi thì tia tử ngoại có thể vào được trái đất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Trong các nước đang phát triển thì Trung Cộng là một quốc gia phát triển kỹ nghệ một cách rất là nhanh chóng đồng thời cũng là quốc gia xem nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường. Mới năm ngoái đây, thành phố Bắc Kinh là thủ đô của Trung Cộng mức độ ô nhiễm môi trường lên rất cao. Cả bầu trời Bắc Kinh bao phủ bởi một “màn mây ô nhiễm” đến độ tòa đại sứ Hoa Kỳ phải lên tiếng báo động những công dân Hoa Kỳ đừng nên đến du lịch tại Hoa Lục. Hiện nay nhà cầm quyền Cộng Sản của Bắc Kinh có nhiều cố gắng cải thiện môi trường thế nhưng mức độ ô nhiễm của Bắc Kinh vẫn còn nhiều và rất đáng lo ngại cho người dân Bắc Kinh và cho du khách.
Trtong thời điểm hiện nay, một thành phố khác của Trung Cộng cũng bị ô nhiễm trầm trọng là thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Trung Cộng. Khói mù bao phủ dày đặc cả bầu trời của thành phố Cáp Nhĩ Tân. Học sinh tại thành phố này không đến trường vì trường học đóng cửa. Nhà cầm quyền thành phố lo ngại học sinh đến trường trong lúc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
[Một blogger của thành phố Cáp Nhĩ Tân đã viết: “Bắc Kinh, bạn không còn đơn độc nữa. Bây giờ bạn đã có thêm chúng tôi”. Trích từ BBC tiếng Việt.]
Phát triển kỹ nghệ một cách bừa bãi, không chú ý đến vấn đề môi trường sẽ gây tác hại khủng khiếp như thế đó. Không biết là nhà cầm quyền Việt Nam có rút ra được bài học nào hay là không? Mà hình như là không bởi lẽ đã biết vụ tại nạn ở nhà mát điện hạt nhân ở bên Nhật mà vẫn còn quyết định tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Rõ ràng là “điếc không sợ súng” nhưng những tay lãnh tụ thì ở xa, chỉ có người dân đen là lãnh đủ mọi hậu quả sẽ xảy ra mà thôi.
Phi Vũ
Ngày 25 tháng 10 năm 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét