Theo RFI
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Hà Nội, 22/12/2011
REUTERS
Ông Tập Cận Bình, phó chủ tịch Trung Quốc, đã rời Hà Nội hôm nay 22/12/2011, kết thúc chuyến công du Việt Nam. Theo giới quan sát, mục tiêu không nói ra của chuyến thăm là nhằm củng cố lại quan hệ song phương, đã bị chính những hành động thô bạo gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông làm xấu đi đáng kể.
Cố gắng này đã có dấu hiệu thành công, với một loạt tuyên bố hòa dịu được đưa ra trong ba ngày qua.
Tại Hà Nội, phó chủ tịch Trung Quốc đã được tất cả các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam tiếp kiến, từ chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cho đến tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng… Các bản tin từ phía Việt Nam đều hoan nghênh chuyến viếng thăm, xem đấy là một bước phát triển tốt trong quan hệ hai bên.
Trên vấn đề Biển Đông, từng gây căng thẳng giữa hai nước sau một loạt các hành động hung hăng của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên những khu vực mà Việt Nam tuyên bố là của mình, cả hai phía đều đưa ra những lời lẽ hòa dịu, cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Theo Tân Hoa Xã, hai nước láng giềng đã « đồng ý thực thi nghiêm túc các đồng thuận và thỏa thuận đã đạt được nhằm duy trì ổn định ở Biển Đông ».
Về phần mình, Việt Nam tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật lệ quốc tế và các thỏa thuận giữa hai nước để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình.
Điểm đáng chú ý là trong buổi tiếp xúc với ông Tập Cận Bình vào sáng nay, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc lại « lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông », cho rằng hai bên đều phải « cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau » để « giải quyết thỏa đáng các vấn đề tranh chấp trên biển », trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC ký năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN.
Theo hãng tin Pháp AFP, Hà Nội và Bắc Kinh đang cố gắng duy trì đối thoại sau khi căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm vào tháng Năm và Sáu vừa qua, khi Việt Nam công khai tố cáo Trung Quốc quấy nhiễu và phá hoại tàu thăm dò dầu mỏ và đánh cá trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
Nhờ được chính quyền làm ngơ, hơn một chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra hàng tuần vào mùa hè vừa qua, trước khi bị trấn áp và nghiêm cấm. Tuy nhiên, cuối tháng Mười vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trở lại chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và lần đầu tiên công khai tố cáo Trung Quốc dùng võ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.
Sau khi rời Việt Nam, phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã qua Thái Lan tiếp tục chuyến công du Đông Nam Á của ông.
Tại Hà Nội, phó chủ tịch Trung Quốc đã được tất cả các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam tiếp kiến, từ chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cho đến tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng… Các bản tin từ phía Việt Nam đều hoan nghênh chuyến viếng thăm, xem đấy là một bước phát triển tốt trong quan hệ hai bên.
Trên vấn đề Biển Đông, từng gây căng thẳng giữa hai nước sau một loạt các hành động hung hăng của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên những khu vực mà Việt Nam tuyên bố là của mình, cả hai phía đều đưa ra những lời lẽ hòa dịu, cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Theo Tân Hoa Xã, hai nước láng giềng đã « đồng ý thực thi nghiêm túc các đồng thuận và thỏa thuận đã đạt được nhằm duy trì ổn định ở Biển Đông ».
Về phần mình, Việt Nam tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật lệ quốc tế và các thỏa thuận giữa hai nước để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình.
Điểm đáng chú ý là trong buổi tiếp xúc với ông Tập Cận Bình vào sáng nay, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc lại « lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông », cho rằng hai bên đều phải « cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau » để « giải quyết thỏa đáng các vấn đề tranh chấp trên biển », trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC ký năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN.
Theo hãng tin Pháp AFP, Hà Nội và Bắc Kinh đang cố gắng duy trì đối thoại sau khi căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm vào tháng Năm và Sáu vừa qua, khi Việt Nam công khai tố cáo Trung Quốc quấy nhiễu và phá hoại tàu thăm dò dầu mỏ và đánh cá trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
Nhờ được chính quyền làm ngơ, hơn một chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra hàng tuần vào mùa hè vừa qua, trước khi bị trấn áp và nghiêm cấm. Tuy nhiên, cuối tháng Mười vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trở lại chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và lần đầu tiên công khai tố cáo Trung Quốc dùng võ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.
Sau khi rời Việt Nam, phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã qua Thái Lan tiếp tục chuyến công du Đông Nam Á của ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét