Translate

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Trông người mà nghĩ đến ta.

So sánh hai nước Nam Hàn và Bắc Hàn, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều điều cũng khá là thú vị và chúng ta có thể dùng đó để soi lại chính Việt Nam của chúng ta.

Nam Hàn và Bắc Hàn dĩ nhiên là cùng chung gốc gác là người Đại Hàn hay còn gọi là Cao Ly rồi. Hồi trước năm 1975, người miền Nam thường gọi Nam Hàn là Đại Hàn.

Theo Wikipedia, lịch sử Triều Tiên kéo dài từ thời kỳ đồ đá cũ đến ngày nay. Đồ gốm Triều Tiên được biết đến sớm nhất có niên đại khoảng 8000 năm trước công nguyên (TCN) và thời kỳ đồ đá mới bắt đầu trước năm 6000 TCN, tiếp theo là thời kỳ bạc khoảng 2500 năm TCN. Theo Tam quốc di sự (Samguk Yusa, 삼국유사, 三國遺事) và một số tư liệu thời trung cổ Triều Tiên, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Triều Tiên, trãi dài từ bán đảo Triều Tiên đến phần lớn miền Nam Mãn Châu, bắt đầu từ năm 2333 TCN dưới thời Cổ Triều Tiên (2333–108 TCN). Những dấu tích của loài người trên vùng đất này thì có từ sớm hơn nữa, cách đây hơn 70 vạn năm.

Sau sự tan rã của Cổ Triều Tiên, Triều Tiên bước vào thời kỳ phân tranh quyền lực mà đỉnh điểm là thời Tam quốc phân tranh gồm 3 nướcCao Câu Ly (Goguryeo), Bách Tế (Baekje) và Tân La (Silla) kéo dài từ năm 57 TCN đến năm 668 sau công nguyên (SCN). Đến năm 676,Tân La thống nhất hầu hết bán đảo Triều tiên. Trong khi đó, bộ hạ của nhà Cao Câu Ly thành lập vương quốc Bột Hải ở bắc bán đảo Triều Tiên vào năm 698. Năm 926, Bột Hải bị người Khiết Đan thôn tính; Triều Tiên lại rơi vào thời kỳ phân tranh Hậu Tam Quốc (892–935) với 3 nhà nước Hậu Cao Câu Ly, Tân La, Hậu Bách Tế
Nhà Cao Ly (918-1392) chấm dứt sự phân chia bán đảo Triều Tiên kéo dài gần 1000 năm sau công cuộc giành vương quyền Hậu Cao Câu Ly và thôn tính Tân La, Hậu Bách Tế. Năm 1392, Cao Ly sụp đổ và được thay thế bởi nhà Triều Tiên (1392–1897) và sau đó là Đế quốc Đại Hàn (1897–1910) trước khi bị người Nhật thôn tính vào năm 1910.
Sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt làm hai với ranh giới là vĩ tuyến 38: Miền Bắc - CHDCND Triều Tiên theo chính thể cộng sản và Miền Nam - Đại Hàn Dân Quốc theo chính thể tư bản. Hai bên đã đối đầu trực tiếp với nhau trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 và vẫn duy trì tình trạng chiến tranh đến ngày nay.

Nhìn lướt qua một cách tổng thể, người Cao Ly đã có một lịch sử lập quốc cũng đã rất lâu. Cao Ly cũng đã có trải qua các thời kỳ phát triển văn minh nhân loại, cũng đi dần từng bước như mọi giống dân khác sống trên quả địa cầu này. Những khai quật về thời đồ đá cách đây 70 vạn năm đã cho thế giới thấy được những dụng cụ thô sơ của người Triều Tiên cũng tương đồng với các sắc dân khác. Người Triều Tiên có một lịch sử lập quốc cũng khá là dài. Chỉ từ sau đệ nhị thế chiến 1945 đến ngày nay, hai nước Triều Tiên: Bắc Hàn và Nam Hàn đi theo hai hướng chính trị khác nhau do đó chỉ trong vòng một thời gian không dài lắm mà sự phát triển của hai miền có sự chênh lệch nhau rất là xa.

Nam Hàn hay Đại Hàn Dân Quốc theo chính thể dân chủ tự do lấy nền kinh tế tư bản là chính cho nên đã có những bước phát triển vượt bậc. Nền kinh tế của Nam Hàn vào thời điểm này đứng hàng thứ 10 trên thế giới, là nước đứng trong hàng ngũ những nước giàu có và công nghiệp phát triển vượt bậc. Những hãng xe hơi Huyndai, KIA, hãng điện tử Samsung...bây giờ đã có một chỗ đứng cũng tương đối vững chắc cũng như đã có những sự cạnh tranh với các công ty hàng đầu của thế giới. Những chiếc điện thoại cầm tay Galaxy của hãng Samsung đang dần dần từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới và đã có sự canh tranh ráo riết về kỹ thuật với hãng Apple của Hoa Kỳ. Đây cũng là niềm hãnh diện của người dân Nam Hàn.

Trong khi đó, Bắc Hàn theo thể chế Cộng Sản. Đã mấy mươi năm rồi, dân Bắc Hàn vẫn còn nghèo đói, thường hay được sự viện trợ “cứu đói” của Nam Hàn và các quốc gia khác trên thế giới. Mặc dù nghèo đói nhưng vẫn chơi ngông. Dân đói mặc dân nhưng nhà cầm quyền Bắc Hàn vẫn lo sản xuất vũ khí hạt nhân để hù dọa Nam Hàn và các nước chung quanh trong khu vực. Lâu lâu cứ đem vũ khí hạt nhân ra để mặc cả với Nam Hàn và các nước khác, một thời gian sau dân quá đói thì lại đi ngửa tay xin.

Chỉ nhìn hai đất nước Nam Hàn và Bắc Hàn cùng chung gốc gác tổ tiên, cùng chung lịch sử cội nguồn, cùng chung ngôn ngữ, cùng có một diện tích tương đối ngang nhau nhưng đi theo hai hình thức chính trị khác nhau đã dẫn đến sự khác biệt nhau một trời một vực về sự phát triển.

Nhìn hai nước của Triều Tiên rồi nhìn về đất nước Việt Nam cũng đã có giai đoạn lịch sử tương tự. Trước năm 1975 khi miền Nam có sự phát triển thì miền Bắc chạy theo chiến tranh nên vẫn còn đói nghèo và lạc hậu.Cho nên sau năm 1975, có nhiều nhà bình luận phát biểu một câu: “miền Bắc Cộng Sản chiến thắng miền Nam tự do là để giải phóng miền Bắc ra khỏi đói nghèo và lạc hậu” ngẩm nghĩ lại thấy hoàn toàn đúng và chính xác.

Chủ nghĩa Cộng Sản thế giới đã bị chôn vào mồ rồi cớ chi mà vẫn còn khư khư bám vào nó mãi?

Phi Vũ

Ngày 3 tháng 9 năm 2013 

Không có nhận xét nào: