Trích dẫn tờ báo kinh tế Thế kỷ 21, xuất bản tại Quảng Đông, số ghi ngày 25/12/2012, nhật báo Đài Loan Taipei Times vào hôm nay (26/12) cho biết, ông Tưởng Định Chi (Jiang Dingzhi), tỉnh trưởng Hải Nam, cấp chủ quản của thành phố Tam Sa, xác định rằng, chính quyền Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư quy mô kể trên.
Đơn vị hành chánh này, mà trụ sở chính đặt trên đảo Vĩnh Hưng (tức Phú Lâm), chỉ mới được thành lập từ tháng Sáu vừa qua, với nhiệm vụ cai quản 80% vùng Biển Đông, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Sa đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Tờ báo Trung Quốc cho biết, một số công trình xây dựng đã bắt đầu, nhưng không cung cấp chi tiết. Vấn đề là ngoài các hạ tầng cơ sở, ngân sách dành cho Tam Sa cũng sẽ được dùng để chi phí cho việc phát triển ngành đánh cá và nhất là “thực thi luật pháp” trên biển, cụ thể là mua thêm tàu tuần tra và tàu tiếp tế.
Việc mua thêm tàu nằm trong chủ trương từng được loan báo vào tháng 11, theo đó, kể từ ngày 01/01/2013, công an biên phòng tỉnh Hải Nam sẽ có quyền lên tàu lục soát, chận giữ hay trục xuất tất cả tàu thuyền nước ngoài bị cho là xâm nhập "bất hợp pháp" vào vùng biển Trung Quốc.
Hiện vẫn chưa rõ được là liệu chủ trương vừa ban hành chỉ liên quan đến các khu vực ven biển chung quanh đảo Hải Nam (đích thực là của Trung Quốc) hay toàn bộ vùng biển mà Bắc Kinh giao cho Tam Sa quản lý – tức là hầu như toàn bộ Biển Đông. Theo truyền thông Trung Quốc trong thời gian qua, chính quyền trung ương sẽ gửi thêm tàu hải giám đến tăng viện cho hạm đội chịu trách nhiệm tuần tra trên Biển Đông.
Dẫu sao thì giới quan sát đang lo ngại sự cố bùng lên giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì lẽ chính quyền Việt Nam mới đây cũng loan báo thành lập một lực lượng tuần tra để bảo vệ các khu vực đánh cá của mình trên Biển Đông, và sẽ hoạt động kể từ 25/01/2013.
Ngoài ra, việc Trung Quốc đầu tư cả tỷ đô la vào việc củng cố hạ tầng cơ sở và phát triển các hoạt động kinh tế, du lịch… - đặc biệt là tại vùng Hoàng Sa và đảo Phú Lâm - đều nhằm mục tiêu áp đặt tình trạng đã rồi trên các vùng mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam và Philippines.
Theo giới phân tích, quyết định kể trên của Trung Quốc có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm lên.
Đơn vị hành chánh này, mà trụ sở chính đặt trên đảo Vĩnh Hưng (tức Phú Lâm), chỉ mới được thành lập từ tháng Sáu vừa qua, với nhiệm vụ cai quản 80% vùng Biển Đông, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Sa đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Tờ báo Trung Quốc cho biết, một số công trình xây dựng đã bắt đầu, nhưng không cung cấp chi tiết. Vấn đề là ngoài các hạ tầng cơ sở, ngân sách dành cho Tam Sa cũng sẽ được dùng để chi phí cho việc phát triển ngành đánh cá và nhất là “thực thi luật pháp” trên biển, cụ thể là mua thêm tàu tuần tra và tàu tiếp tế.
Việc mua thêm tàu nằm trong chủ trương từng được loan báo vào tháng 11, theo đó, kể từ ngày 01/01/2013, công an biên phòng tỉnh Hải Nam sẽ có quyền lên tàu lục soát, chận giữ hay trục xuất tất cả tàu thuyền nước ngoài bị cho là xâm nhập "bất hợp pháp" vào vùng biển Trung Quốc.
Hiện vẫn chưa rõ được là liệu chủ trương vừa ban hành chỉ liên quan đến các khu vực ven biển chung quanh đảo Hải Nam (đích thực là của Trung Quốc) hay toàn bộ vùng biển mà Bắc Kinh giao cho Tam Sa quản lý – tức là hầu như toàn bộ Biển Đông. Theo truyền thông Trung Quốc trong thời gian qua, chính quyền trung ương sẽ gửi thêm tàu hải giám đến tăng viện cho hạm đội chịu trách nhiệm tuần tra trên Biển Đông.
Dẫu sao thì giới quan sát đang lo ngại sự cố bùng lên giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì lẽ chính quyền Việt Nam mới đây cũng loan báo thành lập một lực lượng tuần tra để bảo vệ các khu vực đánh cá của mình trên Biển Đông, và sẽ hoạt động kể từ 25/01/2013.
Ngoài ra, việc Trung Quốc đầu tư cả tỷ đô la vào việc củng cố hạ tầng cơ sở và phát triển các hoạt động kinh tế, du lịch… - đặc biệt là tại vùng Hoàng Sa và đảo Phú Lâm - đều nhằm mục tiêu áp đặt tình trạng đã rồi trên các vùng mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam và Philippines.
Theo giới phân tích, quyết định kể trên của Trung Quốc có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét