Translate

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Vượt qua nỗi sợ


Bài phản biện của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên với Nguyễn Phú Trọng như là một “ngòi nổ” dậy lên một điều mà người dân Việt ở trong nước đã mấy chục năm rồi vẫn ấp ủ trong lòng: “vượt qua nỗi sợ”. Chúng ta hẳn còn nhớ nhà thơ Chế Lan Viên, một nhà thơ với những bài thơ trữ tình bất hủ, sau năm 1954 ở lại miền Bắc đã viết nên  bài thơ “không thật với lòng mình” khi ca tụng Hồ Chí Minh:

Người Đi Tìm Hình Của Nước
Tác giả: Chế Lan Viên

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây!

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đã tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người.

Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?...

Ơi, độc lập!

Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,

Bác thấy:

Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng.

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

Thế nhưng khi cuối đời của mình, trong những giây phút cận kề với cái chết, khi đã “vượt qua được nỗi sợ”, ông đã viết:
TRỪ ĐI!
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu? Một nửa
Cái cần viết vào thơ, tôi đã giết đi rồi!
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười,
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ.
Tôi giết cái cánh sắp bay… 
trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi
cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển.
Giết mưa và giết luôn cả cỏ 
mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, 
không có thịt của mình.
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi?
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi!
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình!

Hoặc:

BÁNH VẼ!

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui!
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì còn đâu dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn 
Như không có gì sảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm…

Chế Lan Viên khi gần cái chết thì mới thật với lòng mình cũng chỉ vì quá sợ, sợ cái đảng Cộng Sản ác ôn trù dập, sợ những tên Cộng Sản như những con ác quỷ, như loài dã thú giơ nanh múa vuốt chực cắn xé mọi người. Tấm gương của Nguyễn Hữu Đang bị Cộng Sản đày đọa là một đòn thù giáng lên thân phận một con người khiến mọi người sống dưới chế độ Cộng Sản phải e dè, sợ sệt, không còn dám có những phản biện đi ngược lại chủ trương của cái đảng ác ôn đang cầm quyền.

Mấy ngày gần đây, dư luận trong nước nhất là trên internet, trên những trang blog cá nhân, facebook, người ta bắt đầu phê phán, bắt đầu có những bài viết tấn công trực diện vào những kẻ đang “nắm giữ vận mệnh quốc gia” nhưng thực chất là đang làm hại đất nước. Đây là điều rất đáng mừng, rằng tiền đồ của đất nước, của dân tộc Việt Nam vẫn còn nhiều điều hy vọng cho tương lai.

Khi người dân Việt đã vượt qua được nỗi sợ, sẽ là lúc hoa dân chủ và hoa tự do sẽ đâm chồi nẩy lộc cho một Việt Nam dân chủ, độc lập, tự do và phú cường ở ngày mai không xa lắm!

Phi Vũ
Ngày 4 tháng 3 năm 2013

Không có nhận xét nào: