Theo ghi nhận của AFP, Ngoại trưởng Mỹ đã được đón tiếp một cách vừa trọng thể, vừa vui vẻ, tại phi trường theo đúng tập quán của các đảo quốc. Trong chương trình dự kiến, ngoài việc tham gia Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 43 của Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương, bà Clinton sẽ có một loạt những cuộc tiếp xúc song phương.
Cùng đến đảo Cook lần này còn có Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, chứng tỏ thêm mối quan tâm của Hoa Kỳ đến một khu vực từng bị Mỹ bỏ bê trong thời gian qua.
Trả lời báo giới, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận tầm quan trọng của vùng Thái Bình Dương trong chiến lược mới của Hoa Kỳ : “Nhiều lúc, khi chúng ta nói về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chữ 'A' được xem là chữ hoa, còn chữ 'P' (Pacific – tức là Thái Bình Dương) thì lại là chữ thường. Nỗ lực chúng ta thực hiện lần này tại đây (tức là vùng Thái Bình Dương) là nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược, đạo đức, chính trị, nhân đạo rất lớn và lâu dài, trong toàn khu vực”.
Cũng theo quan chức nói trên, nhân dịp ghé đảo Cook, Ngoại trưởng Clinton sẽ công bố nhiều sáng kiến viện trợ. Theo ước tính của Viện Lowy tại Úc, từ năm 2005 đến nay, Trung Quốc đã tìm được nhiều bạn bè trong vùng này với các cam kết cấp phát hơn 600 triệu đô la tín dụng lãi suất thấp và không có điều kiện kèm theo.
Cuộc tiến công ngoại giao của Hoa Kỳ vào miền Nam Thái Bình Dương dĩ nhiên đã làm Bắc Kinh khó chịu. Ngay từ hôm qua, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã tăng cường chỉ trích chuyến viếng thăm quần đảo Cook của Ngoại trưởng Mỹ Clinton, cho rằng Hoa Kỳ đã có động thái hiếu chiến khuấy động một vùng đến nay rất yên tĩnh.
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh giá là việc bà Clinton đến đảo Cook cùng với một phái đoàn 50 người và một chiếc tàu sân bay là một hành động « không thích hợp lắm ».
Tờ báo viết : « Vùng Nam Thái Bình Dương đã được hòa bình kể từ thế chiến thứ hai, và hiếm khi bị rắc rối về vấn đề an ninh ». Theo tác giả Trung Quốc, tàu chiến không phải là những gì khu vực này đang cần, mà là « đầu tư và công nghệ - điều mà Mỹ không thể cung cấp cho họ » vì đang gặp phải khủng hoảng tài chính.
Bài viết trên Nhân đan Nhật báo đã căn cứ vào thông tin từ một số hãng tin khu vực cho biết là một tàu sân bay của Mỹ sẽ bảo đảm vấn đề hậu cần cho bà Clinton nhân chuyến ghé thăm quần đảo Cook. Một phát ngôn viên Hải quân Mỹ vào hôm qua xác nhận rằng Hàng không mẫu hạm George Washington đã rời Nhật Bản hôm 20/08 trong khuôn khổ 5 tháng công tác ở miền Tây Thái Bình Dương, nhưng từ chối xác nhận vai trò của chiếc tàu này trong chuyến thăm của bà Clinton.
Chiến dịch chinh phục các đảo quốc miền Nam Thái Bình Dương, tuy nhiên, không phải là không gặp cản lực. Theo AFP, mặc dù rất hoan nghênh mối quan tâm của Hoa Kỳ, các đảo quốc trong vùng cũng có những yêu cầu cụ thể đối với Mỹ : Trong một bản thông cáo công bố hôm qua, Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương PIF nhắc lại rằng từ năm 1946 đến 1958 Hoa Kỳ đã tiến hành 67 vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở vùng quần đảo Marshall., do đó phải có một “trách nhiệm đặc biệt” về vấn đề tẩy rửa chất phóng xạ vẫn còn hiện diện, và bồi thường cho các nhóm dân bị nhiễm xạ.
Cùng đến đảo Cook lần này còn có Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, chứng tỏ thêm mối quan tâm của Hoa Kỳ đến một khu vực từng bị Mỹ bỏ bê trong thời gian qua.
Trả lời báo giới, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận tầm quan trọng của vùng Thái Bình Dương trong chiến lược mới của Hoa Kỳ : “Nhiều lúc, khi chúng ta nói về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chữ 'A' được xem là chữ hoa, còn chữ 'P' (Pacific – tức là Thái Bình Dương) thì lại là chữ thường. Nỗ lực chúng ta thực hiện lần này tại đây (tức là vùng Thái Bình Dương) là nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược, đạo đức, chính trị, nhân đạo rất lớn và lâu dài, trong toàn khu vực”.
Cũng theo quan chức nói trên, nhân dịp ghé đảo Cook, Ngoại trưởng Clinton sẽ công bố nhiều sáng kiến viện trợ. Theo ước tính của Viện Lowy tại Úc, từ năm 2005 đến nay, Trung Quốc đã tìm được nhiều bạn bè trong vùng này với các cam kết cấp phát hơn 600 triệu đô la tín dụng lãi suất thấp và không có điều kiện kèm theo.
Cuộc tiến công ngoại giao của Hoa Kỳ vào miền Nam Thái Bình Dương dĩ nhiên đã làm Bắc Kinh khó chịu. Ngay từ hôm qua, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã tăng cường chỉ trích chuyến viếng thăm quần đảo Cook của Ngoại trưởng Mỹ Clinton, cho rằng Hoa Kỳ đã có động thái hiếu chiến khuấy động một vùng đến nay rất yên tĩnh.
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh giá là việc bà Clinton đến đảo Cook cùng với một phái đoàn 50 người và một chiếc tàu sân bay là một hành động « không thích hợp lắm ».
Tờ báo viết : « Vùng Nam Thái Bình Dương đã được hòa bình kể từ thế chiến thứ hai, và hiếm khi bị rắc rối về vấn đề an ninh ». Theo tác giả Trung Quốc, tàu chiến không phải là những gì khu vực này đang cần, mà là « đầu tư và công nghệ - điều mà Mỹ không thể cung cấp cho họ » vì đang gặp phải khủng hoảng tài chính.
Bài viết trên Nhân đan Nhật báo đã căn cứ vào thông tin từ một số hãng tin khu vực cho biết là một tàu sân bay của Mỹ sẽ bảo đảm vấn đề hậu cần cho bà Clinton nhân chuyến ghé thăm quần đảo Cook. Một phát ngôn viên Hải quân Mỹ vào hôm qua xác nhận rằng Hàng không mẫu hạm George Washington đã rời Nhật Bản hôm 20/08 trong khuôn khổ 5 tháng công tác ở miền Tây Thái Bình Dương, nhưng từ chối xác nhận vai trò của chiếc tàu này trong chuyến thăm của bà Clinton.
Chiến dịch chinh phục các đảo quốc miền Nam Thái Bình Dương, tuy nhiên, không phải là không gặp cản lực. Theo AFP, mặc dù rất hoan nghênh mối quan tâm của Hoa Kỳ, các đảo quốc trong vùng cũng có những yêu cầu cụ thể đối với Mỹ : Trong một bản thông cáo công bố hôm qua, Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương PIF nhắc lại rằng từ năm 1946 đến 1958 Hoa Kỳ đã tiến hành 67 vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở vùng quần đảo Marshall., do đó phải có một “trách nhiệm đặc biệt” về vấn đề tẩy rửa chất phóng xạ vẫn còn hiện diện, và bồi thường cho các nhóm dân bị nhiễm xạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét