Theo RFI
Biểu
tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính Makati, Manila
ngày 20/04/2012 đòi Bắc Kinh rút lui khỏi bãi Scarborough ngay lập tức.
REUTERS/Romeo Ranoco
Theo báo chí Nhà nước Trung Quốc, hôm nay 20/04/2012, thêm
một tàu hải giám thứ ba của Trung Quốc vừa được điều động đến vùng biển
đang tranh chấp với Philippines, khiến Manila lên tiếng phản đối, cáo
buộc Bắc Kinh làm cho căng thẳng leo thang.
Tân Hoa Xã loan tin là chiếc tàu hải giám hôm nay đã được gởi
đến vùng bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, để «
bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc và bảo đảm an toàn cho các ngư dân
Trung Quốc ».
Nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 124 hải lý về phía Tây, bãi đá ngầm Scarborough là khu vực mà tuần trước, tàu hải giám Trung Quốc đã ngăn không cho chiến hạm Philippines bắt giữ các tàu cá Trung Quốc, bị cho là xâm nhập khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Manila. Sau đó, tàu của Trung Quốc còn bị tố cáo sách nhiễu một tàu nghiên cứu khảo cổ học của Philippines.
Về phần Bắc Kinh thì khẳng định là chiến hạm Philippines đã quấy nhiễu các tàu cá Trung Quốc vào tránh bão tại đây. Trung Quốc cũng yêu cầu tàu nghiên cứu khảo cổ học của Philippines rời khỏi khu vực này ngay lập tức.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay tuyên bố là việc chiếc tàu hải giám thứ ba của Trung Quốc đến khu vực này là đi ngược lại nỗ lực của hai bên nhằm tìm ra một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp. Theo phát ngôn này, với hành động nói trên, Bắc Kinh đã vi phạm thỏa thuận là không làm cho tình hình trầm trọng thêm, không làm căng thẳng leo thang tại khu vực bãi cạn Scarborough.
Trang mạng của Đại học Philippines bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Manila thông báo tin trên và cho biết tin tặc Trung Quốc muốn trừng phạt Philippines tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Chính quyền Philippines cho mở cuộc điều tra.
Trang chủ của đại học Philippines www.up.edu.ph ngày 20/04/2012 đã bị xâm nhập và toàn bộ nội dung được thay thế bằng lá cờ Trung Quốc với hàng chữ « Chào mừng bạn đến với Trung Quốc ! Hoàng Nham Đảo là của chúng tôi ». Hoàng Nham Đảo là tên tiếng Hoa của vùng bãi cạn Scarborough. Đại học Philippines phải tạm đóng cửa trang chủ trên mạng và đang trên đà khôi phục lại website.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết vụ tin tặc nói trên có liên quan trực tiếp đến bế tắc về tranh chấp đang diễn ra giữa Manila và Bắc Kinh tại vùng bãi cạn Scarborough.
Nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 124 hải lý về phía Tây, bãi đá ngầm Scarborough là khu vực mà tuần trước, tàu hải giám Trung Quốc đã ngăn không cho chiến hạm Philippines bắt giữ các tàu cá Trung Quốc, bị cho là xâm nhập khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Manila. Sau đó, tàu của Trung Quốc còn bị tố cáo sách nhiễu một tàu nghiên cứu khảo cổ học của Philippines.
Về phần Bắc Kinh thì khẳng định là chiến hạm Philippines đã quấy nhiễu các tàu cá Trung Quốc vào tránh bão tại đây. Trung Quốc cũng yêu cầu tàu nghiên cứu khảo cổ học của Philippines rời khỏi khu vực này ngay lập tức.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay tuyên bố là việc chiếc tàu hải giám thứ ba của Trung Quốc đến khu vực này là đi ngược lại nỗ lực của hai bên nhằm tìm ra một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp. Theo phát ngôn này, với hành động nói trên, Bắc Kinh đã vi phạm thỏa thuận là không làm cho tình hình trầm trọng thêm, không làm căng thẳng leo thang tại khu vực bãi cạn Scarborough.
Trang mạng của Đại học Philippines bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Manila thông báo tin trên và cho biết tin tặc Trung Quốc muốn trừng phạt Philippines tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Chính quyền Philippines cho mở cuộc điều tra.
Trang chủ của đại học Philippines www.up.edu.ph ngày 20/04/2012 đã bị xâm nhập và toàn bộ nội dung được thay thế bằng lá cờ Trung Quốc với hàng chữ « Chào mừng bạn đến với Trung Quốc ! Hoàng Nham Đảo là của chúng tôi ». Hoàng Nham Đảo là tên tiếng Hoa của vùng bãi cạn Scarborough. Đại học Philippines phải tạm đóng cửa trang chủ trên mạng và đang trên đà khôi phục lại website.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết vụ tin tặc nói trên có liên quan trực tiếp đến bế tắc về tranh chấp đang diễn ra giữa Manila và Bắc Kinh tại vùng bãi cạn Scarborough.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét