Theo RFI
Phó đô đốc Alexander Pama trả lời báo chí về các hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông (REUTERS)
Cho đến hôm nay 11/04/2012 tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng
giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông, vì soái hạm Gregorio Del
Pilar của Philippines bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn trở, khi
kiểm tra tám chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đang thả neo ở ngoài khơi vùng
biển Philippines. Manila triệu đại sứ Trung Quốc đến để cảnh báo, còn
Bắc Kinh gởi kháng thư phản đối.
Hãng tin AP dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho
biết, hôm Chủ nhật 8/4 một phi cơ tuần tra của hải quân nước này đã phát
hiện tám chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đang thả neo tại một đầm phá ở
bãi Scarborough ở gần Luzon, đảo chính của Philippines. Chiến hạm lớn
nhất của Philippines là Gregorio Del Pilar được phái đến, và hôm thứ Ba
khi kiểm tra các tàu cá này, hải quân Philippines đã tìm thấy một lượng
lớn san hô, trai khổng lồ và cá mập sống, chứng tỏ ngư dân Trung Quốc đã
« tiến hành đánh bắt và thu hoạch các loài hải sản đang bị đe dọa ».
Nhưng sau đó hai tàu hải giám Trung Quốc đã đến gần, chen vào giữa soái hạm Philippines và các tàu cá Trung Quốc để ngăn chận việc bắt giữ các ngư dân vi phạm. Đến hôm nay tình hình vẫn đang bế tắc, và lực lượng tuần duyên Philippines đã gởi thêm một tàu khác đến hỗ trợ cho soái hạm.
Tối qua Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã nói chuyện điện thoại với đại sứ Trung Quốc ở Manila, bà Mã Khắc Khanh, nhấn mạnh rằng khu vực trên đây là « một phần lãnh thổ của Philippines ». Sáng nay bà Mã Khắc Khanh được triệu đến Bộ Ngoại giao Philippines nhằm tìm ra một giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên cả hai nước đều tỏ ra cứng rắn, và liên tục đưa ra lời cảnh báo phía bên kia.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân hôm nay tuyên bố : « Chúng tôi đã chính thức gởi cho Philippines kháng thư về việc chiến hạm và tàu tuần tra Philippines quấy rối tàu cá và ngư dân Trung Quốc (…) Các hành động tự cho là giữ gìn an ninh ở ngoài khơi đảo Hoàng Nham là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi Philippines không gây thêm các sự cố mới, và tạo điều kiện cho quan hệ thân hữu giữa hai nước ».
Bãi Scarborough nằm cách đảo lớn nhất của Philippines là Luzon chỉ có 124 hải lý. Manila khẳng định, vùng này thuộc chủ quyền của Philippines vì nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, được luật lệ quốc tế quy định. Còn Bắc Kinh gọi đây là đảo Hoàng Nham, cho rằng đây « là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, và vùng biển xung quanh là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc ».
Thông cáo của đại sứ quán Trung Quốc ở Manila chiều nay khẳng định: « Từ ngàn xưa, nhiều tài liệu lịch sử Trung Quốc đã chứng minh trên giấy trắng mực đen là đảo Hoàng Nham thuộc về Trung Quốc » và ra lệnh cho các chiến hạm Philippines phải lập tức rời địa điểm trên. Ngoại trưởng Philippines đã cực lực phản đối và cảnh báo « Nếu Philippines bị thách thức, chúng tôi sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của mình ».
Là con đường hàng hải chiến lược giữa vùng Á Đông, Trung Đông và châu Âu, Biển Đông còn có tiềm năng về tài nguyên dầu khí, và dồi dào hải sản. Các ngư dân đặc biệt là ngư dân Việt Nam và Philippines thường xuyên bị tàu hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu.
Philippines tìm cách tăng cường hợp tác quân sự với các nước láng giềng cũng đang phải đối đầu với tham vọng của Bắc Kinh. Tuy vậy trang bị quân sự Philippines thuộc loại yếu kém nhất châu Á, với các chiến hạm có từ thời Đệ nhị Thế chiến, còn các phi cơ thì từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Năm ngoái Washington đã cung cấp cho Manila một khu trục hạm, và có khả năng đề nghị thêm một chiến hạm nữa.
Hãng tin Pháp AFP nhận xét, Bắc Kinh luôn khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi trên toàn bộ Biển Đông, cho dù bờ biển Trung Quốc nằm rất xa so với nhiều nước láng giềng khác. Còn hãng tin Mỹ AP nhắc lại việc tranh chấp quần đảo Trường Sa với Trung Quốc đã làm cho trên 70 chiến sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng năm 1988.
Nhưng sau đó hai tàu hải giám Trung Quốc đã đến gần, chen vào giữa soái hạm Philippines và các tàu cá Trung Quốc để ngăn chận việc bắt giữ các ngư dân vi phạm. Đến hôm nay tình hình vẫn đang bế tắc, và lực lượng tuần duyên Philippines đã gởi thêm một tàu khác đến hỗ trợ cho soái hạm.
Tối qua Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã nói chuyện điện thoại với đại sứ Trung Quốc ở Manila, bà Mã Khắc Khanh, nhấn mạnh rằng khu vực trên đây là « một phần lãnh thổ của Philippines ». Sáng nay bà Mã Khắc Khanh được triệu đến Bộ Ngoại giao Philippines nhằm tìm ra một giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên cả hai nước đều tỏ ra cứng rắn, và liên tục đưa ra lời cảnh báo phía bên kia.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân hôm nay tuyên bố : « Chúng tôi đã chính thức gởi cho Philippines kháng thư về việc chiến hạm và tàu tuần tra Philippines quấy rối tàu cá và ngư dân Trung Quốc (…) Các hành động tự cho là giữ gìn an ninh ở ngoài khơi đảo Hoàng Nham là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi Philippines không gây thêm các sự cố mới, và tạo điều kiện cho quan hệ thân hữu giữa hai nước ».
Bãi Scarborough nằm cách đảo lớn nhất của Philippines là Luzon chỉ có 124 hải lý. Manila khẳng định, vùng này thuộc chủ quyền của Philippines vì nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, được luật lệ quốc tế quy định. Còn Bắc Kinh gọi đây là đảo Hoàng Nham, cho rằng đây « là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, và vùng biển xung quanh là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc ».
Thông cáo của đại sứ quán Trung Quốc ở Manila chiều nay khẳng định: « Từ ngàn xưa, nhiều tài liệu lịch sử Trung Quốc đã chứng minh trên giấy trắng mực đen là đảo Hoàng Nham thuộc về Trung Quốc » và ra lệnh cho các chiến hạm Philippines phải lập tức rời địa điểm trên. Ngoại trưởng Philippines đã cực lực phản đối và cảnh báo « Nếu Philippines bị thách thức, chúng tôi sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của mình ».
Là con đường hàng hải chiến lược giữa vùng Á Đông, Trung Đông và châu Âu, Biển Đông còn có tiềm năng về tài nguyên dầu khí, và dồi dào hải sản. Các ngư dân đặc biệt là ngư dân Việt Nam và Philippines thường xuyên bị tàu hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu.
Philippines tìm cách tăng cường hợp tác quân sự với các nước láng giềng cũng đang phải đối đầu với tham vọng của Bắc Kinh. Tuy vậy trang bị quân sự Philippines thuộc loại yếu kém nhất châu Á, với các chiến hạm có từ thời Đệ nhị Thế chiến, còn các phi cơ thì từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Năm ngoái Washington đã cung cấp cho Manila một khu trục hạm, và có khả năng đề nghị thêm một chiến hạm nữa.
Hãng tin Pháp AFP nhận xét, Bắc Kinh luôn khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi trên toàn bộ Biển Đông, cho dù bờ biển Trung Quốc nằm rất xa so với nhiều nước láng giềng khác. Còn hãng tin Mỹ AP nhắc lại việc tranh chấp quần đảo Trường Sa với Trung Quốc đã làm cho trên 70 chiến sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng năm 1988.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét